Ông Tập Cận Bình đã có thỏa hiệp với đối thủ chính trị để tái nhiệm ở Đại hội 20?

Gần đây, 3 vụ án nhạy cảm liên quan đến tình hình tương lai của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bước vào giai đoạn xét xử, đó là các vụ án của Phó Chính Hoa, Tôn Lực Quân, Tiêu Kiến Hoa. Có phân tích cho rằng tội trạng của họ cho thấy dường như ông Tập Cận Bình đã đạt được thỏa hiệp với các đối thủ chính trị để đổi lấy việc tái nhiệm tại Đại hội 20. Nhưng có những dấu hiệu gần đây cho thấy vấn đề không hẳn như vậy.

Ông Tập Cận Bình thăm Tân Cương vào tháng 7/2022. (Ảnh chụp màn hình video)

Hôm 13/7, trang web Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ đã đăng một bài viết với tựa đề “Thập kỷ đặt nền khuôn khổ: Kỷ luật chính trị và quy tắc chính trị nghiêm minh”. Bài viết cho biết, sau Đại hội 18 tình hình kỷ luật chính trị của ĐCSTQ đã được ấn định như một hệ thống pháp luật với mục đích gia cố vững chắc hơn vị thế trung tâm quyền lực của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ.

Bài viết chỉ ra các thành viên của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ phải tuân thủ nghiêm ngặt “kỷ luật chính trị và quy tắc chính trị” của Đảng, nếu người nào phát hiện thành viên khác vi phạm Điều lệ Đảng gây phá hoại kỷ luật của Đảng, nguy hại cho đoàn kết và thống nhất thì cần kiên quyết chống lại và kịp thời báo cáo.

Bài viết có động thái hiếm thấy khi nhắc đến tên các Ủy viên Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, và Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, khiến người đọc cảm thấy trận chiến này không đơn giản qua quýt.

Sau đó, bài viết liệt kê một số quan chức cấp cao đã bị “ngã ngựa” và kết án, cụ thể là các quan chức vi phạm kỷ luật nghiêm trọng như Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Tôn Chính Tài, Lệnh Kế Hoạch; các vụ điều tra và xử lý các nhóm trong Đảng như Tôn Lực Quân, Đặng Khôi Lâm, Cung Đạo An, Vương Lập Khoa, Lưu Tân Vân, Phó Chính Hoa…, “nhằm ngăn chặn hình thành các thế lực lợi ích bè phái để cắt đứt mối liên hệ giữa quyền lực và tiền bạc”.

Bài viết có ngôn từ mạnh mẽ này của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương nhằm vào ai? Hãy chú ý là khi bài viết liệt kê các thành viên trong “băng đảng chính trị” của Tôn Lực Quân thì bỏ ngỏ khoảng trống “vân vân” ở sau tên của Lưu Tân Vân và Phó Chính Hoa như có ý ám chí các nhân vật chính trị cấp cao hơn đứng sau những người này sẽ bị xử lý trong tương lai.

Khi bầu không khí chính trị trước Đại hội 20 của ĐCSTQ ở lúc nhạy cảm, đối đầu trong bộ máy cấp cao của nhà cầm quyền này càng khốc liệt. Câu hỏi đặt ra là liệu bài viết có ám chỉ ông Tập Cận Bình đã sẵn sàng từ bỏ thỏa hiệp với các đối thủ chính trị?

Trước đó, 3 vụ án lớn được coi là có liên quan đến tương lai của ĐCSTQ bao gồm vụ án trùm tài chính Tiêu Kiến Hoa, vụ cựu Thứ trưởng Bộ Công an ĐCSTQ Tôn Lực Quân, và cựu Bộ trưởng Bộ Tư pháp Phó Chính Hoa, tất cả đều được ra tòa trước Hội nghị Bắc Đới Hà vào tháng Bảy. Có phân tích cho rằng tội trạng của họ chủ yếu bị quy “tội phạm kinh tế và tham nhũng”, cho thấy dường như ông Tập Cận Bình đã đạt được thỏa hiệp với các đối thủ chính trị để đổi lấy việc tái nhiệm tại Đại hội 20.

Tuy nhiên, khả năng ông Tập dùng cách thỏa hiệp để tái nhiệm dường như chỉ là ảo tưởng. Có thể nhìn vào những bài khác như bài đăng ngày 14/7 trên Nhân dân Nhật báo của tác giả ký tên “Zhong Yin” (Trung Âm) có tựa “Kiên quyết phản đối và trừng phạt tham nhũng”; cùng thời gian, trang web của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương và Ủy ban Giám sát Nhà nước của ĐCSTQ đã đăng bài bình luận ký tên “Zhong Jiyan” (Trung Kỷ Ngôn), bài viết có tựa “Nâng cao mức độ phát huy ‘ba không tham’ để giành chiến thắng một cách toàn diện trong cuộc chiến chống tham nhũng kéo dài”

Về vấn đề này, có nhà bình luận cho rằng sau buổi học tập chuyên đề của Bộ Chính trị ĐCSTQ vào ngày 17/6, bộ máy tuyên truyền của họ đã mạnh mẽ thúc đẩy tạo thanh thế “chống tham nhũng” với mức độ hiếm thấy. Nếu nói trong tình huống này, ông Tập Cận Bình xử lý nhẹ đối với Tôn Lực Quân, Phó Chính Hoa và Tiêu Kiến Hoa thì khác gì ông Tập tự tát vào mặt. Nếu cho rằng Tôn Lực Quân, Phó Chính Hoa và Tiêu Kiến Hoa cuối cùng được tha bổng thì rất có thể sẽ xảy ra cái gọi là “lập công lớn chuộc tội”.

Tuy nhiên, nhìn vào trường hợp của Lại Tiểu Dân (cựu chủ tịch công ty tài chính Hoa Dung lớn nhất Trung Quốc), ban đầu cũng tưởng chỉ ‘giơ cao đánh khẽ’ thì cuối cùng bị ‘hành quyết’ một cách nhanh chóng, cho thấy trừ khi Tôn Lực Quân, Phó Chính Hoa và Tiêu Kiến Hoa có nhân vật chính trị nặng ký đỡ cho phía sau, nếu không thì khó có chuyện họ sẽ bị xử nhẹ. Có thể suy đoán qua những biểu hiện cho thấy ông Tập đã thể hiện rõ thái độ: Kẻ nào đi quá ranh giới thì không thể nhân nhượng.

Miêu Vi

Published by
Miêu Vi

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

5 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

6 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

6 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

7 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

9 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

10 giờ ago