Nhiều nơi ở Trung Quốc bị ngập lụt nghiêm trọng, trong khi người dân địa phương nói rằng ngập lụt ở Bắc Kinh và Hà Bắc là do chính quyền xả lũ không báo trước, thì CCTV của ĐCSTQ lại đưa tin nói rằng là do mưa lớn khiến Bá Châu tỉnh Hà Bắc ngập lụt, làm người dân tức giận và tập trung phản đối, từ đó xảy ra xung đột với cảnh sát.

p3370661a10901495 ss
Hình ảnh cho thấy cổng trường Cao đẳng Kỹ thuật Trác Châu ngập trong nước (Ảnh từ Weibo)

Bắc Kinh xả lũ mà không báo trước, nhiều thôn làng bị cuốn trôi hoàn toàn

Vào ngày 3/8, bà Cao Du (Gao Yu), một phóng viên và nhà báo độc lập ở Bắc Kinh, đã tweet rằng hơn 200 người đã chết chỉ riêng ở Môn Đầu Câu do mưa lớn ở Bắc Kinh, nhỏ nhất là trẻ mới 4 tuổi. Một số nội dung trò chuyện cho thấy:

“Môn Đầu Câu đã cắt tín hiệu để ngăn phát sóng trực tiếp.”

“Nhiều người đã chết, nằm la liệt trên mặt đất, còn có đứa trẻ 4 tuổi”.

“[Thi thể] khắp nơi, hiện có hơn 200 thi thể, và tôi thấy 3 đứa trẻ… treo trên cây không có ai quan tâm.”

“Tôi muốn kéo chúng xuống và để chúng nằm phẳng và đậy lại, nhưng dòng nước chảy quá nhanh không đi qua đó được.”

p3370501a398405196
Nội dung trò chuyện trực tuyến: Hơn 200 người chết ở Môn Đầu Câu, thi thể khắp nơi, người nhỏ nhất là 4 tuổi. (Ảnh chụp màn hình)

Về vấn đề này, một số cư dân mạng giận dữ nói:

“Mỗi tin nhắn bình luận đều là một nỗi đau của người dân thường, số phận bi thảm của một gia đình là một tội trạng của ĐCSTQ!”

“Lúc nào cũng vậy, không thông báo trước, nửa đêm xả lũ chết cả làng.”

Chế độ ĐCSTQ gây họa loạn cả trăm năm nay, những điều này chẳng là gì cả. “

Một số cư dân mạng than thở:

“Nếu không phải vì con cái họ, thì dù có bao nhiêu cái chết cũng chỉ là một con số thống kê! Họ sẽ không để tâm đến điều đó, than ôi! Những người dân Trung Quốc cần cù xứng đáng có một chính phủ tốt hơn!”

“Mặc dù nó (ĐCSTQ) ác như vậy, vẫn có rất nhiều rau hẹ (chỉ người dân) kiên quyết ủng hộ nó, trách ai đây?”

Một đoạn video được đăng trên Internet vào ngày 1/8 cho thấy, “Toàn bộ ngôi làng Đinh Gia Than ở Môn Đầu Câu, Bắc Kinh bị nhấn chìm!” Trong video, một ngôi làng với phạm vi rất rộng bị con sông lớn do nước lũ hình thành bao phủ, nước lũ chảy xiết đang cuồn cuộn chảy qua, trên mặt nước chỉ có một khung đình được cho là cổng làng đang dựng đứng trong nước, còn lại đều không nhìn thấy có mái nhà hoặc thậm chí là một ngọn cây lớn. Trên đoạn đường ngập một nửa, người đàn ông quay video than thở rằng nghiêm trọng quá, không có đường đi qua, ngôi làng “đã không còn” “hoàn toàn lạnh lẽo”.

Một đoạn video ngày 3/8 cho thấy bên cạnh đống đổ nát của một ngôi làng bị lũ cuốn trôi ở đoạn đường Đàm Vương, Môn Đầu Câu, Bắc Kinh, nước lũ vẫn đang chảy xiết, chỉ còn lác đác vài ngôi nhà, những ngôi nhà bị nước phá hủy và những chiếc xe ướt sũng đã được nhìn thấy, có thể mơ hồ thấy rằng toàn bộ ngôi làng đã bị phá hủy và nó đang ở trong một mớ hỗn độn. “Hãy nhìn ngôi làng đã biến mất!”, người quay video nói.

Hôm 4/8 ông Kim, một cư dân Bắc Kinh lớn lên ở Môn Đầu Câu, đã phân tích với Epoch Times rằng thiệt hại do lũ lụt gây ra là do việc xả lũ của nhiều hồ chứa.

Ông giải thích, hồ chứa lớn nhất ở Môn Đầu Câu là hồ chứa Trai Đường, ngoài ra còn có hồ chứa Tam Gia Điếm, Vĩ Điện Câu và An Tử, còn có rất nhiều đập, “có đập thì có thể tích nước, nước là tiền, nước lại có thể phát điện”.

Mẹ của ông Kim sống ở trung tâm quận Môn Đầu Câu, nơi có địa hình tương đối cao, ông cho biết: “Về cơ bản không có thiệt hại nào trong trận lũ lụt, không có thiệt hại về tài sản hay người, nhưng nước và điện bị cắt . Vì gần chính quyền huyện nên ngày nào cũng có xe chở nước đưa nước tới.”

Vì sao lũ lớn như vậy? Ông Kim cho rằng: “Chỉ có một điều, khi đó không biết rằng mưa lớn như thế, dự báo thời tiết chính thức đã không chính xác”.

“Mấy hôm trước có thông báo không có mưa lớn, chính quyền không nỡ xả nước trước. Kết quả là ban ngày mưa lớn cả một ngày, các hồ nước chịu không được, và họ đã xả nước.”

Ông Kim nói: “Nhưng chính quyền có chủ ý, không phải là xả từng hồ chứa một,  mà là nhiều hồ chứa và vài con đập cùng xả nước, với sức cuốn của nước như thế, xả thẳng từ trên xuống, nước lũ chảy xuống dưới núi thì thứ gì cũng bị cuốn sập.”

Vào lúc 20:00 ngày 31/7, CCTV đưa tin rằng quận Môn Đầu Câu, nằm ở lưu vực sông Vĩnh Định, đã hứng chịu thảm họa tồi tệ nhất, liên lạc điện thoại di động ở 5 thị trấn đã bị cắt, chỉ có thể liên lạc với điện thoại vệ tinh khẩn cấp và điện ở một số khu vực cũng bị cắt.

Sau khi lũ lụt ập đến, tờ Nhật báo Thanh niên Bắc Kinh đưa tin, ít nhất 107 con đường núi ở Bắc Kinh đã bị đóng cửa, 301 con suối trên núi bị đóng cửa, 4.069 công trường xây dựng phải tạm dừng thi công, tất cả các danh lam thắng cảnh và nhà ở nông thôn ở Bắc Kinh đều bị đóng cửa.

Một số video cho thấy mực nước sông Vĩnh Định dâng cao, nhấn chìm một số con đường ở Môn Đầu Câu, một số ngôi nhà và phương tiện bị cuốn trôi.

Bỏ Trác Châu để cứu Bắc Kinh?

Hôm 3/8, có nội dung trò chuyện cho thấy thông báo mới nhất của Trác Châu cho biết: “Khu vực phía đông Đại lộ Đằng Phi: Xin hãy dừng cứu hộ! Hãy rút đến khu vực an toàn để chờ lệnh, chuẩn bị nghỉ ngơi! Các tình nguyện viên trên thuyền vui lòng thông báo cho đội cứu hộ rằng có đợt xả lũ thứ 2 ở phía trước, chú ý an toàn! Đã bắt đầu xả lũ”.

Một người được cho là người trong cuộc đã đăng bài viết nói rằng bố của anh ta vừa chạy thoát ra khỏi khu vực thành phố, hiện tại trong nội thành bây giờ rất thảm, lấy một ví dụ cảm động là “em bé lơ lửng trên tấm ván gỗ, bố mẹ không biết bị nước lũ cuốn đi đâu. ..”, bây giờ “tôi không biết bao nhiêu người chết, những lời này của tôi không phải là để cố tạo ra sự hoảng loạn, đây là sự thật”.

“Người ta nói rằng thức ăn ngâm trong lũ không thể ăn uống, nhưng bạn có biết rằng hiện giờ đói đến mức phải vớt từ dưới nước lên để ăn không?” Người trong cuộc nói rằng bố và đồng nghiệp của anh ta đã đói trong 3 ngày, vớt chút đồ ăn dưới nước lên và chia cho người khác một ít, người đó chỉ tiếc rằng không thể quỳ xuống ngay tại chỗ (vì đang ngập) để cảm ơn. “Tôi không biết tại sao tôi chia sẻ điều này, nhưng tôi cảm thấy đây là điều mà tất mọi người không thể chịu được khi nhìn thấy”.

p3370741a551211531 ss
Trác Châu thông báo đợt xả lũ thứ hai sẽ ngừng cứu hộ, và những người trong cuộc cho biết họ không biết bao nhiêu người sẽ chết. (Ảnh chụp màn hình)

Về vấn đề này, một số cư dân mạng bình luận:

“Lũ lụt là thiên tai, nếu xả lũ không thông báo để sơ tán, không bố trí chỗ ở tốt thì đây là chính là nhân họa (thảm họa do con người gây ra).”

“Từ góc độ cứu trợ cứu nạn mà xét thì hoàn toàn không hiểu được Chính phủ Trung Quốc đang chơi trò thiểu năng gì, nhưng từ góc độ cố ý giết người mà xét thì lại tương đối có logic!”

“Hôm nay không phản kháng, ngày mai lại tiếp tục bị nhấn chìm!” 

Trác Châu ở Hà Bắc bị thiên tai nặng nề, dân chúng kêu ca khắp nơi. Theo báo cáo của TVBS News hôm 3/8, người dân ở Trác Châu, tỉnh Hà Bắc hiện đang chìm trong nước, độ sâu nước lên đến 6 mét và tình hình tương đối nghiêm trọng. Khi dân chúng bất bình, chính quyền vì để bảo vệ thủ đô Bắc Kinh khỏi thiên tai, đã xả lũ từ hồ chứa Phòng Sơn bên ngoài Đường vành đai 6 đến khu vực lân cận thuộc Trác Châu, tỉnh Hà Bắc, khiến cho nhiều người không kịp sơ tán, quê nhà của họ trở thành một vùng nước mênh mông.

Bà Lý Na, phó giám đốc Sở Tài nguyên nước tỉnh Hà Bắc, cho biết mưa lớn do hoàn lưu của cơn bão Doksuri đã đổ bộ mạnh vào Trác Châu ở Hà Bắc. Để phân lũ, Hà Bắc đã liên tiếp mở 7 khu tích lũ và chứa lũ, phải mất một tháng nước trong các khu chứa lũ của Hà Bắc mới rút hết, 300 đến 400 triệu mét khối nước sẽ đi qua Trác Châu.

Theo video được chia sẻ trên mạng có thể thấy lượng mưa lớn ở huyện Lai Thủy, tỉnh Hà Bắc vào ngày 1/8 đã gây ra lũ lụt trên núi và một số ngôi làng ở thị trấn Dã Tam Pha đã bị mất liên lạc. Một đoạn video khác cho thấy những tòa nhà thấp trong làng bị lũ nhấn chìm, phần thân chính của một tòa nhà xưởng bị nhấn chìm, chỉ còn biển hiệu lộ ra khỏi mặt nước.

Một cư dân mạng đã đăng một tin nhắn cầu cứu vào ngày 3/8, nói rằng gia đình anh ấy sống ở Tây Pha Căn, làng Thang Gia Trang, thị trấn Triệu Các Trang, huyện Lai Thủy và đã mất liên lạc hơn 4 ngày. Hầu hết các ngôi nhà của người dân địa phương đều được xây dựng dựa vào núi, nhiều ngôi làng nhỏ trên núi bị ngập lụt, cầu bị cuốn trôi, không có tín hiệu, không có nước, không có điện và họ đang ở trong tình trạng mất liên lạc, hy vọng họ được giải cứu.

Từ ngày 4/8, lũ ở Trác Châu đã rút, nhưng xác động vật, gia súc, xe cộ và rác vẫn còn ngổn ngang trên đường phố.

p3371461a593153532 ss

p3371481a877518716 ss

  • Video: Đoạn đường ở Trác Châu (tỉnh Hà Bắc) trước và sau khi lũ ập đến:

“Xả lũ nhưng lại nói là do mưa”, người dân Hà Bắc phản đối CCTV

Nhiều nơi ở Hà Bắc bị lũ lụt và xả lũ nhiều lần, một vùng rộng lớn của Bá Châu bị ngập lụt. Tuy nhiên, vào ngày 4/8, CCTV đã tô vẽ thêm cho tình hình thiên tai, nói rằng một số ngôi làng ở Bá Châu “bị ảnh hưởng bởi mưa” và sau đó bị “ngập nước”.

Một cư dân mạng tự nhận đến từ Bá Châu cho biết, 47 ngôi làng ở khu vực xả lũ Bá Châu đang phải hứng chịu trận lũ tồi tệ nhất trong 60 năm qua: “Vì chúng tôi là khu vực xả lũ nên tất cả nước từ thượng nguồn đều dồn vào làng của chúng tôi”. Hiện giờ “Nhà xưởng không còn, gà vịt ngỗng nuôi đều mất sạch, còn có rất nhiều lợn nữa, bao nhiêu người mất hết của cải cả đời làm lụng vất vả tích góp.” Bá Châu chịu ảnh hưởng bởi thiên tai không kém Trác Châu.

Nhiều cư dân mạng Weibo bày tỏ sự thất vọng trước tường thuật của CCTV:

“Tôi là người Bá Châu, Hà Bắc, và thật ớn lạnh khi thấy CCTV đăng như thế này.”

“Có phải là xả lũ nhưng không muốn bồi thường?”

“Xả lũ nói là mưa tích nước, bao nhiêu người vô gia cư, bao nhiêu người không có cái ăn, không có điện nước, mùa màng sắp thu hoạch nhưng bị nước lũ nhấn chìm hết. Họ chỉ nói câu mưa tích nước dẫn đến ngập là xong chuyện, thật ớn lạnh!”

Tuyên truyền giả dối này đã khiến người dân địa phương bất mãn. Ngoài việc bày tỏ sự bất mãn trên mạng, một lượng lớn người dân đã đến trước trụ sở chính quyền thành phố để phản đối vào sáng ngày 5/8.

Xung đột đã nổ ra giữa cảnh sát và người dân. Các quan chức sau đó tuyên bố rằng thảm họa là do xả lũ và tuyên bố rằng họ sẽ bồi thường. Nhưng người dân địa phương lo lắng rằng số tiền đền bù có thể không đến được với các nạn nhân.

Phóng viên tức giận mắng chửi quan chức Trác Châu: Các người chết thì người dân sẽ đặt hoa chúc mừng

Hôm 5/8, người dùng Twitter “rm–fr” đã đăng hai bức ảnh chụp màn hình nhóm bạn của phóng viên Tuần báo Phương Nam Trịnh Thạc (Zheng Shuo) mô tả tình hình hiện tại ở Trác Châu, Hà Bắc. Trịnh Thạc nói rằng một bí thư thị trấn ở Trác Châu đã “từ chối khoản đóng góp của chúng tôi” vì một lý do đơn giản: “Ông ấy không muốn chúng tôi can thiệp vào việc thực hiện, muốn khóa kho lớn của ông ấy”. Nhưng đêm hôm sau, “Tôi nhận được yêu cầu giúp đỡ từ địa phương và 5.000 người không có đồ ăn. Tôi có tất cả các bản ghi âm.”

“Tôi chỉ muốn nói, cán bộ các cấp trong thành phố Trác Châu, chỉ cần các người còn có chút nhân tính, thì không thể làm ra những việc này.” Trịnh Thạc mắng, “Thời gian 2 ngày, các kiểu quyên góp đều bị từ chối, từ phó bí thư thành ủy đến cái gọi là phó chỉ huy trưởng, bí thư thị trấn, mỗi một quan chức đứng đầu các cơ quan đều tấu một điệu giống nhau, nói các người là súc sinh thì là quá đề cao mọi người, đối ngoại thì lừa quyên góp, đối nội thì không phát cứu trợ, cái gì mà gì cũng không biết chỉ biết trung thành với đảng”.

“…các người chết rồi không ai đau xót đâu, cầm thú không bằng, thiên tai còn không bằng nhân họa”. Trịnh Thạc viết, “Cán bộ thành phố Bảo Định trong vòng tròn bạn bè hãy nhìn xem, đồng liêu của các vị, chết rồi thì người dân sẽ tặng hoa chúc mừng. Các kênh truyền thông có thể tự đi phỏng vấn, tôi nói đều là sự thật.”

p3371231a831347082 ss
(Ảnh chụp màn hình)

Về vấn đề này, một số cư dân mạng tức giận nói:

“Đừng xúc phạm cầm thù, cầm thú còn có tình cảm hơn chúng.”

“Các nơi cũng kiểu đức hạnh như thế này, chính quyền không có pháp luật, không có [tự do] truyền thông, không có sự ràng buộc, người dân sống được đều là may mắn”.
Có cư dân mạng lo lắng: “Liệu phóng viên này có biến mất như Trương Triển và những người khác không?”

Một số cư dân mạng cũng than thở:

“Ngày xưa nhà báo là một nghề cao quý. Đến thời ông Tập mà vẫn còn những nhà báo có lương tâm như vậy, thật đáng quý.”

“Báo chí chuyên nghiệp có lương tâm thì làm không được. Chỉ có một số ít những nhà báo như vậy ở Trung Quốc, hầu hết các phương tiện truyền thông đều sẵn sàng trở thành tay sai chính trị và nhận chút thức ăn cho chó từ lãnh đạo”.

Trong khi Trác Châu lũ lụt, lãnh đạo ở Trung Nam Hải đi Bắc Đới Hà nghỉ mát

Hôm 3/8, Thái Kỳ, Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ và Bí thư Ban Bí thư của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, đã đến thăm các chuyên gia trong kỳ nghỉ hè ở Bắc Đới Hà, theo báo cáo của Tân Hoa Xã, và ông là được ông Tập Cận Bình ủy thác để đến đó. Ông Thái Kỳ nói rằng việc tổ chức các hoạt động nghỉ dưỡng dành cho chuyên gia “có ý nghĩa đặc biệt.” Theo báo cáo, Thái Kỳ đã không đề cập đến lũ lụt lớn hiện nay.

Ông Thái Kỳ đã gặp gỡ các chuyên gia đi nghỉ ở Bắc Đới Hà, có nghĩa là các nhà lãnh đạo hàng đầu của ĐCSTQ đã bắt đầu đi nghỉ ở khu nghỉ mát bên bờ biển để chuẩn bị cho cuộc họp ở Bắc Đới Hà, mặc dù các khu vực rộng lớn của Bắc Kinh và Hà Bắc vẫn đang chìm trong nước.

Diệp Tri Thu, một người hoạt động trong ngành truyền thông sống ở New Zealand, ngày 4/8 nói với The Epoch Times rằng ĐCSTQ luôn coi sinh mạng con người không là gì cả. Các quan chức cấp cao của đảng chưa bao giờ đặt nhân dân vào mắt, đối với họ, quyền lực quan trọng hơn.

Diệp Tri Thu nói rằng mặc dù cuộc họp Bắc Đới Hà là một cuộc họp không chính thức, nhưng đây là một trong những cuộc họp quan trọng nhất trong ĐCSTQ. Các cựu chiến binh ĐCSTQ và các quan chức cấp cao hiện tại sẽ tập trung tại Bắc Đới Hà để thương lượng và đạt được thỏa thuận về một số vấn đề chính trị lớn.

“Vì vậy, đây là cuộc họp quan trọng nhất liên quan đến tranh giành quyền lực nội bộ, phân chia quyền lực và sắp xếp nhân sự trong ĐCSTQ.” Ông phân tích, “Đối với những quan chức cấp cao của ĐCSTQ, những người coi quyền như mạng, thì cần phải tham dự cuộc họp ở Bắc Đới Hà. Vì vậy, bất kể tai họa nào xảy ra với người dân vào lúc này, họ sẽ không coi trọng nó.”

Diệp Tri Thu cũng nói rằng đã có những bức ảnh lan truyền trên Internet về một số nhà lãnh đạo kế nhiệm của ĐCSTQ đã đến thăm khu vực thảm họa để kiểm tra tình hình thảm họa, nhưng sự tập trung của mọi người vào vấn đề này là sai.

“Họ có đi hay không thực sự không quan trọng lắm. Mấu chốt là xem người ra quyết định đằng sau anh ta, liệu người đó có thực sự chú ý đến vấn đề này hay không,” Diệp Tri Thu đưa ra ví dụ như năm 1998, khi sông Dương Tử bị lũ lụt ở Trung Quốc, Giang Trạch Dân, khi đó là lãnh đạo của ĐCSTQ, thay vì quan tâm tới lũ, ông ta xuất hiện tại chỗ như một màn trình diễn, “trên thực tế ông Giang là kẻ xấu xa nhất trong số các nhà lãnh đạo trước đây của ĐCSTQ, và trong số những người gần đây ông ta là người liều lĩnh nhất.”

Ông nói: “Trong trận lụt năm 1998, ông [Giang] đã ra lệnh phòng thủ nghiêm ngặt. Vào thời điểm đó, lực lượng chính chống lũ lụt là quân đội, binh lính và cảnh sát vũ trang. Ông ta coi đây là cơ hội tốt để thử lòng trung thành của quân đội ĐCSTQ đối với bản thân mình, nên hạ lệnh phòng thủ nghiêm ngặt, trên thực tế những người lính trẻ tuổi đó đều dùng mạng sống để trả giá, tổn thất lúc đó rất lớn.”

“Nhưng nhiều người chỉ nhìn vào bề ngoài, và ĐCSTQ sẽ sử dụng rất nhiều tuyên truyền để lừa dối lòng người,” Ông nói. “Nếu mọi người nhìn từ góc độ này và nghĩ rằng tốt hơn là nên có mặt tại vùng thảm họa, thì họ cũng có thể đang bị lừa dối. Tất nhiên, đây không nói là các nhà lãnh đạo không đi là đúng, nhưng chúng ta không nên tập trung vào nó.”

Theo ông, “Cội rễ của mọi thảm họa ở Trung Quốc đều xuất phát từ sự tà ác của chính ĐCSTQ. Bất kể ai nắm quyền, chừng nào ĐCSTQ còn nắm quyền, thì sự đau khổ của người dân Trung Quốc sẽ không chấm dứt.”

Trí Đạt (t/h)