Nền kinh tế Trung Quốc gần đây tiếp tục suy giảm, gây ra làn sóng kháng nghị bảo vệ quyền lợi ở nhiều nơi.
Video chia sẻ trên mạng cho thấy vào ngày 4/9, một lượng lớn người Trung Quốc Đại Lục đã đến bên ngoài trụ sở của Tập đoàn Zhongzhi (Zhongzhi Enterprise Group) ở quận Triều Dương, thủ đô Bắc Kinh, để bảo vệ quyền lợi của mình. Khi người dân đến hiện trường thì bị những người đàn ông mặc áo trắng không rõ danh tính đánh đập. Trong thời gian đó, những người mặc áo trắng đã dùng một tấm vách ngăn màu trắng cao khoảng 2 mét để ngăn cản người xung quanh chụp ảnh. Cảnh sát đứng bên lề cũng không ngăn hành vi bạo lực của những người này.
Theo báo cáo, Tập đoàn Zhongzhi, một trong những tập đoàn quản lý tài sản lớn nhất Trung Quốc, bắt đầu báo cáo vỡ nợ vào tháng 7 năm nay, nạn nhân đến để bảo vệ quyền lợi của mình nhưng bị những người đàn ông mặc áo trắng đánh đập. Sau đó, cảnh sát còn đưa một số người dân về đồn.
Có người dân bảo vệ quyền lợi nói với Đài Á Châu Tự do (RFA) rằng trải nghiệm của họ tương tự như trải nghiệm của các nạn nhân ở ngân hàng thôn trấn ở Hà Nam năm ngoái. Người dân này nói rằng cuộc biểu tình tập thể ngày 4/9 là hành động bảo vệ quyền lợi lớn nhất kể từ vụ vỡ nợ của Tập đoàn Zhongzhi, trước đây các nạn nhân đã kiến nghị ở nhiều nơi khác nhau nhưng không giải quyết được, lần này họ không còn cách nào khác nên mới đến tận trụ sở ở Bắc Kinh để phản đối.
Tuy nhiên, yêu cầu của người bảo vệ quyền lợi lại không được giải quyết, nhân viên Tập đoàn Zhongzhi có thái độ không tốt, không đưa ra lời giải thích rõ ràng và phương án trả tiền cũng không thấy đâu. Đồng thời, Tập đoàn Zhongzhi tăng cường an ninh, cảnh sát Bắc Kinh cũng tích cực hợp tác, coi những người bảo vệ quyền lợi là đối tượng duy trì sự ổn định.
Do sự xuất hiện của “những người đàn ông mặc áo trắng” trong vụ việc, nhiều cư dân mạng Hồng Kông liên tưởng đến vụ tấn công ở nhà ga Yuen Long ngày 21/7/2019, trong chiến dịch chống dẫn độ 4 năm trước. Đêm hôm đó, hàng trăm người đàn ông mặc áo trắng và có bối cảnh xã hội đen đã dùng gậy đánh đập người dân một cách bừa bãi tại ga tàu điện ngầm Yuen Long. Nhiều người bị đánh đến chảy máu. Mặc dù đã báo ngay khi những người đàn ông mặc áo trắng xuất hiện trên phố, nhưng cảnh sát không làm gì cả.
Đêm 21/7, phóng viên hiện trường trực tiếp ghi lại hình ảnh cảnh sát nói chuyện với một người đàn ông mặc áo trắng trong khoảng 30 giây. Trong khoảng thời gian đó, cảnh sát đặt tay trái lên vai một người đàn ông mặc áo trắng trong hai giây, có vẻ như hai người đã có quan hệ quen biết nhau.
Sau đó, hầu hết người dân Hồng Kông đều tin rằng vụ việc ngày 21/7 là do ĐCSTQ xúi giục nhằm đe dọa người biểu tình, và cảnh sát đang ngầm bảo vệ những người (côn đồ) mặc áo trắng.
Về sự xuất hiện của những người đàn ông mặc áo trắng ở Bắc Kinh lần này, một số cư dân mạng Hồng Kông đã cười và chỉ ra rằng tổ quốc vĩ đại của chúng ta đang đi trước Hồng Kông về khả năng duy trì sự ổn định, thậm chí còn dùng bảng trắng để che chắn khỏi bị chụp ảnh quay phim. Rõ ràng là họ đang đánh người nên phải mặc áo sơ mi và quần dài màu trắng, họ tôn trọng trường hợp này. Hãy nhìn những “kẻ côn đồ” ở Yuen Long, khi chúng đánh người, chúng không quan tâm đến hình tượng, giống như chó dại, nhưng chúng lại sợ hãi khi ra tòa, tự phơi bày là chính phủ gọi bảo họ làm việc đó.
Một số cư dân mạng than thở rằng Hồng Kông và Bắc Kinh có chung số phận. Người dân ở cả hai thành phố đều không thể thoát khỏi cuộc đàn áp của ĐCSTQ. Còn có tin nói rằng đây là truyền thống của chế độ độc tài, ở đâu có phản kháng thì ở đó có “người mặc áo trắng”, đó là thủ đoạn phổ biến của Cộng phỉ!
Một đoạn video do người dùng X (Twitter) có nickname “Giáo viên Lý không phải là giáo viên của bạn” đăng tải cũng cho thấy, bị ảnh hưởng bởi vỡ nợ tài chính, mới đây nhiều người đã đến trụ sở Tập đoàn Kangqiao ở Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam để kháng nghị và yêu cầu trả nợ.
Theo một bài đăng do cư dân mạng “Wei lai cheng bu luo” đăng tải đã tiết lộ rằng Tập đoàn Kangqiao là một công ty bất động sản nổi tiếng ở Hà Nam, doanh thu của công ty đã tụt dốc trong những năm gần đây, từ 25,4 tỷ nhân dân tệ vào năm 2020 xuống còn 9,1 vào năm 2022. Kể từ năm 2021, Kangqiao liên tục đưa tin nhiều dự án của họ bị chậm tiến độ và ngừng thi công.
Thông tin do “Giáo viên Lý không phải là giáo viên của bạn” đăng tải cũng cho thấy vào ngày 4/9, ở bên dưới tòa nhà Trung tâm Tây An, một số công nhân nhập cư đã giăng biểu ngữ có nội dung “Huayu Dongyuan Yuejing trả lại số tiền mồ hôi nước mắt của tôi!”
Tuy nhiên, truyền thông Trung Quốc hoặc trên mạng interent ở Trung Quốc gần như không có tin tức gì về khoản nợ của Huayu Dongyuan Yuejing.
Những người kiến nghị còn bao gồm cả nhóm giáo viên trước đây được coi là có thu nhập ổn định. Các video liên quan được lan truyền trên các trang Youtube ở nước ngoài cho thấy hàng trăm giáo viên và nhân viên của trường trung học Mạnh Tân 1 và trường trung học Mạnh Tân 2 ở tỉnh Hà Nam đã tổ chức biểu tình ngồi trước cổng trường để kháng nghị việc nợ lương trong vài tháng.
Blogger “Ping Ge Shuo Jiaoyu 668” đến từ Hà Nam đã đăng một bài viết và đính kèm một số bức ảnh về hiện trường cuộc kháng nghị bảo vệ quyền lợi ở trường Mạnh Tân 1. Trong số đó, có ảnh chụp màn hình báo cáo của cư dân mạng cho thấy các giáo viên ở quận Mạnh Tân làm việc từ tháng 1/2022 đến tháng 6/2023, phí đánh giá thông thường 18 tháng chưa được phát (1480 tệ/ tháng), chưa phát trợ cấp giảng dạy và phí giáo viên đứng lớp của năm 2022. Báo cáo viết giáo viên cũng phải nuôi gia đình, xin hãy nhanh chóng trả tiền lương và đãi ngộ hợp lý cho giáo viên càng sớm càng tốt.
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…