Gần đây, thuyết “thời gian rác rưởi của lịch sử” xuất hiện trong dư luận mạng Trung Quốc, đã thu hút sự chỉ trích từ các phương tiện truyền thông chính thức và bị cho là nguy hiểm hơn “thuyết nằm thẳng/ nằm ngửa”. Rốt cuộc sự phổ biến của thuật ngữ này phản ánh điều gì về tình hình hiện tại ở Trung Quốc?

Embed from Getty Images

Trong ảnh là một hành khách đang chờ tàu ngủ trước ga xe lửa Bắc Kinh. (Ảnh: Noel Celis/AFP qua Getty Images)

“Thời gian rác” (garbage time) ban đầu là một thuật ngữ thể thao, thường dùng để chỉ thời gian thi đấu còn lại trong một trận đấu khi tỷ số của hai đội rất chênh lệch và rất khó để thay đổi kết quả. Lúc này, một hoặc cả hai huấn luyện viên thường sẽ cử cầu thủ dự bị vào sân để các cầu thủ chủ lực nghỉ ngơi. Cũng vì đội có tỷ số bị bỏ xa buông lỏng phòng thủ nên đội đối phương càng dễ ghi bàn hơn.

Gần đây, cụm từ “thời rác rưởi của lịch sử” dần trở nên phổ biến ở Trung Quốc. Một số người dùng Weibo cho rằng “thời kỳ gian rác rưởi của lịch sử” là một khái niệm kinh tế do nhà kinh tế học nổi tiếng người Áo Ludwig von Mises đề xuất, “là đề cập đến một thời đại vi phạm nghiêm trọng các quy luật phát triển kinh tế tự nhiên và các cá nhân không thể thay đổi xu hướng, toàn bộ thời đại ắt sẽ đi đến xu hướng thất bại tất yếu”. Tuy nhiên, liệu có phải ông Mises từng đề xuất quan điểm này hay không, vấn đề này đã bị một số chuyên gia Trung Quốc nghi ngờ.

Đầu tháng 7, thông tin một nữ nhân viên của China International Capital Corp (ICC)  được cho là đã nhảy khỏi tòa nhà vì không thở được trước 3 áp của thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản và cắt giảm lương đè lên, đã gây bão dư luận. CICC thừa nhận rằng nhân viên này đã qua đời, nhưng phủ nhận việc cách nói rằng người này nhảy lầu. Jin Xu, một nhà báo chuyên mục cho trang web tiếng Trung của Thời báo Tài chính Anh, đã viết vào thời điểm đó: “Trong thời gian rác rưởi của lịch sử này, thất bại trong quản lý có thể là vấn đề mà hầu hết mọi người cần phải đối mặt.”

Thanh nien Trung Quoc 1
(Ảnh minh họa: Hung Chung Chih/ Shutterstock)

Ngày 11/7, tờ Sing Tao Daily đã đăng một bài viết chỉ ra rằng một số người có ảnh hưởng trên mạng trong lĩnh vực tài chính kêu gọi “Đừng bao giờ đầu tư vào thời gian rác”, cũng có những người tự làm truyền thông sử dụng “thời gian rác” để khuyên người khác “nằm thẳng mới là lối thoát”. Thuật ngữ này được lan rộng trước Phiên họp toàn thể lần thứ ba của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ lần thứ 20. Nó đi ngược lại chủ đề chính là “lý thuyết hát hướng đến sự tươi sáng”, khiến truyền thông chính thức của ĐCSTQ ra tay phản công.

Truyền thông chính thống phản công: Lợi dụng chủ đề để coi thường Trung Quốc

Bình luận viên Kinh Bình (Jing Ping) của Nhật báo Bắc Kinh, cơ quan của Thành ủy Bắc Kinh, đã viết một bài bình luận hôm 11/7 với tựa đề “‘Thời đại rác rưởi của lịch sử’? Thật hay giả?”: “Một số người mượn đề tài để nói chuyện của mình, than ngắn thở dài về sự phát triển của đất nước, móc mỉa châm chọc, logic của họ cũng rất thô thiển, tức là ‘môi trường chung quá tệ, cá nhân không còn lựa chọn nào khác’. Họ nói rằng ‘tất cả đều ủ rũ’, vậy thì người bình thường ‘nằm thẳng mới là lối thoát’, liên tục như thế, không khác gì ám chỉ ‘sự bất lực và tuyệt vọng’, phủ nhận và coi thường mọi thứ của Trung Quốc ngày nay.” 

Tác giả Kinh Bình chỉ ra rằng trong những năm gần đây, có quá nhiều nhận định và dự đoán chán nản như “suy thoái kinh tế”, “phát triển đến đỉnh rồi”, “Trung Quốc sụp đổ” “dư thừa sản lượng”. Ông nhấn mạnh: “Luôn có bình mới để đựng rượu cũ vào, điều duy nhất không thay đổi là cuối cùng tất cả đều bị sự thật vả vào mặt.”

Ông Vương Văn (Wang Wen), giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Tài chính Trùng Dương tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, cũng viết một bài báo trên “Người quan sát” (guancha.cn), nói rằng Mises chưa bao giờ nói đến thuật ngữ “thời gian rác rưởi của lịch sử”, và nói rằng đây là “dùng từ ngụy học thuật và giả mạo một cách trần trụi”.

Ông Vương Văn khẳng định rằng ông đã tìm kiếm trong các tác phẩm của Mises nhưng không tìm thấy thuật ngữ này. “Tôi đã tìm kiếm thuật ngữ ‘thời gian rác rưởi của lịch sử’ bằng Cơ sở hạ tầng Tri thức Quốc gia Trung Quốc và Google Scholar, và tôi không thể tìm thấy bất kỳ học giả nào đã viết về luận văn liên quan đến thuật ngữ này.” Ông chỉ trích rằng điều này không chỉ đổ thêm dầu vào áp lực suy thoái hiện nay đối với nền kinh tế mà còn gây hiểu lầm nghiêm trọng về diễn biến của tình hình hiện tại.

p3330841a383485809
Những thanh niên thất nghiệp ở Đông Quản, Quảng Đông sống “cuộc sống như người chuột” ở nơi hoang dã. (Ảnh chụp màn hình video)

Hô ứng với việc người Trung Quốc thay đổi thái độ về nghèo đói

Nói về hiện tượng thuật ngữ “thời gian rác rưởi của lịch sử” trở thành từ thông dụng, ông Vương Quân Đào (Wang Juntao), Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ Trung Quốc ở hải ngoại, đề cập với RFA hôm 9/7 rằng Big Data China thuộc “Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế” (CSIS), một tổ chức tư vấn ở Washington, đã xuất bản và phân tích một báo cáo về thái độ đang thay đổi của người dân Trung Quốc đối với nghèo đói.

Theo báo cáo, 10 đến 20 năm trước, hầu hết người dân Trung Quốc tin rằng nghèo đói là do các yếu tố cá nhân như thiếu khả năng hoặc nỗ lực. Giờ đây họ cho rằng vấn đề là do cơ hội hoặc cơ cấu kinh tế không công bằng.

Báo cáo trích dẫn dữ liệu liên quan và chỉ ra rằng từ năm 2004 đến năm 2014, hầu hết người dân Trung Quốc được khảo sát đều tin rằng thiếu năng lực, thiếu nỗ lực và trình độ học vấn thấp là ba yếu tố hàng đầu dẫn đến nghèo đói ở Trung Quốc. Tuy nhiên, dữ liệu mới nhất được công bố vào năm 2023 cho thấy, cơ hội và cơ cấu kinh tế không công bằng đã trở thành nguyên nhân chính thứ nhất và thứ ba dẫn đến nghèo đói trong tâm trí người dân Trung Quốc.

Ngoài ra, cuộc khảo sát cho thấy tỷ lệ người Trung Quốc được hỏi không đồng ý rằng “sự giàu có hay nghèo đói của một người là trách nhiệm cá nhân” đã tăng từ 25% năm 2004 lên 48% vào năm 2023, nhưng tỷ lệ người tin rằng “ở nước ta, nỗ lực sẽ nhận được phần thưởng” giảm mạnh từ 62% xuống 28%.

Ông Vương Quân Đào nói với RFA rằng thuật ngữ “thời gian rác rưởi của lịch sử” là để kích thích thần kinh tê liệt của mọi người, hy vọng khiến mọi người nhận thức được rằng xã hội này có vấn đề. Ông nói: “Lý thuyết ‘hát về nền kinh tế Trung Quốc tươi sáng’ cho rằng đất nước chúng ta đã mang đến cho mọi người rất nhiều cơ hội, tức là đại dương đủ rộng để cá nhảy, và bầu trời đủ cao để chim bay. Bây giờ những người này cảm thấy rằng không có con đường phía trước dành cho chúng ta. Dù bạn có theo đuổi thế nào, càng theo đuổi càng xa, càng theo đuổi thì càng rơi xuống dưới.”

Chuyên gia: So với “nằm thẳng” thì thuật ngữ này có thêm tâm thái coi thường Trung Quốc

Ông Diệp Diệu Nguyên (Ye Yaoyuan), chủ tịch nghiên cứu quốc tế tại Đại học St. Thomas ở Mỹ, đã phân tích trong một cuộc phỏng vấn với RFA rằng trong quá khứ, “nằm thẳng” chỉ đại biểu rằng “cá nhân cảm thấy dù có nỗ lực thế nào đi nữa thì đại khái cũng chỉ như thế này, làm nhiều làm ít thì tương lai cũng không khác nhau nhiều”. Mặc dù điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh tổng thể của Trung Quốc và tâm lý làm việc của giới trẻ, nhưng nó không hề coi thường Trung Quốc.

Ông nói: “Lý thuyết ‘nằm thẳng’’ không nói rằng nền kinh tế Trung Quốc chắc chắn sẽ thất bại, hay Trung Quốc chắc chắn sẽ thất bại, nhưng họ cũng không có cuộc thảo luận như ‘tương lai của Trung Quốc rốt cuộc là như thế nào?’, còn cái được nói trong ‘thời gian rác rưởi của lịch sử’ chính là nói rằng kết quả của ‘thời gian rác rưởi’ chính là họ nhất định sẽ thua.”

Ông Vương Duy Chính (Wang Weizheng), trưởng khoa Khoa học và Nghệ thuật, đồng thời là giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Adelphi ở Mỹ chỉ ra rằng, “thời gian rác rưởi” biểu thị kết quả có thể dự đoán trước được, và không thể lật ngược lại được. Ông nói: “Điều này cũng có thể được giải thích là tại sao người dân bình thường lại dùng từ này để mô tả quan điểm của họ về tương lai? Nó có nghĩa là cải cách và mở cửa ở Trung Quốc Đại Lục có thể nói là đã đi đến điểm mấu chốt, hoặc có thể nói là ngõ cụt”.

Theo Vi Đình, RFA