Kháng nghị nổ ra ở nhiều nơi trong lũ lụt tại Trung Quốc [VIDEO]

Gần đây, nhiều khu vực ở Trung Quốc xảy ra lũ lụt, sau khi người dân phát hiện ra sự mờ ám của chính quyền đã lần lượt đứng lên kháng nghị ở nhiều nơi như TP. Cáp Nhĩ Tân tỉnh Hắc Long Giang, Trác Châu và Bá Châu tỉnh Hà Bắc.

Hình ảnh ngập lụt tại Bắc Kinh (Ảnh: Weibo)

Người dân quận Song Thành tỉnh Hắc Long Giang phản kháng chính quyền đóng cửa cống

Hôm 5/8, Cục Thủy lợi của huyện Song Thành (TP. Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang) đã cử người đến thị trấn Tiền Tiến (Qianjin) để đóng cống. Người dân lo lắng việc này sẽ dẫn đến lũ lụt, do đó đến nơi để ngăn người của cục thủy lợi đóng cống.

Đoạn video cho thấy chính quyền đã điều động lực lượng vũ trang và cảnh sát đặc nhiệm, cảnh sát và thường dân đối đầu từ sáng đến tối.

Người quay video nói: “Tất cả lực lượng cảnh sát ở quận Song Thành (đều đến đây).”

“Cảnh sát đang theo dõi ở hiện trường, không để cho người dân lên trước mặt họ, chúng ta hãy xem người dân thường có thể làm gì được ĐCSTQ.”

“Cửa ải khó, hơn 100 cảnh sát, đang canh gác …”

Nhiều người chỉ vào hai quan chức của cục Thủy lợi và hét lên: “Xuống đây …”

Một video khác cho thấy người dân tiếp tục kháng nghị đến tối. Người quay video nói: “Đã hơn 8h rồi, vẫn chưa kết thúc. Lãnh đạo huyện, cục trưởng đều ở đây… sắp đóng cống, dân chúng không cho đóng, hãy nhìn xem. Cống này sắp đóng rồi, người dân sắp bị nước nhấn chìm, người dân nhảy hết vào chết đuối cho xong.”

Ngoài ra còn có video cho thấy vào tối ngày 5/8, một số người dân đã nhảy xuống nước để ngăn cản quan chức đóng cống, và người dân xung quanh theo dõi. Nhiều người kêu lên: “Có người nhảy sông…”. Không lâu sau lại có nhiều người nhảy xuống nước.

Người dân nói: “Sắp xảy ra án mạng rồi.” Còn có người dân nói rằng cảnh sát đã xịt hơi cay để xua đuổi dân chúng.

Một người tự xưng là Phó quận trưởng quận Song Thành và Giám đốc Sở Công an đã bảo dân làng rời đi, nói rằng: “Chúng tôi có đóng cống của mọi người hay không thì bây giờ chắc chắn vẫn sẽ bị ngập lụt. Mọi người phải sơ tán. Hiện giờ mọi người thể nhìn thấy tình hình nước lũ. Chắc chắn, tôi nói chắc chắn nơi này sẽ bị ngập lụt …” Dân làng hỏi: “Sơ tán, chúng tôi nên sơ tán ở đâu?”; “Sơ tán đến Điện Diêm vương! Đi chết ư?”

Vài ngày trước, lũ lụt đã xảy ra ở TP. Cáp Nhĩ Tân, TP. Mẫu Đơn Giang và những nơi khác ở tỉnh Hắc Long Giang. Khu vực đô thị Cáp Nhĩ Tân bị ngập lụt, TP. Vũ Xương và TP. Thượng Chí thuộc quyền quản lý của Cáp Nhĩ Tân bị ngập lụt. Vùng sản xuất “lúa gạo Ngũ Thường” ở TP. Vũ Xương bị ngập lụt, ruộng lúa đối mặt với tình trạng thất thu, quan chức địa phương vẫn tăng cường xả lũ hồ chứa thượng nguồn.

Người Hà Bắc phản kháng bị dùng làm nơi chứa lũ

Kể từ cuối tháng 7, Bắc Kinh xả lũ, nhiều nơi ở Bắc Kinh như như Môn Đầu Câu, Phòng Sơn đã bị ngập lụt. Thành phố cấp huyện Trác Châu thuộc quyền quản lý của TP. Bảo Định, tỉnh Hà Bắc cũng đã bị ngập lụt nghiêm trọng. Trên Internet có nhiều tin đồn rằng Trác Châu đã trở thành nơi chứa lũ để Bắc Kinh xả lũ bảo vệ thủ đô Bắc Kinh và phó đô Hùng An.

Bắc Kinh là trung tâm chính trị và kinh tế của ĐCSTQ, và việc xây dựng quận mới Hùng An là “Kế hoạch Thiên niên kỷ” do ĐCSTQ chủ trương. Ông Vương Duy Lạc (Wang Weiluo), một chuyên gia quy hoạch đất đai nổi tiếng đang sống ở Đức, nói với Epoch Times hôm 3/8 rằng lần này để bảo vệ hạ lưu Hùng An, chính quyền đã đào một khu vực chứa lũ ở Trác Châu, tỉnh Hà Bắc và chuyển hướng nước ở đó.

Một số người ở Hà Bắc đã phản đối việc sử dụng khu vực này làm nơi chứa lũ. Một đoạn video được đăng tải vào ngày 4/8 cho thấy người dân ở làng Cao Bi Điếm (Gaobeidian), thuộc quyền quản lý của TP. Bảo Định, tỉnh Hà Bắc, suốt đêm bảo vệ đê, vì họ đã bắt gặp người của chính quyền đến đào đê kè. Người quay video cho biết, bốn chiếc máy xúc đã đến và chuẩn bị đào bờ kè. Dân làng lần lượt kéo đến hiện trường, và đã xảy ra xung đột.

Một đoạn video được đăng trên Internet cho thấy vào sáng sớm ngày 2/8, cảnh sát đã cưỡng chế xả nước lũ tại một ngôi làng ở Trác Châu, dân làng đã đến phản đối nhưng bị cảnh sát xua đuổi.

Người quay video nói: “Anh em, cảnh sát đã trấn áp dân làng, dân làng không cho đào đê, nhưng họ bắt buộc phải đào, anh em ơi, sắp đào đê rồi ….”. “Cảnh sát vũ trang, cảnh sát đặc nhiệm đều vào vị trí.”

Sau đó, cảnh sát bắt đầu xua đuổi người dân canh giữ đê. Những bức ảnh được đăng trên Internet cho thấy, “Cảnh sát đặc nhiệm đã bắt giữ dân làng và cưỡng chế đào cống để xả lũ. Dòng sông ngay lập tức nhấn chìm toàn bộ ngôi làng. Tuy nhiên chính quyền lại công bố ra bên ngoài rằng đê kè đã tự nhiên vỡ, bỏ Trác Châu và bảo vệ Bắc Kinh.”

Vào tháng 8/2023, cư dân mạng cho biết một ngôi làng ở Trác Châu, tỉnh Hà Bắc bị buộc phải xả lũ vào. (Ảnh chụp màn hình)

Một đoạn video được đăng tải trên mạng cho thấy vào nửa đêm ngày 1/8, chính quyền đã cử người bí mật đào bờ kè phía tây của cầu làng Hà Từ thuộc trấn Bạch Câu, TP. Trác Châu, người dân phát hiện hỏi người của chính quyền:

“Anh dựa vào văn kiện nào để đào chỗ này của chúng tôi?” 

“Từ xưa đến nay chỗ này không phải là khu vực phân lũ.” 

“Mũi tên nói khu vực xả lũ, chỗ đó còn chưa mở cống… chỗ này đã có kế hoạch mở xả lũ, tại sao chỗ đó lại không đào?” 

“Lãnh đạo, đào trộm là có ý gì?” 

“Dân làng tại hiện trường đã đối đầu với cảnh sát.”

Người dân ở Bá Châu tỉnh Hà Bắc phản đối chính quyền tuyên bố sai sự thật

Người dân ở Bá Châu, tỉnh Hà Bắc đã kháng nghị trước tòa nhà chính phủ do chính quyền tô vẽ che đậy thảm họa.

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) hôm 4/8 đưa tin về lũ lụt ở nhiều nơi ở phía bắc, khi đề cập đến thảm họa ở Bá Châu, tỉnh Hà Bắc, họ nói rằng một số ngôi làng “bị ảnh hưởng bởi lượng mưa lớn”, bị “ngập nước” “nhiều người bị mắc kẹt”, lính cứu hỏa đã tiến hành “cứu hộ khẩn cấp kéo dài 12 giờ”... Cùng ngày, cư dân mạng Bá Châu tức giận tố cáo CCTV đưa tin sai sự thật: “Chỗ chúng tôi là bị xả lũ, chứ không phải mưa lớn!” và yêu cầu “Hãy cho người dân Bá Châu chúng tôi một lời giải thích!”

Vào sáng ngày 5/8, dân làng địa phương đã đến trụ sở chính quyền thành phố để phản đối. Tại hiện trường treo một biểu ngữ: “Trả nhà cho tôi, rõ ràng là do xả lũ gây ra, nhưng lại nói là do mưa”. Một số lượng lớn người mặc đồ đen đã đến hiện trường để duy trì ổn định, và xảy ra xung đột kịch liệt với người dân.

Đoạn video cho thấy một nhóm đàn ông mặc đồ đen cầm  khiên của cảnh sát và đánh dân làng. Một người phụ nữ là người trong làng Đông Dương Trang nói với Epoch Times rằng hàng ngàn người đã đến hiện trường. Vào thời điểm đó, chính quyền không có nhân sự phù hợp để đàm phán với dân làng về các vấn đề như bồi thường cho người dân thường.

Khoản cứu trợ của hội chữ thập đỏ Bắc Kinh bị nghi ngờ chuyển từ tay này sang tay kia, cư dân mạng phản đối bằng cách quyên góp 0,01 tệ

Trong danh sách quyên góp quần áo do Hội Chữ thập đỏ Bắc Kinh công bố vào tháng 7, Công ty TNHH trang phục Ngũ Mộc (Wumu) Bắc Kinh đã quyên góp quần áo cho Hội Chữ thập đỏ tổng trị giá là 1,5 triệu nhân dân tệ. Trong số đó có 4.640 chiếc quần tây và 1.920 bộ vest, điều này cũng thu hút sự chế giễu của dân chúng. Cư dân mạng đùa rằng: “Những người bị ảnh hưởng bởi thảm họa có cần mặc vest và quần tây không?”; “Sẽ ‘hoàn hảo’ hơn nếu quyên góp thêm vài đôi giày da.”

Danh sách quyên góp quần áo được Hội Chữ thập đỏ Bắc Kinh nhận vào tháng 7 bao gồm 4.640 chiếc quần tây và 1.920 bộ vest, điều này cũng thu hút sự chế giễu của dân chúng. (Nguồn: Weibo)

Vì Công ty Ngũ Mộc nói trên đã quyên góp gần 3 triệu bộ quần áo trong hai lần, và tất cả đều quyên góp một số quần áo không hợp tình hình thực tế, hiện đang có những cuộc thảo luận sôi nổi trên Internet và nhiều người đã đặt câu hỏi: “Liệu đây có phải là hình vi chuyển từ tay nọ sang tay kia?” 

Khi làn sóng chế giễu này tiếp tục lên cao, cư dân mạng đã lần lượt hành động, quyên góp 0,01 nhân dân tệ để “phản đối” Hội Chữ thập đỏ Bắc Kinh.

Cư dân mạng lần lượt hành động, quyên góp 0,01 nhân dân tệ để “phản đối” Hội Chữ thập đỏ Bắc Kinh. (Ảnh chụp màn hình)

Mặc dù Hội Chữ thập đỏ Bắc Kinh gọi hành động này là “quyên góp ác ý” và điều chỉnh số tiền quyên góp tối thiểu là 1 nhân dân tệ, và đã cố gắng ngăn chặn làn sóng “phản đối” này. Nhưng điều mà Hội Chữ thập đỏ Bắc Kinh không ngờ tới là động thái này không có tác dụng gì, và một số lượng lớn người đã tiếp tục “ném 1 nhân dân tệ” để chế nhạo Hội Chữ thập đỏ một lần nữa.

Cư dân mạng liên tiếp nói:

“Đóng góp là tự nguyện, nhưng bây giờ họ đã tăng số tiền quyên góp nhỏ nhất lên. Đây không phải là đang lừa người dân sao?”

“Hội chữ thập đỏ cuối cùng đã hiểu ra, đang chơi trò vận dụng đầu óc? Hãy xem cư dân mạng tiếp chiêu thế nào?”, cư dân mạng phản hồi.

“Một chính quyền làm đến mức độ thế này, chỉ có thể nói là xem thế là đủ rồi.”

Theo Bách khoa toàn thư Baidu, Công ty TNHH Trang phục Ngũ Mộc Bắc Kinh được thành lập năm 1995 với số vốn đăng ký là 56,86 triệu nhân dân tệ, liên kết với 11 công ty. Đại diện hợp pháp của công ty này là, Quý Liên Húc (Ji Lianxu), cũng là thành viên điều hành của Hội Chữ thập đỏ Bắc Kinh.

Trong danh sách thành viên điều hành của Hội Chữ thập đỏ Bắc Kinh có tên của Quý Liên Húc (khoanh đỏ). (Ảnh chụp màn hình)

Trí Đạt (t/h)

Trí Đạt

Published by
Trí Đạt

Recent Posts

Bà Chủ Xuyên Việt Oil bị đề nghị mức án 30 năm tù

Bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh - Giám đốc kiêm Chủ tịch Công ty Xuyên…

2 giờ ago

Biểu tình ôn hòa chống NATO biến thành bạo động tại Montreal, Canada

Các cuộc biểu tình chống NATO và ủng hộ Palestine đã nhanh chóng bùng phát…

2 giờ ago

Quảng Nam: Một điểm trường vừa khánh thành bị sập do đồi sạt lở

35 trẻ mẫu giáo và tiểu học hiện phải quay về điểm trường cũ đã…

3 giờ ago

Iran công bố động thái hạt nhân mới

Iran đã hiện thực cam kết mở rộng chương trình hạt nhân nhằm đáp trả…

3 giờ ago

Mưa lũ, sạt lở, nhiều nơi ở Quảng Ngãi, Bình Định bị chia cắt

Mưa lớn khiến một số nơi ở hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định bị…

4 giờ ago

Đi tiểu nhiều, ù tai là triệu chứng thận hư, xoa bóp có thể cải thiện triệu chứng

Y học cổ truyền Trung Hoa thường nói rằng “nuôi thận là nuôi dưỡng sự…

4 giờ ago