Categories: Kinh tếTrung Quốc

Người dân Trung Quốc mất 90% thu nhập để trả nợ: Tiền chảy đi đâu?

Số liệu của truyền thông Đại Lục gần đây cho biết, tổng số nợ của các hộ gia đình ở Trung Quốc trong vòng 10 năm qua đã tăng lên 6 lần, người dân đang dùng đến 90% tổng thu nhập của mình để trả nợ, trong đó chủ yếu là tiền nhà.

Giá nhà ở Trung Quốc tăng nhanh bất chấp các biện pháp hạn chế cầu (Ảnh:goodfreephotos)

Ngày 15/12, báo mạng Sohu đăng bài dẫn số liệu của 10 năm qua cho biết, khi so sánh tương quan với việc tiết kiệm tiền, người dân Trung Quốc càng lúc càng thích vay tiền. Tổng số tiền tiết kiệm chỉ tăng 1,85 lần trong khi tổng số nợ đã tăng lên 6 lần.

Nếu so sánh số nợ này với tổng thu nhập quốc dân GDP thì Trung Quốc cũng không phải là cao khi so sánh với các quốc gia phát triển khác. Tuy nhiên, nếu so sánh với tổng thu nhập khả dụng thì con số này đã chiếm đến 90%. Điều này có nghĩa là mỗi tháng, các khoản thu nhập đến tay người dân sau khi trừ đi các loại thuế, phí thì 90% được dùng để “trả nợ”.

Con đường tăng trưởng nợ của gia đình Trung Quốc trong 10 năm qua gần như tương ứng với sự bùng nổ của thị trường bất động sản. Mọi khoản nợ của gia đình Trung Quốc đều bắt đầu từ ngôi nhà mà ra.

Hầu hết nợ của Trung Quốc đều là các khoản trung và dài hạn, trong đó bao gồm cả vay chi tiêu và vay kinh doanh. Các khoản vay và tích lũy trung và dài hạn dùng cho chi tiêu chủ yếu đều dùng để mua nhà. Đặc biệt là trong những năm gần đây, mọi người thông qua phương pháp “đòn bẩy” để vay tiền.

Sử dụng đòn bẩy lại càng làm gánh nặng của các gia đình thêm trầm trọng. Mỗi tháng, khi đến kỳ “áp lực thế chấp”, thiếu hụt cho các khoản chi tiêu sinh hoạt khác sẽ được các khoản vay ngắn hạn bù vào.

Ngoài việc sử dụng thẻ tín dụng phân kỳ trả nhiều lần, các gia đình có thể vay các khoản vay chi tiêu ngắn hạn.

Năm 2016, nợ mua nhà bắt đầu diễn biến trầm trọng. Năm 2017, các khoản nợ ngắn hạn mang tính chi tiêu của người dân bộc phát tăng nhanh. Chỉ trong 10 tháng đầu năm 2017, các khoản vay ngắn hạn dùng cho chi tiêu so với toàn năm 2016 đã tăng 32,8%.

Theo tạp chí Tài Kinh số ngày 11/12, vào cuối quý 3 năm nay, tổng lượng vay của hộ gia đình trên toàn Trung Quốc là 39.100 tỷ NDT, so với cùng kỳ lúc trước đã tăng 23,2%, tăng nhanh hơn mức tăng tổng cho vay của toàn hệ thống ngân hàng là 12,5%. Ngoài ra, các khoản vay của hộ gia đình lại chủ yếu là vay mua nhà, thể hiện rằng đã có một lượng khoản vay tiêu dùng đã lọt vào thị trường địa ốc.

Ngày 19/9, báo cáo nghiên cứu của Viện nghiên cứu An cư Bất động sản cho biết, từ tháng 3 trở đi,  các khoản vay chi tiêu ngắn hạn khoảng 370 tỷ NDT trên toàn quốc đã tăng “bất thường” và ước tính có ít nhất 300 tỷ NDT đã chảy vào thị trường địa ốc.

Ngoài ra, người Trung Quốc mua nhà còn có các khoản đòn bẩy tiềm ẩn khác bổ trợ, như là vay mượn của bố mẹ, người thân, bạn bè, tuy nhiên những khoản này không thể thống kê được hiện tại chiếm bao nhiêm khoản nợ của người dân.

Gần đây, nguy cơ nợ của hộ gia đình ở Đại Lục đang làm cho người ta phải chú ý.

Từ cuối tháng 11, Phòng Tài chính và Phát triển Quốc gia của Viện nghiên cứu Khoa học xã hội Trung Quốc, cùng Trung tâm nghiên cứu nợ quốc gia công bố báo cáo cho biết, đòn bẩy tài chính của các gia đình Trung Quốc đã tăng từ 47,4% vào quý 2 lên đến 48,6% vào quý 3. Như vậy, chỉ trong quý 3 tăng lên thêm 3,8%.

Lấy ví dụ về tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các hộ gia đình, tính đến tháng 9 năm nay, 16 tỉnh bao gồm Phúc Kiến, Quảng Đông, Chiết Giang, Thượng Hải, Giang Tô, Trùng Khánh, Quý Châu, Ninh Hạ, Giang Tây, An Huy, Quảng Tây, Tây Tạng, Bắc Kinh, Vân Nam, Tân Cương, Cam Túc đạt vừa đúng 50%.

Tuy nhiên, nếu tham chiếu vào mức đòn bẩy tài chính 59% của toàn quốc thì số tỉnh vượt quá con số đó có tới 11 tỉnh, chỉ chiếm một phần ba số tỉnh thành trên toàn Trung Quốc. Trong đó, đặc biệt là Phúc Kiến, mức đòn bẩy tài chính lên tới 105%.

Tỷ lệ đòn bẩy tài chính là chỉ số cảnh báo nguy hiểm của nợ, đối với các hộ gia đình, tỷ lệ đòn bẩy được tính bằng: nợ của gia đình/GDP.

Theo báo mạng Sơn Xuyên ngày 11/12 cho biết, cách nhìn nhận của giới kinh tế học quốc tế nhìn chung cho rằng tỷ lệ đòn bẩy tài chính hợp lý phải là dưới 50%.

Người dùng mạng có người bình luận: “Nợ của người Trung Quốc cao như thế này, vấn đề càng lúc càng trầm trọng.” “Tiền nhà là khoản chi lớn nhất.” “Người Trung Quốc sống cả đời cũng chỉ vì một cái nhà, thật đáng thương.” “Sinh hoạt phí, tiền tiết kiệm, tiền của gia đình, người thân tất cả đều thấu chi vào để mua nhà.”

Tự Minh

Xem thêm:

Tự Minh

Published by
Tự Minh

Recent Posts

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Trong một bài phát biểu quan trọng được phát sóng truyền hình hôm Thứ Năm,…

18 phút ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

6 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

7 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

7 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

8 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

10 giờ ago