Mới đây, vụ một công nhân Nhà máy bia Thanh Đảo (Tsingtao Beer) đi tiểu vào nguyên liệu không chỉ làm dấy lên cuộc bàn luận sôi nổi của cư dân mạng Trung Quốc, mà còn gây ra phản ứng mạnh mẽ ở Hàn Quốc. Nhiều người Hàn Quốc thích bia Thanh Đảo giận dữ nói: “Sẽ không bao giờ uống bia Thanh Đảo nữa”.
Hôm 19/10, một đoạn video bắt đầu được lan truyền trên Internet Trung Quốc. Tại Nhà máy bia Thanh Đảo số 3, một người đàn ông mặc quần áo lao động chật vật trèo qua “hàng rào”, trèo vào kho mạch nha sản xuất bia và đứng trên đó để đi tiểu. Đoạn video nhanh chóng trở nên phổ biến trên các mạng xã hội như Douyin và Weibo, đồng thời lọt vào danh sách tìm kiếm nóng trên Weibo, một số phương tiện truyền thông Đại Lục đã trực tiếp gọi đây là vụ bê bối “cổng tiểu tiện” (tiểu tiện gate) bia Thanh Đảo.
Vào ngày 20/10, Nhà máy bia Thanh Đảo đã đưa ra thông cáo cho biết, liên quan đến vụ việc này, công ty đã ngay lập tức báo cáo vụ việc cho cơ quan công an để can thiệp vào cuộc điều tra. Hiện tại, lô mạch nha này đã được niêm phong hoàn toàn.
Đối với vụ bê bối “cổng tiểu tiện” này, cư dân mạng Trung Quốc đã bày tỏ rằng họ sẽ không uống bia Thanh Đảo nữa.
Bia Thanh Đảo (Tsingtao), với truyền thống 120 năm, là một trong những công ty đi đầu trong ngành bia của Trung Quốc và xuất khẩu một lượng lớn sản phẩm ra nước ngoài. Nhà máy bia Thanh Đảo số 3, liên quan đến vụ bê bối, có công suất sản xuất 1,2 triệu mét khối vào năm ngoái, trở thành nhà máy đẳng cấp thế giới. Nó được cho là “nhà máy hóa chất thông minh đẳng cấp thế giới với quy mô lớn nhất và hiệu quả sản xuất cao nhất ở châu Á”.
Vụ bê bối đi tiểu vào nguyên liệu bia Thanh Đảo đã lan sang Hàn Quốc. Bia Thanh Đảo từ lâu đã đứng thứ nhất hoặc thứ hai trên thị trường bia nhập khẩu Hàn Quốc và là sản phẩm được ưa chuộng.
Công ty BK, tổng đại lý nhập khẩu của bia Thanh Đảo tại Hàn Quốc, cho biết vào ngày 21/10 rằng Tập đoàn bia Thanh Đảo đã xác nhận rằng nhu cầu trong nước và xuất khẩu của bia Thanh Đảo được sản xuất riêng biệt. Toàn bộ các sản phẩm bia Thanh Đảo hiện nhập khẩu không liên quan đến nhà máy có liên quan đến bê bối. “Nhà máy số 3 (trong video) chỉ sản xuất bia phục vụ nhu cầu trong nước của Trung Quốc”.
Bất chấp lời giải thích trên của các đại lý nhập khẩu Hàn Quốc, sự bất an, bất mãn của người tiêu dùng Hàn Quốc vẫn tiếp tục gia tăng.
Người tiêu dùng liên tiếp bày tỏ:
“Đã lấy nó ra khỏi tủ lạnh và vứt đi.”
“Sau này sẽ không uống bia Thanh Đảo nữa.”
“Giải thích rằng [bia xuất khẩu] không liên quan gì đến bia tiêu dùng nội địa ở Trung Quốc … [Họ coi] chúng ta có phải là những kẻ ngốc sao? Chúng ta có tin những lời đó không?”
“Tốt hơn là không nên ăn đồ Trung Quốc.”
Một số người Hàn Quốc cho rằng: “Trung Quốc dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản không phải là Trung Quốc thời Khổng Tử, Đỗ Phủ, Lý Bạch và Tô Đông Pha. Đó là một địa ngục đã mất đi đạo đức, lễ nghĩa và sự liêm sỉ”.
Ông Seo Kyoung-duk, nhà hoạt động xã hội Hàn Quốc và là giáo sư tại Đại học Phụ nữ Sungshin, cho biết trên Facebook rằng vấn đề quản lý vệ sinh thực phẩm của Trung Quốc không chỉ gây tranh cãi trong vụ việc này mà còn ở kim chi. Năm 2021, đoạn video ghi lại cảnh một người đàn ông Trung Quốc cởi quần áo và ngâm cải thảo trong bồn đã gây náo động sau khi được đăng tải.
Ông kêu gọi Chính phủ Hàn Quốc “cần tiến hành điều tra kỹ lưỡng hơn đối với thực phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc” vì thực phẩm an toàn liên quan trực tiếp đến sức khỏe người dân trong nước.
Năm 2021, một đoạn video về cải thảo muối được lan truyền trên mạng Trung Quốc cho thấy cảnh dùng máy xúc để vớt cải muối ra, nhân viên cởi trần ngâm bắp cải và đảo bắp cải muối đã gây xôn xao dư luận Hàn Quốc khiến xã hội phẫn nộ. Hầu hết kim chi nhập khẩu vào Hàn Quốc đều được sản xuất tại Trung Quốc. Sau tranh cãi về bắp cải muối, kim chi nhập khẩu từ Trung Quốc ở Hàn Quốc giảm mạnh.
Vào tháng 6 năm nay, vụ việc về an toàn thực phẩm liên quan đến việc “coi chuột là vịt” đã gây sốt ở Trung Quốc. Khi đó, một sinh viên Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Nam Xương, tỉnh Giang Tây phát hiện vật lạ trên đĩa khi đang ăn ở căng tin, nghi ngờ là đầu chuột. Sau tranh cãi với nhân viên nhà ăn của trường, phía nhà trường trả lời rằng vật lạ đó là cổ vịt. Tuy nhiên, Đội điều tra cấp tỉnh sau đó đã công bố kết quả điều tra và xác định vật thể lạ chính là đầu của một loài gặm nhấm giống chuột. Sau sự việc này, việc “coi chuột là vịt” đã trở thành chủ đề nóng trên mạng ở Trung Quốc.
Vào tháng 3/2022, khi một công xưởng thực phẩm Trung Quốc đang muối quả đậu chua, các công nhân đã dùng chân dẫm lên và thậm chí ném tàn thuốc vào đó. Những thực phẩm được sản xuất này không được kiểm tra các chỉ số vệ sinh khi chúng được các công ty Trung Quốc có liên quan mua lại.
Năm 2008, sữa bột dành cho trẻ sơ sinh có chứa hóa chất độc hại melamine được lưu hành rộng rãi ở Trung Quốc khiến nhiều trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tử vong, 300.000 trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng đã trở thành “búp bê đầu to” với dị tật hộp sọ và “trẻ sơ sinh bị sỏi thận”. Kết quả là sữa bột Trung Quốc đã đánh mất niềm tin của hầu hết người tiêu dùng và toàn bộ thị trường tiêu dùng.
Năm 2007, trứng giả được làm 100% bằng hóa chất được đưa vào thị trường. Trứng giả được làm từ các chất hóa học như natri alginate, kali alum và gelatin, nếu sử dụng lâu dài có thể gây suy giảm trí nhớ não và sa sút trí tuệ.
Gạo, nước tương, giăm bông, đậu phụ, tôm, trà xanh, trái cây… thường xuất hiện trong danh sách thực phẩm giả có hại ở Trung Quốc.
Ông Lý Nguyên Hoa (Li Yuanhua), một chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc và là cựu phó giáo sư giáo dục lịch sử tại Đại học Sư phạm Thủ đô Trung Quốc, nói với tờ Epoch Times vào ngày 23/10 rằng sự cố đi tiểu vào nguyên liệu sản xuất bia Thanh Đảo dường như là ngẫu nhiên và phản ánh những lỗ hổng an toàn nghiêm trọng trong quá trình sản xuất. An toàn thực phẩm luôn là vấn đề lớn ở Trung Quốc. “Nhà máy giải thích là để dùng trong nước chứ không phải xuất khẩu, điều này rất kỳ lạ. Chẳng lẽ dùng trong nước là thì được phép tiểu tiện vào sao?”.
Ông cho rằng phản ứng của người dân Hàn Quốc trước vụ việc này cho thấy nó sẽ trở thành ngòi nổ khiến họ không còn tin tưởng vào sản phẩm Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ, từ đó gây mất lòng tin vào chính quyền ĐCSTQ. .
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…