Ngày 20/6, “Ngày của Cha” là một ngày lễ phương Tây để vinh danh các ông bố. Nhân dịp này, trong và ngoài Trung Quốc có một nhóm những người con đã rất đau lòng bởi cha của họ vì tập Pháp Luân Công mà đã bị Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại đến chết.
Tối ngày 12/4/2021, ông Công Phi Khải, một đại tá về hưu, đã bị tra tấn đến chết tại nhà tù Tế Nam, tỉnh Sơn Đông.
Ngày 4/4/2021, ông Lã Quan Như bị bức hại trong nhà tù Thái Lai, tỉnh Hắc Long Giang và chết vì “xuất huyết não” ở tuổi 69.
Ngày 14/3/2021, con trai của học viên Pháp Luân Công Quách Bảo Quân ở quận Nhị Thất, thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, nhận được một tin nhắn từ Trại giam số 3 thành phố Trịnh Châu cho biết rằng cha của mình đã qua đời.
Các học viên Pháp Luân Công như ông Công Phi Khải, ông Lã Quan Như và ông Quách Bảo Quân chỉ là đại diện cho vô số những người cha đã bị bức hại đến chết. Cái chết của họ mang lại nỗi buồn vô hạn cho những người thân yêu.
Ông Công Phi Khải, 66 tuổi, là đại tá, sĩ quan cấp Trung đoàn. Trước khi nghỉ hưu, ông là Phó tham mưu trưởng của Sư đoàn pháo binh dự bị tỉnh Sơn Đông và đã tu luyện Pháp Luân Công.
Gia đình của ông Công Phi Khải nhận được một cuộc gọi từ nhà tù tỉnh Sơn Đông tối ngày 12/4/2021. Họ được thông báo rằng ông Công Phi Khải đang cấp cứu ở bệnh viện do huyết áp cao. Ngay sau đó họ lại nhận được thông báo từ nhà tù rằng ông bị xuất huyết não, cấp cứu không thành và đã chết.
Gia đình cho rằng cái chết của ông rất đột ngột và kỳ lạ, có nhiều nghi vấn nhưng trại giam đã không đưa ra lời giải thích hợp lý.
Người thân cho biết cơ thể ông Công Phi Khải sưng tấy, ẩm ướt, có vết thương và chảy máu ở tai. Trại giam nói rằng ông ấy không hợp tác điều trị dẫn đến tử vong do xuất huyết não. Nhưng người nhà cho rằng lời khai này là sai sự thật và trốn tránh trách nhiệm.
Một năm rưỡi trước khi ông Công Phi Khải qua đời, các nhà quản lý nhà tù đã từ chối cho các thành viên trong gia đình gặp mặt ông với lý do dịch bệnh. Gia đình không biết về tình trạng của ông trong tù ra sao.
Ngày 17/10/2017, ông Công Phi Khải đã đến thăm học viên Pháp Luân Công Túc Quế Hoa (70 tuổi) và bị cảnh sát bắt cóc đến Trung tâm giam giữ số 1 Thanh Đảo, thị trấn Phố Đông, Tức Mặc Phổ. Sau đó ông bị kết án phi pháp 7 năm tù giam và bị đưa đến nhà tù tỉnh Sơn Đông.
Ngày 26/10/2017, các học viên Pháp Luân Công tại khu Vịnh San Francisco đã đến Lãnh sự quán Trung Quốc tại San Francisco để tổ chức một cuộc kháng nghị. Cô Công Hiểu Yến, con gái ông Công Phi Khải, làm việc ở Thung lũng Silicon đã kêu gọi trả tự do vô điều kiện cho người cha bị bắt cóc và giam giữ của mình. Đồng thời cô cũng bày tỏ vô cùng lo lắng cho sự an toàn của ông. Vào thời điểm đó, cha cô đã bị bức hại tới mức không thể đi lại được.
Ông Lữ Quan Như, một cựu nhân viên của Công ty Xây dựng Nhà thuộc Cục Quản lý Dầu khí Đại Khánh, chịu trách nhiệm lập dự toán xây dựng nhà ở. Từ năm 1994, ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công và được thọ ích cả thân lẫn tâm. Những đau đớn và các căn bệnh mãn tính của ông đều khỏi mà không cần điều trị. Hàng năm ông được đánh giá là lao động tiên tiến của đơn vị.
Ngày 9/11/2018, ông Lữ Quan Như đã bị cảnh sát Thành Long, Trần Hy từ Văn phòng Công an đường Nhượng Hồ, thành phố Đại Khánh bắt cóc. Cùng ngày hôm đó, hơn 60 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt cóc tại khu vực Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang. Gần 100 người đã bị lục soát nhà phi pháp, sách nhiễu và đe dọa bất hợp pháp.
Trong khi bị giam giữ bất hợp pháp tại Trung tâm giam giữ Đại Khánh, ông Lữ Quan Như đã bị cảnh sát phạt đứng, đeo xiềng xích và bị xét xử bất hợp pháp. Ông đã chống lại sự bức hại bằng cách tuyệt thực nhiều lần, và bị cảnh sát cùng các tù nhân bức thực. Việc bức hại đã gây chảy máu dạ dày và tính mạng của ông gặp nguy hiểm. Ông đã được cấp cứu nhiều lần trong bệnh viện.
Ngày 6/6/2019, ông Lữ Quan Như và học viên Pháp Luân Công Lưu Ân Quyền đã bị đưa ra tòa. Ngày 1/7, ông bị kết án oan 7 năm tù và phải nộp phạt 40.000 nhân dân tệ (tương đương 142 triệu VNĐ). Ông đã kháng cáo lên Tòa án cấp trung của thành phố Đại Khánh và bị tuyên giữ nguyên bản án bất hợp pháp.
Ngày 30/7 cùng năm, sau khi được bệnh viện cấp cứu, ông bị bí mật đưa vào nhà tù Hô Lan, tỉnh Hắc Long Giang.
Ông từ chối “chuyển hóa” (từ bỏ tu luyện) và bị đưa vào nhà tù Thái Lai tại Tề Tề Cáp Nhĩ, tỉnh Hắc Long Giang vào tháng 11/2019. Ngày 4/4 năm nay ông đã qua đời.
Ngày 20/7/1999, ĐCSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Công. Học viên Pháp Luân Công Lữ Quan Như tại thành phố Đại Khánh, đã bị cảnh sát bắt cóc và giam giữ trái phép. Ông bị buộc phải lưu lạc bên ngoài suốt 18 năm.
Khi ông Lữ Quan Như bị bức hại, con gái của ông đã rất sợ hãi. Một lần khi Tết Trung thu đang đến gần, ông nhận được cuộc gọi của con gái nói rằng cô rất nhớ ông. Cảnh sát đập cửa ở bên ngoài, cô ở nhà một mình và rất sợ hãi. Ông nói với con gái rằng mình sẽ về ngay, nhưng con gái ông gào khóc: “Ba đừng về, bọn họ đang rình ở dưới lầu tìm ba đó. Ba đừng về!”
Sau khi tốt nghiệp, lẽ ra con gái ông đã đi làm, nhưng lại bị bức hại liên đới. Đơn vị lần lữa không sắp xếp công việc cho cô. Cuối cùng họ chỉ thu xếp cho cô làm việc dọn dẹp.
Ngày 14/3/2021, con trai của ông Quách Bảo Quân nhận được một tin nhắn từ Trại giam số 3 thành phố Trịnh Châu, thông báo rằng ông Quách đã qua đời.
Ông Quách Bảo Quân sinh năm 1958, sống tại làng Hậu Trại, xã Hậu Trại, quận Nhị Thất, thành phố Trịnh Châu. Ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Trịnh Châu, và làm việc trong Ủy ban giáo dục của thị trấn Hậu Trại. Ông từng làm cán bộ thôn và giáo viên tiểu học, sau đó chuyển sang làm việc tại trung tâm y tế xã Hậu Trại.
Năm 1995, ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Ông tốt bụng và giản dị, tận tâm trong công việc và được mọi người công nhận là một người tốt.
Tối ngày 10/11/2019, ông Quách Bảo Quân đã phân phát tài liệu sự thật về Pháp Luân Công ở làng Vi Câu. Ông bị cảnh sát từ đồn công an thị trấn Bạch Trại, thành phố Tân Mật, trực thuộc thành phố Trịnh Châu bắt cóc đến Trung tâm giam giữ thành phố Tân Mật. Vài ngày sau, ông bị chuyển đến Trung tâm giam giữ số 3 của thành phố Trịnh Châu. Khoảng ngày 9/1/2020, ông bị hãm hại tại Tòa án quận Trung Nguyên của thành phố Trịnh Châu.
Ngày 29/6/2020, ông bị kết án oan 2 năm và bị phạt 20.000 nhân dân tệ (tương đương 71 triệu VNĐ). Ông đã nộp đơn kháng cáo và bị phiên sơ thẩm lần thứ hai giữ nguyên bản án bất hợp pháp vào ngày 28/8.
Đầu tháng 11/2019, sau khi vào trại giam, ông đã tuyệt thực để phản đối cuộc bức hại. Trong hơn một năm, gia đình không được gặp ông. Đến ngày 3/12/2020, con trai ông mới được nhìn thấy cha trong bệnh viện.
Ông rất gầy, trông không ra hình người. Mí mắt của ông sưng tấy nghiêm trọng. Trong mũi ông có một ống với thông dạ dày, và một ống thông tiểu ở thân dưới. Chân ông còn đeo xiềng xích dày cộp bằng ngón tay trỏ.
Sau đó, con trai ông đến bệnh viện và không được gặp lại cha. Bác sĩ nói: Có quy định rằng bác sĩ không được gặp người nhà của người bị giám sát một mình, phải có sự đồng ý của Trại giam số 3 thành phố Trịnh Châu hoặc có quản giáo trong trại giam đi cùng.
Từ đó con trai ông không bao giờ gặp lại cha mình, mãi đến khi ông Quách Bảo Quân qua đời.
Ngày 8/3/2006, ông Nhậm Đông Sinh, một học viên Pháp Luân Công ở quận Tĩnh Hải, thành phố Thiên Tân, đã bị giam giữ bất hợp pháp vì tu luyện Pháp Luân Công. Sau đó ông bị kết án 5 năm tù phi pháp.
Tháng 3/2011, anh Nhậm Kiện Phong, con trai ông Nhậm Đông Sinh, cuối cùng cũng chờ được đến ngày cha trở về. Tuy nhiên, thật không ngờ rằng cha anh đã bị bức hại trong nhà tù Tân Hải, Thiên Tân, khiến ông phát điên. Sau khi ra tù, hễ ra ngoài là ông ấy đi mất tích mấy ngày liền. Cửa và đồ đạc trong nhà đều bị ông ấy đập phá.
Sau này, anh Nhậm Kiện Phong viết: “Cha tôi đã bị tra tấn đến phát điên trong nhà tù Thiên Tân. Hơn nữa còn không nhận được phản hồi thích đáng về việc kêu oan mình theo quy định của pháp luật. Đây cũng là một minh chứng cho cuộc bức hại vô lý và tà ác này. Điều này thật bất hạnh cho một gia đình và một đứa trẻ, kỳ thực cũng là sự bất hạnh cho đất nước và xã hội này!”
2 giờ sáng ngày 12/9/2018, sau nhiều năm bị bức hại đến phát điên, cha của anh Nhậm Kiện Phong đã qua đời đầy oan uổng.
Ông Từ Đại Vi, cha của cô Từ Hâm Dương, là một học viên Pháp Luân Công ở huyện Thanh Nguyên, thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh. Ngày 4/2/2001, ông bị đồn cảnh sát Thắng Lợi, thành phố Thẩm Dương bắt giữ vì in các tài liệu sự thật về Pháp Luân Công. Sau đó ông bị kết án 8 năm tù phi pháp. Năm đó cha cô mới 26 tuổi.
Ngày 3/2/2009, ông Từ Đại Vi, khi đó gần 34 tuổi, đã được ra tù sau thời gian bị xét xử phi pháp. Gia đình phát hiện ra ông bị rối loạn tinh thần, người gầy như que củi.
Chưa đầy 2 tuần sau khi ra tù, ông Từ Đại Vi đã qua đời đầy oan uổng vào ngày 16/2/2009.
Năm 2017, vợ của ông Từ Đại Vi là bà Trì Lệ Hoa và con gái Từ Hâm Dương đã đến Hoa Kỳ với tư cách là người tị nạn của Liên Hợp Quốc.
Cô Từ Hâm Dương cho biết: “Khi cha tôi tỉnh táo, ông ấy nói với mẹ tôi rằng cảnh sát đã tiêm thuốc độc cho ông. Khi thần trí không tỉnh táo, ông lại ôm đầu và ngồi xổm trong góc tường, trông rất sợ hãi.”
Ngày của Cha là một “ngày buồn” đối với cô Từ Hâm Dương. Cô từng nói: “Những người con sẽ nói những lời chúc phúc đến cha của mình vào Ngày của Cha. Nhưng dường như cha tôi sẽ không bao giờ nghe được những lời này.”
Các cơ sở giam giữ của ĐCSTQ, chẳng hạn như nhà tù và trung tâm giam giữ, là những hang ổ đen tối và là nơi tập trung bức hại các học viên Pháp Luân Công. Họ cưỡng chế “chuyển hóa” (ép buộc từ bỏ tu luyện) bằng bạo lực một cách tàn nhẫn.
Tại nhà tù tỉnh Sơn Đông, cảnh sát xúi giục tù nhân tra tấn các học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ bất hợp pháp. Các tù nhân tay sai đã nhiều lần đe dọa: “Tra tấn không chết là được, khiến ngươi sống không bằng chết.”
Nhà tù Thái Lai ở tỉnh Hắc Long Giang luôn được Ban quản lý nhà tù sử dụng làm “khu tập trung” để cải tạo bạo lực và bức hại tàn nhẫn các học viên Pháp Luân Công.
Vào Ngày Nhân quyền Quốc tế 10/12/2020, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với 17 quan chức nước ngoài bức hại nhân quyền, gồm ông Hoàng Viễn Hùng, quan chức ĐCSTQ, người trực tiếp bức hại các học viên Pháp Luân Công.
Ngày 12/5/2021, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã trừng phạt ông Dư Huy, cựu giám đốc “Phòng 610” Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên.
Canada, Vương quốc Anh và Liên minh Châu Âu cũng liên tiếp trừng phạt những kẻ bức hại nhân quyền của ĐCSTQ.
Theo Lý Khiết Tư, Epoch Times
Xem thêm:
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…