Kịch đã khai màn, Thường ủy viên Bộ Chính trị TQ Trương Đức Giang khó “hạ cánh” an toàn

Từ ngày 28/9 – 4/10, trong chưa đầy một tuần, tờ Sing Pao (Hồng Kông) 4 lần liên tiếp đăng bài bình luận công kích ông Trương Đức Giang. Việc một tờ báo thân Trung Quốc làm ra những động thái bất thường như vậy cho thấy Trung Nam Hải đang có một trận chiến quyền lực tại cao tầng, ông Trương Đức Giang khó có thể “hạ cánh” an toàn.

Nội dung chỉ trích của Sing Pao bao quát nhiều vấn đề về Thường ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kiêm Trưởng phòng Công tác Hồng Kông Ma Cao Trương Đức Giang: che giấu dịch SARS từ thời kỳ còn nắm quyền ở Quảng Đông, liên quan đến việc thu mua làm lợi bất hợp pháp Công ty Hàng Không Thâm Quyến, thực hiện nhiều chính sách sai lầm dẫn đến Phong trào Chiếm Trung tâm. Ngoài ra, Sing Pao còn chỉ trích ông Trương Hiểu Minh, Chủ nhiệm Phòng Liên lạc Hồng Kông Trung Quốc và Trưởng đặc khu Lương Chấn Anh, gọi nhóm người này là “bè lũ bốn tên loạn Hồng Kông”, dưới sự bảo hộ của ông Trương Đức Giang đã sử dụng đủ mọi biện pháp để tập trung quyền lực.

Một người giấu tên cho VOA (Mỹ) biết, nội dung mà Sing Pao đề cập không có gì mới, nhưng việc một tờ báo thân Trung Quốc lên giọng chỉ trích từ Trương Hiểu Minh, Lương Chấn Anh cho đến Trương Đức Giang là việc khiến mọi người quan tâm.

Ngày 7/10, trang Bác Tấn (Boxun) ở hải ngoại đăng bài phân tích nguyên nhân vì sao ông Tập Cận Bình lại đánh động ông Trương Đức Giang.

Bài viết cho biết nhân tố tranh đấu quyền lực có biểu hiện khá rõ ràng. Ông Trương Đức Giang đang là 1 trong 7 Thường ủy viên Bộ Chính trị, lại liên tục khiêu chiến với ông Tập Cận Bình. Ngay lần họp Ủy ban Thường vụ đầu tiên, ông Trương Đức Giang đã đề nghị thực hành chế độ tập thể quyết định quyết sách, thể hiện rõ sự bất mãn đối với việc ông Tập Cận Bình tập trung quyền lực.

Về việc này, ông Trình Kinh Vĩ, nhà quan sát thời sự chính trị độc lập tại hải ngoại nhận định: Ông Trương Đức Giang đề nghị như vậy thực chất là muốn quay lại như thời Hồ – Ôn, mỗi Thường ủy viên có một phiếu. Ông Tập Cận Bình dĩ nhiên không thể chấp nhận chuyện này. Đằng sau nguyên nhân thúc đẩy ông Trương Đức Giang rất có thể là ý muốn của cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân. Ông này muốn rải đường cho việc điều khiển chính trị từ xa, muốn biến ông Tập Cận Bình thành phiên bản của ông Hồ Cẩm Đào bị khống chế quyền lực.

Bài viết còn chỉ ra, sau thời đại của ông Đặng Tiểu Bình, trong suốt thời kỳ ông Giang Trạch Dân và ông Hồ Cẩm Đào cầm quyền, nắm quyền Phòng Công tác Hồng Kông Ma Cao đều là những người có nhiều âm mưu như ông Tăng Khánh Hồng, Vương Đào Quốc, Liệu Huy, Trương Đức Giang, Trương Hiểu Minh v.v… Những người này gia đình đều có việc làm ăn ở Hồng Kông. Hồng Kông chỉ trong mười mấy năm ngắn ngủi đã biến thành thiên đường của các tập đoàn lợi ích câu kết với giới tài phiệt cố hữu.

Bài viết còn tiết lộ thông tin, khi tại Hồng Kông diễn ra các cuộc vận động dân chủ và bầu cử phổ thông, các ông như Trương Hiểu Minh, Lương Chấn Anh và Trương Đức Giang đã yêu cầu sử dụng vũ lực để trấn áp. Dự toán số người chết của kế hoạch này nếu triển khai là 500 người, hoàn toàn không phù hợp với chủ trương của ông Tập Cận Bình.

>> Thường ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc Trương Đức Giang bị chỉ đích danh trên trang nhất báo Hồng Kông

Kịch đã khai màn, Trương Đức Giang khó “hạ cánh” an toàn

Đối với bố cục quyền lực cấp cao của Đại hội 18, ba ông Lưu Vân Sơn, Trương Đức Giang và Trương Cao Lệ được chỉ ra là người của ông Giang Trạch Dân bố trí. Sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, đã liên tục đả hổ chống tham nhũng, đả hạ nhiều quan chức thuộc phe Giang làm cho những người này cảm thấy bất an.

Tạp chí “Động Hướng” (Hồng Kông) số tháng 4 vừa qua có bài phân tích, ở Trung Nam Hải phe Giang có “nhị Trương nhất Lưu”, còn phe thái tử đảng có Tập, Vương, Du (Du Chính Thanh) hình thành cục diện 2 “tam giác sắt” đấu nhau trong bóng tối. Ông Trương Đức Giang nắm quyền lực của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, đấu với ông Tập Cận Bình. Ông Lưu Vân Sơn nắm hệ thống tuyên truyền đấu với ông Vương Kỳ Sơn dùng Ủy ban Kỷ luật Trung ương tiến hành chống tham nhũng. Về mặt quản lý kinh tế, ông Trương Cao Lệ nắm giữ việc ban hành quyết sách, trong khi ông Du Chính Thanh nắm được nhiều doanh nghiệp lớn có thực lực.

Tờ “Tiền Tiêu” (Hồng Kông) cũng từng dẫn lời một quan chức cấp cao tại Bắc Kinh cho biết, các vị lãnh đạo trong ĐCSTQ sớm đã có cảm giác rằng suốt từ sau Đại hội 18, ông Trương Đức Giang cả trong tối lẫn ngoài sáng đều biểu thị thái độ gây rắc rối cho ông Tập Cận Bình. Ví dụ như về vấn đề giải tán chế độ lao động cải tạo hay việc đưa thường ủy viên ra xét xử.

Đối với sự việc truyền thông Hồng Kông công kích ông Trương Đức Giang, nhà báo điều tra độc lập ở Đại Lục là Hoàng Kim Thu nhận định, giả sử như Sing Pao được chống lưng bởi phe cải cách thì rất có khả năng sẽ sớm xuất hiện thêm nhiều truyền thông tham gia việc vạch rõ nội tình của ông Trương Đức Giang.

Cũng có người nhận định rằng truyền thông Hồng Kông công kích ông Trương Đức Giang chỉ mới là mở màn, việc ông này có thể thuận lợi thoái vị hay không vẫn còn là một ẩn số.

Tự Minh

Xem thêm:

Tự Minh

Published by
Tự Minh

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

3 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

4 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

4 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

5 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

7 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

8 giờ ago