Trung Quốc

TQ: Nguồn thu phi thuế tăng 25%, tiền phạt và tiền tịch thu tăng gần 15%

Tình hình tài chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang eo hẹp, chính quyền địa phương thường tăng nguồn thu thông qua tiền phạt và các biện pháp khác. Theo số liệu công bố chính thức, nguồn thu thuế quốc gia của Trung Quốc giảm 3,4% vào năm 2024, nhưng nguồn thu phi thuế tăng 25,4% so với cùng kỳ năm trước, còn nguồn thu từ tiền phạt và tịch thu tăng gần 15%.

Hôm 18/11/2024, hơn 100 chủ sở hữu nhà ở cao cấp tại Số 1 Tô Hà Vịnh – Thượng Hải xuống đường bảo vệ quyền lợi, kết quả là một số lượng lớn cảnh sát đến hiện trường trấn áp. (Ảnh chụp màn hình video)

Ngày 24/1, Bộ Tài chính Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố, tổng thu ngân sách công quốc gia của Trung Quốc năm 2024 là 219.702 tỷ nhân dân tệ (khoảng 30,3 triệu USD), tăng 1,3% so với năm trước.

Trong đó, thu thuế toàn quốc đạt 1.749,72 tỷ nhân dân tệ (khoảng 241 triệu USD), giảm 3,4% so với năm trước; thu ngoài thuế đạt 447,30 tỷ nhân dân tệ (khoảng 61,7 tỷ VNĐ), tăng 25,4% so với năm trước.

Năm 2024, chi tiêu ngân sách công quốc gia của Trung Quốc là 2.846,12 tỷ nhân dân tệ (khoảng 392,8 triệu USD), tăng 3,6% so với năm trước.

Theo tờ báo Trung Quốc “First Financial Daily”, nguồn thu ngoài thuế năm 2024 tăng 25,4% so với năm trước. Giới chức giải thích, nguyên nhân chủ yếu là do nguồn thu đặc biệt từ một số đơn vị trung ương chuyển giao, và chính quyền địa phương huy động nguồn lực, tài sản, giúp tăng nguồn thu ngoài thuế khoảng 24 điểm phần trăm.

Trong đó, tiền phạt và tịch thu trong thu ngoài thuế tăng 14,8%, tốc độ tăng trưởng giảm theo từng quý, đạt 25,2% trong nửa đầu năm, 13,8% trong quý 3 và -4,4% trong quý 4.

“Nguồn thu phi thuế” của Trung Quốc bao gồm các khoản thu đặc biệt, nguồn thu từ việc sử dụng có trả tiền các nguồn lực (tài sản) của nhà nước, nguồn thu phí hành chính và thể chế, nguồn thu từ tiền phạt, tịch thu, và nguồn thu từ quỹ nhà ở của chính phủ.

Trong đó, “thu nhập từ tiền phạt và tịch thu” chủ yếu có nguồn gốc từ nguồn thu địa phương và tập trung ở tài chính cấp thành phố, cấp huyện, thu nhập chủ yếu tập trung ở công an và tòa án. Bao gồm các khoản tiền phạt chung và tịch thu từ công an, giao thông vận tải, thuế, tòa án, giám sát thị trường, v.v., cũng như các khoản tiền phạt chống buôn lậu và tịch thu từ công an, thị trường, v.v.

Phân tích của “First Financial Daily” chỉ ra rằng xét trên góc độ quốc gia, tỷ lệ tiền phạt và tịch thu trong nguồn thu ngoài thuế đã ở mức khoảng 10% kể từ năm 2018. Tỷ lệ này ở các tỉnh thành khác nhau là khác nhau. Năm 2023, ba tỉnh thành có tỷ lệ cao nhất đều đạt khoảng 20%.

Tháng 10/2024, ông Lưu Thành Lương, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Đông Ngô thuộc Đại học Tô Châu, kiêm phó giáo sư tại Trường Chính trị và Hành chính công, đã công khai tiết lộ rằng nguồn thu tiền phạt và tịch thu quốc gia của ĐCSTQ đạt 428,3 tỷ nhân dân tệ (khoảng 59 tỷ USD) vào năm 2022, mức cao nhất trong 10 năm.

Ông tin rằng sự gia tăng bất thường về số tiền này là do một thực tế rằng từ lâu tài chính địa phương đã phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập liên quan đến đất đai và thị trường nhà ở yếu kém. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn thu tài chính địa phương.

Ngoài ra, từ lâu, các khu vực miền trung và miền tây đã cần nguồn quỹ từ các cấp cao hơn để duy trì hoạt động và phát triển. Vì các khoản thanh toán không đủ, tiền phạt và tịch thu đã trở thành biện pháp khẩn cấp để bù đắp cho những khó khăn về tài chính.

Điều đáng chú ý là ông Lưu Thành Lương chỉ tiết lộ dữ liệu của năm 2022.

Trong năm 2023 và 2024, để bù đắp cho việc giảm nguồn thu thuế, nhìn chung chính quyền địa phương của ĐCSTQ đã tăng nguồn thu bằng cách tăng cường sử dụng tài sản và nguồn lực hiện có.

Đồng thời, tình trạng “đánh bắt xa bờ” và xử phạt tùy tiện xảy ra ở nhiều nơi, số tiền phạt và tịch thu ngoài thuế tăng nhanh.

“Đánh bắt xa bờ” là cách nói ẩn dụ cho cảnh sát cơ sở và các sở thực thi pháp luật ở nhiều nơi tại Trung Quốc, những người không có cơ sở pháp lý hình sự và không có bằng chứng chắc chắn, lại bắt giữ người dân ở các vùng khác, tỉnh khác, đặc biệt là các doanh nhân tư nhân.

Họ trực tiếp áp đặt phạt tiền và tịch thu tài sản, đóng băng và chuyển giao tài sản lớn. Nói cách khác, các nhân viên thực thi pháp luật của ĐCSTQ đang cướp tiền và phạm tội một cách công khai.

Theo báo cáo của Financial Times ngày 28/12/2024, cơ quan quản lý chứng khoán Trung Quốc thường yêu cầu các công ty niêm yết tiết lộ các trường hợp cổ đông kiểm soát, chủ tịch và các giám đốc điều hành cấp cao khác bị cảnh sát bắt giữ.

Qua số liệu thống kê các tài liệu liên quan, tờ báo này phát hiện ra rằng trong số 82 vụ bắt giữ nhân sự công ty niêm yết vào năm 2024, có tới một nửa liên quan đến chính quyền địa phương từ các khu vực khác hoặc địa điểm không xác định.

Những con số này cho thấy, các cơ quan thực thi pháp luật ở nhiều nơi đã triển khai chiến dịch bắt giữ rộng rãi hơn đối với các giám đốc điều hành cấp cao của các công ty liên quan trên khắp Trung Quốc.

Lâm Tông Văn

Published by
Lâm Tông Văn

Recent Posts

Lời khai ban đầu của nghi phạm vụ cô giáo ở Lào Cai bị sát hại

Liên quan vụ cô giáo ở Lào Cai bị sát hại, nam phó hiệu trưởng…

30 phút ago

TQ: Nổ lớn gần khu chợ ông Tập Cận Bình mới đi thị sát 3 ngày trước

Đáng chú ý là vào ngày 23/1, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập…

3 giờ ago

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol bị truy tố

Công tố viên Hàn Quốc đã tiến hành truy tố Tổng thống Yoon Suk-yeol với…

4 giờ ago

Tỷ phú Bill Gates thừa nhận rằng ly hôn là sai lầm hối tiếc nhất

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tờ The Times của London, tỷ phú…

4 giờ ago

Ông Trump: Không thể coi Canada là một quốc gia độc lập

Theo Tổng thống Mỹ Donald Trump, Canada hoàn toàn phụ thuộc vào Mỹ và không…

4 giờ ago

Hà Nội: Sự cố khi trình diễn drone gây cháy tại lễ tổng duyệt ở Mỹ Đình

Khi đang xếp hình tổng duyệt cho chương trình “Rực rỡ Thăng Long 2025”, nhiều…

4 giờ ago