Nhóm pháp lý quốc tế của ông Lê Trí Anh (Jimmy Lai) – người sáng lập Next Media ở Hồng Kông, đã viết thư cho Thủ tướng Anh Rishi Sunak yêu cầu một cuộc họp với hy vọng thảo luận về những cách khả thi nhằm đảm bảo việc trả tự do cho ông.
Trong một cuộc phỏng vấn, Lê Sùng Ân (Sebastien Lai) – con trai ông Lê Trí Anh, cho biết rằng cha anh đã làm rất nhiều cho nền dân chủ Hồng Kông và không nên bị bỏ tù.
Chính phủ Hồng Kông đã đưa ra tuyên bố vào đêm muộn ngày 10/1 rằng họ “phản đối mạnh mẽ sự can thiệp của chính phủ nước ngoài vào trường hợp của ông Lê Trí Anh.”
BBC đưa tin rằng cách đây vài ngày, nhóm pháp lý quốc tế của ông Lê Trí Anh đã viết thư cho Chính phủ Anh. Họ hy vọng có thể gặp Thủ tướng Sunak để thảo luận về “những cách khả thi nhằm đảm bảo việc trả tự do cho ông Lê Trí Anh.” Các luật sư mô tả trường hợp của ông là “đáng lo ngại sâu sắc” và “có dấu hiệu của sự chỉ thị”.
Luật sư Caoilfhionn Gallagher KC cũng nhấn mạnh trong bức thư rằng tháng 10/2022, tòa án Hồng Kông đã cáo buộc ông Lê Trí Anh tội lừa đảo, với lý do ông đã thuê tòa nhà Apple Daily không đúng mục đích. Được biết, nhóm pháp lý của Anh đã liên tiếp yêu cầu được gặp 2 vị bên Bộ Ngoại giao Anh.
Theo Reuters, người phát ngôn của Thủ tướng Anh Sunak xác nhận rằng vào ngày 10/1, các luật sư của ông Lê Trí Anh đã gặp bà Anne-Marie Trevelyan, Quốc vụ khanh phụ trách các vấn đề khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Anh.
Người phát ngôn cũng cho biết: “Chúng tôi đã nói rõ rằng chính quyền Hồng Kông phải ngừng nhắm mục tiêu vào tiếng nói của các nhà dân chủ như ông Jimmy Lai.”
Hãng truyền thông Deutsche Welle và Hồng Kông đưa tin, vào đêm khuya ngày 10/1, Chính phủ Hồng Kông đã ra tuyên bố lên án luật sư của ông Jimmy Lai vì đã tìm cách gặp Thủ tướng Anh và gặp Bộ Ngoại giao Anh.
Chính phủ Hồng Kông cho biết trong một tuyên bố rằng họ “phản đối mạnh mẽ” sự can thiệp của chính phủ nước ngoài vào trường hợp của ông Lê Trí Anh, cùng “những lời buộc tội và chỉ trích sai trái” đối với chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông.
Đồng thời Chính phủ Hồng Kông cũng cảnh báo bất kỳ quốc gia nào cố gắng can thiệp vào quá trình tư pháp của Hồng Kông, hoặc bất kỳ bị cáo nào cố gắng thông đồng với các lực lượng chính trị nước ngoài nhằm trốn tránh công lý. Họ cho rằng điều này có thể cấu thành tội khinh thường tòa án.
Ông Lê Trí Anh có quốc tịch Anh, đã bị giam giữ hơn 2 năm. Chính quyền Hồng Kông cáo buộc ông “âm mưu thông đồng với nước ngoài hoặc thế lực nước ngoài, gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia” và “âm mưu xuất bản các ấn phẩm kích động”.
Vụ án của ông Lê Trí Anh sẽ bắt đầu xét xử vào ngày 1/12/2022. Trước đó, ông đã được phép thuê luật sư của Nữ hoàng Anh là ông Tim Owen để bào chữa cho mình. Tuy nhiên sau đó Bộ Tư pháp Hồng Kông phản đối, và vụ việc đã được kháng cáo lên Tòa Chung thẩm.
Ông Lê Trí Anh đã thuê một luật sư người Anh. Bộ Tư pháp Hồng Kông phản đối và đang chờ Bắc Kinh giải thích luật. Phán quyết của thẩm phán đã bị hoãn lại đến tháng 9/2023.
Ông Bành Diệu Hồng (Robert Pang), luật sư kỳ cựu đại diện cho ông Lê Trí Anh, nói rằng vụ án này không liên quan đến bí mật nhà nước. Nếu Bộ Tư pháp từ chối ông Tim Owen tham gia phiên tòa này với lý do “tránh rò rỉ bí mật nhà nước”, thì đó là một “sự sỉ nhục”.
Ông Bành cũng chỉ ra rằng Hồng Kông là “một quốc gia, hai chế độ”, nhưng Bộ Tư pháp chỉ cân nhắc đến “một chế độ”. Vụ án này liên quan đến quyền tự do ngôn luận, và Luật An ninh Quốc gia cũng bảo vệ các quyền tự do được quy định trong các công ước quốc tế.
Luật sư người Anh Tim Owen đã quen thuộc với “Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị” và có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực này.
Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã ra phán quyết vào cuối năm 2022, rằng Trưởng đặc khu Hồng Kông có quyền cấm luật sư nước ngoài tham gia các phiên tòa xét xử an ninh quốc gia trong khi chờ quyết định cuối cùng.
Thế giới bên ngoài lo lắng, nếu bị kết tội thông đồng với thế lực nước ngoài, vi phạm Luật An ninh Quốc gia, ông Lê Trí Anh, 75 tuổi, có thể sẽ phải ngồi tù đến hết đời.
Anh Lê Sùng Ân nói với BBC rằng cha anh không nên bị cầm tù. Cha anh “đã từ bỏ nhiều điều suốt hơn 20 năm qua, chỉ để đấu tranh cho nền dân chủ của Hồng Kông. Khi Anh bàn giao chủ quyền của Hồng Kông cho Trung Quốc, họ đã cam kết với nền dân chủ Hồng Kông”.
Cha anh không phạm tội, “bỏ tù ông ấy mới là phạm tội. Phớt lờ tất cả những chuyện này, mà không lên tiếng đòi công lý mới là có tội.”
Lê Sùng Ân hiện đang sống lưu vong ở Đài Loan. Kể từ khi cha mình bị bắt, bản thân anh cũng không chắc liệu anh có thể trở lại Hồng Kông hay không.
Theo giới chức Hà Nội, diễn biến sự cố sạt lở mái đê, thân đê,…
Chính phủ Mỹ mới thêm 30 công ty Trung Quốc vào danh sách cấm nhập…
George Galloway: Nga có 3 tên lửa “hoàn toàn không thể ngăn chặn” với “tên…
Tỉnh Khánh Hòa đang nghiên cứu phương án xây dựng đường hầm hơn 4km xuyên…
Theo thông tư mới ban hành có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, 12 đối tượng…
Sau hơn hai ngày gặp nạn, thi thể hai nạn nhân trên chiếc xe chở…