Trung Quốc

Hơn 1.000 dư chấn sau động đất ở Tây Tạng, số liệu thương vong bị nghi ngờ

Trận động đất mạnh 6,8 độ richter xảy ra ở huyện Định Nhật, thành phố Shigatse, Tây Tạng hôm 7/1 khiến 126 người thiệt mạng và 337 người bị thương. Tính đến 12:00 ngày 9/1, đã xảy ra 1.161 dư chấn, theo phân tích chính thức, một trận động đất có cường độ 5 đến 6 độ richter có thể xảy ra trong thời gian tới. Chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ngăn cản những người tình nguyện đến khu vực thảm họa để cứu hộ. Số liệu thương vong công khai bị nghi ngờ mạnh mẽ, lời nói và hành động của các nạn dân đều bị kiểm soát chặt chẽ.

Một trận động đất mạnh 6,8 độ richter xảy ra tại huyện Định Nhật ở Tây Tạng, khiến hơn 400 người thiệt mạng và khiến hàng nghìn ngôi nhà bị sập. (Ảnh chụp màn hình)

Trận động đất ở Tây Tạng khiến hơn 400 người thương vong và hơn 1.000 dư chấn

Theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc Đại Lục như CCTVJimu News đưa tin, ngày 9/1, cuộc họp báo của Chính phủ Tây Tạng đã thông báo về một trận động đất mạnh 6,8 độ richter ở huyện Định Nhật, thành phố Shigatse, Tây Tạng có cường độ lớn và dữ dội. Tính đến 6:00 sáng ngày 9/1, trận động đất đã khiến 126 người thiệt mạng và 61.500 người bị ảnh hưởng. Tính đến 9:00 ngày 9/1, tổng số 337 người bị thương đã được điều trị và 246 người đã được xuất viện sau khi điều trị. Hiện có 91 người đang được điều trị tại bệnh viện, trong đó có 72 người bị thương nhẹ và 19 người bị thương nặng.

Theo giám sát của Trung tâm Mạng lưới địa chấn Trung Quốc, tính đến 12:00 ngày 9/1, có tổng cộng 1.161 dư chấn được ghi nhận sau trận động đất có cường độ 6,8 độ richter ở Định Nhật. Trong đó có 33 dư chấn cường độ từ 3 độ trở lên: 4 dư chấn cường độ 4 – 4,9 độ richter, và 29 dư chấn từ 3 – 3,9. Có 1.128 dư chấn dưới M3: 274 dư chấn từ ​​2 – 2,9 độ và 854 dư chấn dưới 2 độ. Trận dư chấn lớn nhất có cường độ 4,4 độ richter, cách trận động đất chính khoảng 18 km.

Chính quyền Tây Tạng công bố thông tin trong cuộc họp báo ngày 8/1 rằng, kết quả thống kê về chuỗi các địa chấn ở các khu vực lân cận kể từ năm 1950 cho thấy có 7 trận động đất có cường độ từ 6 độ richter trở lên trong phạm vi 200 km tính từ trận động đất 6,8 độ richter ở huyện Định Nhật. Ngoài ra, dựa trên đặc điểm cấu tạo địa chất khu vực lân cận, lịch sử hoạt động địa chấn, kiểu chuỗi động đất, và phân tích tổng hợp, nhận định rằng “khu vực tâm chấn có khả năng xảy ra động đất từ cấp 5 đến cấp 6 trong thời gian gần đây.”

Các nạn dân Tây Tạng hét lên trong tuyệt vọng: Mọi thứ coi như xong! Chúng ta phải làm gì đây?

Theo tin tức chia sẻ trên mạng, người dân địa phương cho biết “ĐCSTQ đã cử một lượng lớn cảnh sát vũ trang và cảnh sát chỉ để duy trì sự ổn định chứ không thực hiện bất kỳ công tác cứu hộ nào. Những người bị ảnh hưởng đang cần giúp đỡ khẩn cấp nhưng không nhận được sự giúp đỡ nào.” Theo đoạn video, nhà bị sập và đổ nát khắp nơi, nhiều ngôi nhà dân cư bị hư hại. Một người đàn ông tuyệt vọng hét lên: “Nguyên nhân là gì? Tất cả đều là động đất, mọi thứ coi như xong! Chúng ta nên làm gì đây?”


Một trận động đất xảy ra ở huyện Định Nhật, Tây Tạng, khiến hơn 400 người thương vong và khiến hàng ngàn ngôi nhà bị sập. (Ảnh chụp màn hình)

ĐCSTQ ngăn cản các đội cứu hộ tự phát và tình nguyện viên đến khu vực thảm họa để cứu trợ

Vào ngày 9/1, Sakar Tashi, một người Tây Tạng lưu vong đã đăng bài trên tài khoản X, nói rằng các hoạt động cứu trợ thiên tai hỗ trợ đồng bào ở Định Nhật có thể đã chạm đến sự nhạy cảm của chính quyền ĐCSTQ: “Các hành động cứu trợ thiên tai của người dân Tây Tạng đã khiến họ không hài lòng”.

Ông Sagar Tashi cho biết, “Chính quyền ĐCSTQ có thể lấy lý do thời tiết quá lạnh, thiếu oxy và khoảng cách xa để ngăn cản các tình nguyện viên Tây Tạng đến khu vực thảm họa để đích thân giao đồ tiếp tế”. Theo đoạn video, trong bản tin của CCTV, ông Hồng Lực (Hong Li), Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Giám đốc Cục Quản lý Khẩn cấp Tây Tạng, cho biết: “Các đội cứu hộ dân sự và các tổ chức xã hội, tình nguyện viên khác ở các khu vực không có thiên tai chưa được phê duyệt trong giai đoạn này, vì vậy vui lòng không tự ý đến khu vực thiên tai”.

Tình hình thảm họa và số liệu thương vong ở Tây Tạng bị nghi ngờ, các nạn nhân đã được kiểm soát chặt chẽ

Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin, kể từ ngày 8/1, giới chức Trung Quốc thông báo số người chết vì trận động đất ở huyện Định Nhật, Tây Tạng đã được ấn định ở mức 126 người. Nhà chức trách chưa công bố có bao nhiêu người mất tích. Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Tây Tạng thuộc Chính phủ Tây Tạng lưu vong và Cơ quan Hành chính Trung ương Tây Tạng, ông Dawa Tsering, bày tỏ sự hoài nghi mạnh mẽ về con số thương vong do chính quyền công bố. Ông cho biết, theo thông tin mà ông nắm được, hành động và phát ngôn của người dân bị nạn sau trận động đất đã bị chính quyền kiểm soát chặt chẽ.

Ông Dawa Tsering nói, “Họ chỉ có báo cáo ít đi, và chỉ là không biết họ báo cáo ít đi bao nhiêu. Người tử vong có thể không báo cáo thì không cần báo cáo, người mất tích hoặc có lẽ cơ bản coi họ như không tồn tại. Đây có lẽ là chính sách của chính quyền ĐCSTQ, cũng có thể là quan chức địa phương không muốn báo cáo nhiều. Chính quyền ĐCSTQ thắt chặt kiểm soát người Tây Tạng ở địa phương, không cho họ chụp ảnh hoặc truyền đi tin tức từ khu vực thảm họa, nếu truyền đi tin tức thì sẽ bị xử phạt, hoặc có thể sau này khi tái thiết sau thảm họa thì sẽ không được ưu đãi, v.v. Các nạn dân ở địa phương cũng không dám gửi thông tin ra bên ngoài.”

Ông cho biết khu vực bị động đất có lẽ là thời điểm lạnh nhất hiện nay. Ông nói, “Nhiều lều đã bị lực lượng cứu trợ, quân đội hoặc các bệnh viện và các cơ quan liên quan chiếm dụng, số lều phân phát cho người dân thực tế không nhiều. Ở địa phương chỉ có một số lượng lều nhất định, nhưng lại có rất nhiều người đến, mà những người này cũng cần chỗ ở. Hơn nữa, vì họ là bên phân phát, nên hiển nhiên họ ưu tiên phân phát cho chính mình trước.”

Ông cho biết: Hầu hết các ngôi nhà mà người dân Tây Tạng sinh sống đều là những ngôi nhà truyền thống rất đơn sơ. Một số được xây bằng đá xếp chồng lên nhau một cách lộn xộn, một số khác dùng đất cục hoặc đất nện đất để dựng lên. Nhà bê tông cốt thép có chi phí rất lớn, và chỉ có các tòa nhà của cơ quan chính phủ mới được xây dựng bằng bê tông cốt thép. Ở bất cứ nơi nào xảy ra động đất, nhà ở kiểu Tây Tạng đều rất dễ sụp đổ. Ngoại trừ khu vực thị trấn hoặc những gia đình có lương ổn định, họ mới có thể xây được nhà có sử dụng xi măng. Còn lại, 99% nhà của các hộ nông dân và dân du mục bình thường đều là nhà xây bằng gỗ và đất. Khi có động đất, những ngôi nhà này rất kém dễ sập.”

Cân nhắc vấn đề đô thị hóa, chính quyền Trung Quốc đã thúc đẩy các dự án định cư du mục trong 20 năm qua, do đó học giả Đài Loan Tăng Kiến Nguyên (Zeng Jianyuan) nói với VOA rằng không loại trừ khả năng thảm họa động đất nghiêm trọng có liên quan đến hiện tượng công trình xây dựng kém chất lượng.

Lý Mộc Tử

Published by
Lý Mộc Tử

Recent Posts

Ông Putin sẵn sàng gặp ông Trump “vô điều kiện”

Ông Dmitry Peskov, người phát ngôn Điện Kremlin, tuyên bố rằng Nga hoan nghênh ý…

2 giờ ago

Ông JD Vance từ chức thượng nghị sĩ

Phó Tổng thống đắc cử JD Vance sẽ từ chức thượng nghị sĩ liên bang…

2 giờ ago

Bí thư tỉnh Vĩnh Phúc bị cảnh cáo

Ông Dương Văn An bị Bộ Chính trị cảnh cáo do vi phạm gây hậu…

5 giờ ago

Bắt Trưởng ban và nguyên Trưởng ban quản lý rừng phòng hộ ở Nghệ An

Lập hồ sơ khống về trồng rừng, Trưởng ban và nguyên Trưởng ban quản lý…

6 giờ ago

Vụ AIC: Khởi tố nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT Bình Thuận

Theo cơ quan điều tra, nhiều gói thầu mua sắm của Sở GD-ĐT Bình Thuận…

6 giờ ago

[VIDEO] New York Times áp chế báo cáo về việc ĐCSTQ thu hoạch nội tạng

Từ 9 năm trước, New York Times đã áp chế loạt bài về ĐCSTQ mổ…

8 giờ ago