Hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) vừa kết thúc, do sự cản trở của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khiến lần đầu tiên trong hơn 20 năm lịch sử Hội nghị thượng đỉnh APEC đã không ra được Tuyên bố chung. Vào ngày 20/11 có bloger truyền thông Mỹ đã chia sẻ bài viết vạch trần những hành động thô lỗ của giới ngoại giao Trung Quốc tại Hội nghị thượng đỉnh APEC. Giới chức Mỹ ví các hành động này là “ngoại giao răn đe”.
Hội nghị thượng đỉnh APEC 2018 vừa kết thúc, do sự cản trở của ĐCSTQ, lần đầu tiên trong hơn 20 năm lịch sử Hội nghị thượng đỉnh đã không có Tuyên bố chung (Ảnh: Getty Images)
Vào ngày 20/11, bloger Josh Rogi của tờ Washington Post đã công bố bài viết “Ngoại giao răn đe của Trung Quốc (ĐCSTQ) tại Hội nghị thượng đỉnh APEC”. Bài viết chỉ ra ĐCSTQ cản trở hội nghị thượng đỉnh ra Tuyên bố chung chỉ là sự cố cuối cùng trong cả chuỗi sự cố liên hoàn. Trong thời gian hội nghị, đoàn đại biểu của ĐCSTQ đã gây hàng loạt hành động hung hăng quái gở, muốn làm chủ hội nghị, ép buộc nước chủ nhà và những nước khác phải chấp nhận theo yêu cầu của họ.
Một quan chức cấp cao của Mỹ tham gia vào các cuộc đàm phán Mỹ -Trung bày tỏ rằng, hành vi “ngoại giao răn đe” của quan chức Trung Quốc (ĐCSTQ) đã trở thành thông lệ. “Họ đi tới đi lui như thể nơi này là của họ, chỉ thích nhe nanh giơ vuốt để có được những gì họ muốn”.
Trước khi hội nghị bắt đầu và tiếp tục cho đến khi kết thúc, các quan chức ĐCSTQ đã tận dụng mọi cơ hội để áp dụng cách ứng xử răn đe làm tổn hại chính phủ nước chủ nhà Papua New Guinea và các thành viên khác tại hội nghị thượng đỉnh.
Chiến lược của ĐCSTQ bao gồm chế giễu các phương tiện truyền thông quốc tế, tự ý xông vào tòa nhà chính phủ nước chủ nhà khi chưa được mời, tuyên truyền ủng hộ Bắc Kinh trên truyền thông tại thủ đô Port Moresby của Papua New Guinea, và thậm chí sử dụng các cuộc tấn công trên mạng để ngăn chặn giới phóng viên theo dõi bài phát biểu của người đứng đầu phái đoàn Mỹ là Phó Tổng thống Pence.
Bài viết của bloger Josh Rogi cho biết, khi phái đoàn Trung Quốc đến Papua New Guinea, “cuộc tấn công hào nhoáng” của ĐCSTQ đã bủa vây ở khắp mọi nơi, trên các con phố của thủ đô Port Moresby tràn đầy những lá cờ năm sao, hệ quả là Chính phủ Papua New Guinea phải lên tiếng yêu cầu ĐCSTQ rút hết cờ trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh APEC, cuối cùng ĐCSTQ cũng phải tuân thủ quy định, nhưng lại thay thế lá cờ năm sao bằng lá cờ đỏ. Dọc theo con đường chính của thủ đô Papua New Guinea có treo những poster lớn quảng bá sáng kiến “Vành đai và Con đường” của ĐCSTQ (trong bài phát biểu tại APEC, Pence gọi “Vành đai và Con đường” là “một con đường hẹp” và “con đường một chiều”).
Tại Papua New Guinea, hành vi đe dọa đầu tiên của ĐCSTQ là cấm truyền thông quốc tế và địa phương đưa tin về tọa đàm của ông Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo của các quốc đảo Thái Bình Dương. Trước khi tọa đàm, phóng viên đã nhận được giấy phép từ chính phủ Papua New Guinea, nhưng quan chức ĐCSTQ đã cấm họ vào tòa nhà và chỉ cho phép truyền thông của ĐCSTQ đưa tin.
Một quan chức Mỹ cho biết đây là chủ ý của ĐCSTQ, vì nếu cho vào thì các phóng viên sẽ viết lại những hành vi xấu xa của ĐCSTQ. Gorethy Kenneth, phóng viên của Post Courier, một cơ quan truyền thông địa phương ở Papua New Guinea cho biết mọi người đều thấy tức giận. Phóng viên kỳ cựu Helen Tarawa Rei thuộc tờ The National của Papua New Guinea chia sẻ: “Tự do báo chí của chúng ta bị vi phạm khi đối phương không cho phép vào lấy tin, đất nước chúng tôi là đất nước có tự do báo chí”.
Theo bài viết của bloger Josh Rogi, sau đó mọi thứ còn tồi tệ hơn. Hôm thứ Bảy, ông Tập Cận Bình và Mike Pence là hai người phát biểu chính thức cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh, họ phát biểu trên tàu du lịch gần bờ biển, còn hầu hết giới phóng viên trú tại trung tâm truyền thông quốc tế trên bờ biển.
Năm phút sau khi bắt đầu bài phát biểu của ông Pence, mạng internet của trung tâm truyền thông xảy ra vấn đề đối với hầu hết các phóng viên, làm họ không thể kịp thời được nghe và đưa tin về bài phát biểu của ông Pence. Sau khi ông Pence hoàn thành bài phát biểu, mạng internet của trung tâm truyền thông mới bí ẩn hồi phục lại bình thường.
Quan chức Mỹ chỉ ra, mặc dù họ không chắc liệu vấn đề này có phải do ĐCSTQ hay không, nhưng họ đang điều tra những gì đã xảy ra. Một quan chức cấp cao khác của Mỹ nói rằng, trước phát biểu của Phó Tổng thống Pence, tức khi ông Tập Cận Bình phát biểu không xảy ra bất kỳ vấn đề nào về mạng internet.
Bài viết cho biết, những diễn biến điên rồ chưa bao giờ dừng lại trong thời gian hội nghị. Khi các nước thành viên APEC đàm phán kín về Tuyên bố chung, thời gian đàm phán các quan chức Trung Quốc luôn thể hiện thái độ tức giận. Họ yêu cầu được đàm phán với Bộ trưởng Ngoại giao Papua New Guinea, nhưng Bộ trưởng ngoại giao Papua New Guinea từ chối yêu cầu của quan chức Trung Quốc vì ông không muốn vi phạm vai trò trung lập trong tư cách là Chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh.
Không dừng lại ở đó, các quan chức ĐCSTQ còn đến tận Bộ Ngoại giao Papua New Guinea nhằm gây áp lực với văn phòng của Bộ trưởng Ngoại giao, cuối cùng Bộ trưởng ngoại giao Papua New Guinea đã phải gọi cảnh sát địa phương đến để đuổi các quan chức ĐCSTQ đi. Josh Rogi cho biết, tất cả nhà ngoại giao Papua New Guinea mà ông trao đổi đều bị sốc vì những hành động của quan chức ĐCSTQ.
Nhưng đây chưa phải là màn kết! Josh Rogi viết rằng các cuộc đàm phán tiếp tục kéo dài cho đến ngày Chủ nhật, và hành vi xấu xí của phái đoàn ĐCSTQ tiếp tục theo đó phát triển. Giới chức Mỹ cho biết, trong các cuộc họp, quan chức ĐCSTQ cho rằng các nước luôn lớn tiếng nhắm vào ĐCSTQ, nhưng quan chức Mỹ khẳng định rằng không ai khác trong phòng la hét to tiếng ngoài quan chức ĐCSTQ.
Bài viết chia sẻ lời của quan chức Mỹ nói rằng, ngoại trừ ĐCSTQ, tất cả 20 quốc gia cuối cùng đã đồng ý với nội dung của Tuyên bố chung. Còn phái đoàn ĐCSTQ chủ yếu phản đối ở một câu: “Chúng tôi đồng ý chống chủ nghĩa bảo hộ bao gồm tất cả các hoạt động thương mại không công bằng”. Quan chức ĐCSTQ cho rằng câu này nhằm vào ĐCSTQ.
Ngoài ra, khi phát biểu, các quan chức ĐCSTQ thường độc thoại dài dòng, trong khi họ biết rằng thời gian không có nhiều, các nhà lãnh đạo thế giới khác đang chờ đợi đến lượt mình. Một quan chức Mỹ chia sẻ, khi thời gian đã gần hết, còn hội nghị thượng đỉnh chính thức tuyên bố không ra được Tuyên bố chung, phái đoàn ĐCSTQ đóng quân trong một căn phòng ở gần địa điểm chính hội nghị lập tức vỗ tay reo hò.
Trên tờ The Wall Street Journal, một quan chức chính phủ Mỹ cho biết, việc không ra được Tuyên bố chung “không phải do xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ”, mà đó là “xung đột giữa Trung Quốc (ĐCSTQ) và tất cả các thành viên APEC”.
Qua vở bi hài kịch của ĐCSTQ, bài viết của Josh Rogi chia sẻ rằng có thể rút ra ba vấn đề.
Thứ nhất, hành vi của các quan chức ĐCSTQ ngày càng trở nên vô liêm sỉ hơn.
Thứ hai, sự lệch lạc về hành vi và nhạy cảm quá độ của hầu hết quan chức ĐCSTQ rõ ràng cho thấy Chính phủ Trung Quốc đang bị áp lực lớn từ Mỹ và các đồng minh của Mỹ.
Thứ ba, các hành vi của quan chức ĐCSTQ đã khiến họ ngày càng khó ưa trong mắt các nước khác.
Cuối cùng, tác giả chỉ ra tình trạng tâm lý của giới chức Chính phủ Trung Quốc: hung hăng, cảm giác bất an, mất khả năng kiểm soát, không muốn tiếp tục đóng màn kịch tuân thủ các quy tắc hành xử của cộng đồng quốc tế mà trước đây họ phải chịu.
Trí Đạt
Xem thêm:
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…