Trung Quốc

Người trẻ không đóng quỹ lương hưu, kinh tế Trung Quốc chịu thêm đả kích

Hệ thống lương hưu, vốn đã căng thẳng của Trung Quốc có nguy cơ cạn tiền trong vòng một thập kỷ, đang vấp phải sự tẩy chay của giới trẻ.

Ảnh chụp Thượng Hải 8/2009. (Ảnh: Shutetrstock)

Hàng triệu thanh niên ở Trung Quốc đang rút khỏi chế độ lương hưu nhà nước, gây thêm áp lực cho hệ thống lương hưu vốn đang gặp khó khăn do tỷ lệ sinh thấp kỷ lục và dân số già hóa, đồng thời cũng tác động thêm đến nền kinh tế đang suy thoái của Trung Quốc.

Bloomberg đưa tin, người nổi tiếng Internet ở Thâm Quyến Cao Bằng Trình (Gao Peng Cheng) không tham gia vào bất kỳ kế hoạch hưu trí tự nguyện nào và hầu hết bạn bè của ông cũng vậy. Khoản đóng góp lương hưu hàng tháng gần 1.500 nhân dân tệ (khoảng 5,4 triệu đồng) chiếm khoảng 1/5 tiền lương của ông. Ngược lại, ông sẵn sàng chi tiền đi ăn ngoài hoặc mua túi xách sang trọng mới. Ông cho rằng việc trả tiền lương hưu chẳng ích gì vì khi ông nghỉ hưu, quỹ có thể đã cạn kiệt.

Ông nói: “Về mặt lý thuyết, bạn đang tiết kiệm cho việc nghỉ hưu của chính mình, nhưng trên thực tế, bạn đang sử dụng tiền của mình để nuôi sống người khác. Tại sao tôi phải dùng tiền của mình để hỗ trợ người khác?”

Trong 10 năm tới, hơn 20 triệu công nhân ở Trung Quốc sẽ nghỉ hưu hàng năm, nhưng số người đóng quỹ lương hưu trên thị trường lao động vẫn tiếp tục giảm. Theo Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS), hệ thống quan trọng hỗ trợ 460 triệu người này có thể bị thâm hụt hàng năm lần đầu tiên sau 4 năm và có nguy cơ cạn kiệt kinh phí vào năm 2035.

Thế hệ trẻ Trung Quốc đang lựa chọn rút khỏi kế hoạch lương hưu, điều này sẽ khiến dự án đang cần hỗ trợ tài chính cấp bách này càng trở nên tồi tệ hơn. Trước nguy cơ giảm phát và suy thoái của thị trường bất động sản, vấn đề lương hưu chắc chắn đã tăng thêm áp lực lên chính quyền và trở thành một thách thức lớn khác đối với nền kinh tế Trung Quốc.

Thách thức già hóa dân số ngày càng gia tăng

So với các quốc gia khác đang phải đối mặt với tình trạng dân số già hóa, tình hình của Trung Quốc đặc biệt nghiêm trọng. Kể từ năm 2022, dân số Trung Quốc bắt đầu giảm. Liên Hợp Quốc dự đoán rằng đến năm 2100, dân số Trung Quốc có thể giảm xuống còn một nửa so với quy mô hiện tại.

Việc không đảm bảo thanh toán lương hưu sẽ không chỉ gây nghi ngờ về tính hợp pháp trong quản lý của ĐCSTQ, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ vốn đã thất vọng, mà còn có thể gây thêm bất mãn trong xã hội và làm suy yếu tăng trưởng kinh tế.

Dữ liệu từ Học viện Khoa học Xã hội, một tổ chức nghiên cứu tư vấn của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), cho thấy nguồn tiền cho hệ thống lương hưu sẽ đạt đỉnh 7000 tỷ nhân dân tệ vào năm 2027, sau đó giảm nhanh chóng và có thể cạn kiệt vào năm 2035.

Sự bất mãn và chùn bước của giới trẻ

Trong bối cảnh lương hưu không chắc chắn, không có gì ngạc nhiên khi những người lao động linh hoạt như Hoàng Hải Yến chọn không tham gia vào các kế hoạch lương hưu.

Nhân viên phát triển phần mềm 31 tuổi ở Quảng Châu này đã ngừng đóng góp vào quỹ lương hưu từ tháng 1/2024 vì cô không đủ khả năng chi trả và lo ngại quỹ sẽ cạn kiệt khi cô nghỉ hưu.

“Ai biết được liệu hệ thống lương hưu có còn tồn tại khi tôi ngừng làm việc hay không?”, cô nói.

Theo báo cáo của Viện Khoa học Xã hội, khoảng 1/5 số người tham gia kế hoạch lương hưu ở thành thị đã không thanh toán trong những năm gần đây, với 38 triệu người đã ngừng đóng chỉ riêng trong năm 2013.

Hầu hết những người lao động linh hoạt này đều dưới 40 tuổi và khoảng 70% có thu nhập hàng tháng dưới 8.000 nhân dân tệ. Với tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên lên tới 19%, việc trả lương hưu thậm chí còn trở thành một điều xa xỉ đối với những người này.

Đầu tư vào bản thân hơn là lương hưu

Các thế hệ trẻ nhìn chung bi quan về những cải cách lương hưu tiềm năng và các biện pháp như trì hoãn nghỉ hưu.

Ông Cao Bằng Trình nói: “Thay vì trả nhiều như vậy, tốt hơn là không nên trả chút nào. Tôi không biết nền kinh tế Trung Quốc sẽ như thế nào khi tôi nghỉ hưu sau 40 năm nữa. Không chắc số tiền họ trả lại có thể trang trải chi phí sinh hoạt (vào thời điểm đó) hay không.”

Mức lương thấp và triển vọng việc làm ảm đạm đã khiến nhiều bạn trẻ lựa chọn lối sống “nằm ườn”, không chịu rơi vào sự cạnh tranh luẩn quẩn ở nơi làm việc. Đối với nhiều người, những thuật ngữ như “thời gian rác” trên Internet là biểu tượng cho tình trạng khó khăn của Trung Quốc.

Dương Khang Bình (Humphrey Yang), một giáo viên tango 24 tuổi, cho biết anh chưa bao giờ đóng góp vào bất kỳ chương trình an sinh xã hội nào của chính phủ. “Tôi sẽ làm việc cho đến khi chết,” anh nói.

Anh kiếm được khoảng 20.000 đến 25.000 nhân dân tệ mỗi tháng, trong đó anh tiết kiệm 15% và tự trả tiền bảo hiểm y tế.

Các học giả Trung Quốc cảnh báo những người không tham gia vào chương trình lương hưu sẽ phải đối mặt với cuộc sống khốn khổ sau này nếu không thể tự mình tiết kiệm. Những người trẻ tuổi đã phớt lờ những lời cảnh báo này.

“Chúng tôi không ngu ngốc”, Long Bách nói, “Tương lai của đất nước này không rõ ràng và những người trẻ tuổi biết rằng họ chỉ đang ủng hộ một thế hệ cũ. Ngay cả khi bạn trả tiền, bạn sẽ nhận được rất ít”.

Trí Đạt (theo Bloomberg)

Trí Đạt

Published by
Trí Đạt

Recent Posts

TP.HCM: Bắt 2 giám đốc trong đường dây làm thuốc giả

Những người sản xuất thuốc giả đã mua nguyên liệu đông y và hoạt chất…

11 giờ ago

Minigame ‘Vui Tết Cổ Truyền 2025’ – Lan Tỏa Vẻ Đẹp Văn Hóa Tết Việt

Vui Tết Cổ Truyền 2025 – nơi tình yêu với văn hóa dân tộc gặp…

12 giờ ago

Năm 2024: Nhiều ngân hàng báo lãi kỷ lục

Theo báo cáo kết quả kinh doanh 2024, nhiều ngân hàng ước tính tăng trưởng…

12 giờ ago

Vụ bé gái bị người lạ dắt ra khỏi trường mầm non: Cháu đã được tìm thấy

Liên quan vụ bé 4 tuổi bị người phụ lạ dắt ra khỏi trường mầm…

13 giờ ago

Mỹ công bố các biện pháp kiểm soát mới đối với xuất khẩu chip AI

Mỹ đã công bố các quy định xuất khẩu mới đối với chip trí tuệ…

14 giờ ago

Nước sông Hồng xuống thấp, cầu nghìn tỷ nối Phú Thọ – Hà Nội trơ trụ móng

Nước sông Hồng cạn trơ đáy, lộ móng cầu Văn Lang nối huyện Ba Vì…

14 giờ ago