Mấy năm qua, chính quyền Trung Quốc gia tăng đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, trang tin Business Insider tại Mỹ đã tiến hành phân tích một bức bản đồ và tiết lộ về nguyên nhân đằng sau việc này.
Hệ thống giám sát theo dõi an ninh công cộng thành phố Urumqi, Tân Cương (Ảnh từ Getty Images)
Business Insider đưa tin, nhiều năm qua, chính quyền Trung Quốc vẫn luôn coi người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương như phần tử khủng bố, xuất khẩu chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan sang các nước Trung Á. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho biết, một trong những nguyên nhân chính khiến Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ là có liên quan đến kế hoạch “Một vành đai, Một con đường” mà lãnh đạo Trung Quốc đang tích cực thúc đẩy.
“Một vành đai, Một con đường” tổng cộng có 6 tuyến đường trên đất liền, được gọi chung là “Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa” (Silk Road Economic Belt), và một tuyến đường biển được gọi là “Con đường tơ lụa trên biển” (Maritime Silk Road). Tân Cương là khu vực mà nhiều dự án của “Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa” phải đi qua.
Từ bản đồ được Business Insider vẽ lại, có thể thấy được địa vị quan trọng của Tân Cương trong kế hoạch “Một vành đai, Một con đường”. Trong bản đồ, đường có xanh lá cây nhạt là tuyến đường của “Một vành đai, Một con đường”, đường liền màu vàng là tuyến đường sắt hiện có, đường màu vàng đứt là tuyến đường sắt trong kế hoạch “Một vành đai, Một con đường”, đường màu đỏ liền là tuyến đường vận chuyển khí đốt tự nhiên, đường màu đỏ đứt là tuyến vận chuyển khí đốt tự nhiên trong kế hoạch này.
Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic and International Studies) tại Mỹ dự tính, Trung Quốc đã đầu tư khoảng 1 nghìn tỉ USD đến 8 nghìn tỉ USD vào kế hoạch “Một vành đai, Một con đường”. Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, năm 2018, tổng kim ngạch sản phẩm thương mại của Trung Quốc và các nước thuộc dự án “Một vành đai, Một con đường” đạt 1,3 nghìn tỉ USD.
Nhiều chuyên gia chỉ ra, từ năm 2013, sau khi đưa ra kế hoạch “Một vành đai, Một con đường”, Trung Quốc đã đầu tư lượng lớn tiền để thúc đẩy kế hoạch này, cùng với đó, Trung Quốc cũng đàn áp ngày càng mạnh mẽ đối với khu vực Tân Cương.
Trong 2 năm qua, chính quyền Trung Quốc đã tăng cường trấn áp đối với người Duy Ngô Nhĩ, trên đường phố có thể thấy thiết bị giám sát ở khắp nơi. Người Duy Ngô Nhĩ bị bắt giữ tùy tiện và giam giam giữ hoặc bị mất tích không rõ nguyên nhân, nguyên nhân bị bắt có thể chỉ là đồng hồ được đặt ở các múi giờ khác nhau hoặc tiếp xúc với người thân và bạn bè ở các quốc gia khác.
Tháng 8 năm ngoái, chuyên gia nhân quyền Liên Hiệp Quốc cho biết, theo nhiều báo cáo đáng tin cậy, Trung Quốc đang giam giữ hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ ở Tây Tân Cương, đồng thời ép buộc 2 triệu người chấp nhận tái giáo dục và tẩy não.
Rushan Abbas – nhà hoạt động người Duy Ngô Nhĩ tại bang Virginia (Mỹ) chia sẻ với Business Insider rằng, chính quyền Trung Quốc đàn áp mạnh mẽ người Duy Ngô Nhĩ là có liên quan đến “Một vành đai, Một con đường”, bởi vì người Duy Ngô Nhĩ cư trú ở “vị trí hạt nhân quan trọng nhất” của kế hoạch này này.
Sáu ngày sau khi Rushan Abbas chỉ trích hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc tại Washington, chị và dì của cô ở Tân Cương đã mất tích không rõ nguyên nhân.
Trước đó, chuyên gia về chính sách dân tộc thiểu số Trung Quốc Adrian Zenz đã nói với New York Times rằng, từ khi Trung Quốc đưa ra kế hoạch “Một vành đai, Một con đường”, tình hình Tân Cương đã có biến đổi to lớn, nơi đây trở thành “khu vực nòng cốt” của phát triển kinh tế.
Một phương diện khác, Trung Quốc cũng cố gắng để đảm bảo nước tham dự vào “Một vành đai, Một con đường” không liên tiếng thay cho người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương.
Từ tháng 12 năm ngoái, chính quyền Trung Quốc đã mời hàng chục phóng viên và quan chức ngoại giao của ít nhất 16 quốc gia đến thăm các trại “giáo dục cải tạo” mà Trung Quốc đang kiểm soát nghiêm ngặt tại Tân Cương, trong đó có nhiều quốc gia tham dự vào “Một vành đai, Một con đường” như Kazakhstan, Tajikistan và Pakistan.
Reuters đưa tin cho biết, Trung Quốc dự tính mời nhiều nước hơn nữa tới thăm Tân Cương. Trong danh sách khách mời này, không bao gồm quan chức của Liên Hiệp Quốc và những nhân sĩ thuộc các tổ chức như Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch, HRW), v.v.
Bà Sophie Richardson – Giám đốc phụ trách vấn đề nhân quyền Trung Quốc thuộc HRW cho biết, Trung Quốc từ lâu vẫn giỏi “diễn trò”, kiểu “thăm ngoại giao này không thể thay thế được các đánh giá độc lập đáng tin cậy”.
Hôm 25/2, hội nghị thường niên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã khai mạc tại Geneva, nguồn tin cho biết, hội nghị sẽ tập trung vào việc Trung Quốc bức hại người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.
John Fisher – một quan chức của HRW cho biết, những người ông tiếp xúc đều quan tâm đến hành vi xâm phạm nhân quyền trên diện rộng của Trung Quốc tại Tân Cương, họ đồng ý việc chính quyền Trung Quốc phải có tiêu chuẩn bảo vệ nhân quyền tương đồng với các quốc gia khác.
Theo Reuters, phái đoàn Trung Quốc tại Geneva đã gửi một lá thư lên Liên Hiệp Quốc kêu gọi không cho phép 15 nhà hoạt động nhân quyền tham dự hội nghị của Hội đồng Nhân quyền kéo dài 4 tuần, nhưng nhiều nhân sĩ cho biết, Liên Hiệp Quốc đã từ chối yêu cầu của Trung Quốc.
Trí Đạt
Xem thêm:
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã đề cử bà Kristi Noem, Thống đốc tiểu…
Các nhà điều tra Ukraine đang nghiên cứu mảnh vỡ của một tên lửa đạn…
Hôm Chủ nhật (24/11), thủ đô Islamabad của Pakistan đã bị phong tỏa vì lý…
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã cam kết tăng cường lưu lượng…
Theo VKS, bản án quy kết bị cáo Trương Mỹ Lan tham ô 304.000 tỷ…
Theo thống kê, hơn 800.000 người nhập cư Venezuela đã đổ vào Mỹ trong 4…