Lộ ảnh ‘nổi da gà’ tại xưởng sản xuất kim chi ở Trung Quốc
- Văn Lệ
- •
Có thông tin từ Hàn Quốc cho biết, tháng Tư năm nay hoạt động nhập khẩu kim chi từ Trung Quốc của Hàn Quốc đã giảm mạnh hơn 30%. Một trong những nguyên nhân là do nhiều bức ảnh dơ bẩn “nổi da gà” trong hoạt động làm kim chi tại Trung Quốc đã bị tung lên mạng, gây bất bình trong công luận tại Hàn Quốc.
Bức ảnh cho thấy bể kim chi dơ bẩn ngập tràn bắp cải, gầu xúc của một chiếc xe xúc đang khuấy đảo, và kinh khủng hơn là cảnh người đàn ông ngực trần đang đứng trong bể làm việc. Có thông tin cho rằng đây là hình ảnh từ video của một nhà máy sản xuất kim chi ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Theo một bức ảnh khác đăng trên theqoo, một diễn đàn của Hàn Quốc, cho thấy rất nhiều chuột chạy trên đống ớt đỏ ở một địa điểm làm kim chi tại Trung Quốc. Những bức ảnh này lan truyền nhanh chóng trên mạng đã khiến nhiều người cảm thấy sốc.
中国恶心的泡菜作坊照片流出后,韩国进口量骤然下降31%!确实太恶心了 pic.twitter.com/ZADUvurrQw
— 冷山时评 (@lengshanshipin) May 10, 2021
中國製泡菜有工人裸身泡泡菜浴工作
中國的曬辣椒驚見一隻隻老鼠跑來跑去
中國所謂的吃播吃得有可能就是這些東西做成的https://t.co/8z2sQpR89z pic.twitter.com/F4mbnbTdWC— 芸蝶🦋🍰🍱(公投四票都投不同意,一起教訓民進黨👊) (@SaniwaKnight28) March 20, 2021
Tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc ngày 10/5 đưa tin, dữ liệu từ trang web thông tin thống kê “Khu thông tin thực phẩm nhập khẩu” (của Cơ quan An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc) cho thấy, tháng 4/2021, Hàn Quốc đã nhập khẩu 18.066 tấn kim chi từ Trung Quốc, giảm 30,9% so với tháng 3 là 26.149 tấn, cũng thấp hơn mức 18.742 tấn của đợt dịch tháng 4/2020.
Theo thông tin, nhập khẩu kim chi Trung Quốc của Hàn Quốc suy giảm trong đợt dịch năm 2020 với 281.009 tấn nhập khẩu trong cả năm, ít hơn mức 306.589 tấn vào năm 2019.
Người ta chỉ ra lượng kim chi nhập khẩu sụt giảm mạnh là do những bức ảnh chế biến kim chi bẩn thỉu từ nhà máy Trung Quốc đề cập trên đã bị truyền thông Hàn Quốc phanh phui vào tháng Ba năm nay, thu hút chú ý và gây tức giận tại Hàn Quốc, khiến người tiêu dùng Hàn Quốc ngày càng bị ám ảnh cảnh tượng làm kim chi tại Trung Quốc.
Sau khi những bức ảnh trên được lan truyền trên mạng xã hội Twitter cũng đã gây bàn tán rộng rãi từ cư dân mạng nhiều nước, người ta nhấn mạnh rằng sau này muốn ăn thì tự làm lấy.
Ông Bing-Chun Li, giám đốc điều hành của Hiệp hội Công nghiệp Thực phẩm và Đồ uống Hàn Quốc, cho biết: “Ngày càng nhiều khách hàng không ăn kim chi Trung Quốc trong các nhà hàng, dự kiến vấn đề sụt giảm nhập khẩu kim chi của Trung Quốc sẽ tiếp tục trong một thời gian”.
Vấn đề tranh cãi về thực trạng vệ sinh của kim chi Trung Quốc đã khiến Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc ban hành “Biện pháp an toàn cho kim chi nhập khẩu”, nêu rõ năm nay sẽ thúc đẩy kiểm tra lại tình hình đối với 26 công ty sản xuất kim chi từ Trung Quốc, từ năm sau đến năm 2025 sẽ thực hiện kiểm tra hàng năm đối với 20 công ty, tổng cộng sẽ thực hiện kiểm tra chất lượng đối với 109 công ty.
Thông tin cho biết ngay từ tháng 9/2017, Cơ quan An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc đã thông báo, từ nửa năm trước đó đã phát hiện trong 6 lần nhập khẩu kim chi từ Trung Quốc đều có chứa chất bảo quản gây ung thư.
Đã có nhiều tiền lệ gây chú ý
Thực tế vấn đề an toàn thực phẩm và vệ sinh thực phẩm ở Trung Quốc Đại Lục vẫn luôn là đề tài chú ý của thế giới.
Gần đây nhất là tháng Tư năm nay, tại một chợ đầu mối nông sản lớn ở Quảng Đông, một số công nhân đã đổ trực tiếp xuống đất các nguyên liệu nấu cháo Bát Bảo như đậu đỏ, gạo.. và dùng chân trần khuấy đều. Các nhân chứng cho hay lòng bàn chân của công nhân rất bẩn thỉu.
Hay trước đó vào năm 2017, cộng đồng mạng cũng “phát sốt” vì đoạn video ghi lại cảnh nhân viên quầy hàng thực phẩm ở thành phố Liêm Giang tỉnh Quảng Đông dùng chân để rửa giá đỗ. Một nam nhân viên đi dép lê bước trực tiếp lên khu giá đỗ lớn ngâm nước, bước tới lui rất điệu nghệ, trong khi gần đó khách hàng đang ngồi ăn.
Ngoài ra, thực phẩm xuất khẩu của Trung Quốc sang các nước cũng có nhiều vấn đề về an toàn. Ví dụ như một dữ liệu của Cơ quan Thanh tra Thực phẩm Canada (CFIA) chỉ ra, trong quá trình kiểm tra thực phẩm nhập khẩu của Trung Quốc từ năm 2017 – 2019, CFIA đã phát hiện 899 “thực phẩm có vấn đề”, các hiện tượng bao gồm: loại râu mực cay của Trung Quốc được yêu thích nhất (có chứa các chất độc hại gì đó không rõ), côn trùng có trong mì ăn liền, kẹo cao su có chứa dị vật kim loại…
Văn Lệ, Vision Times
Xem thêm:
Từ khóa vệ sinh an toàn thực phẩm Kim chi Hàn Quốc thực phẩm bẩn thực phẩm Trung Quốc