Gần đây, trong một buổi họp Thường vụ Bộ Chính trị của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), ông Tập Cận Bình đã đưa ra chỉ đạo rằng, trước khi kết thúc năm 2018 phải giải quyết triệt để “vấn đề phức tạp và nhạy cảm” là không cho phép quân đội tiếp tục làm kinh doanh. Giới quan sát có chỉ ra, việc ông Tập Cận Bình thẳng thắn thừa nhận đây là “vấn đề phức tạp và nhạy cảm” hàm nghĩa công tác cải cách quân đội đã gặp trở ngại lớn.
Ngày 31/7, lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đã triệu tập họp Ban Thường vụ Bộ Chính trị và đã nhấn mạnh phải triệt để chấm dứt tình trạng quân đội kinh doanh, và đề nghị phải hoàn thành trước khi kết thúc năm 2018.
Trước đây vào ngày 03/7, truyền thông quân đội ĐCSTQ đưa tin rằng tính đến ngày 30/6 đã đình chỉ được 100.000 dự án kinh doanh trong tổng số 106.000 dự án do hệ thống quân đội phụ trách. Tuy nhiên, vẫn còn một số dự án phức tạp và nhạy cảm đang được xử lý.
Vào ngày 11/6 năm nay, ĐCSTQ đã yêu cầu tất cả các hoạt động “dịch vụ thu phí” (cách đánh tráo khái niệm “kinh doanh”) của quân đội Trung Quốc phải chấm dứt hoàn toàn trước khi kết năm 2018. Theo đó, ngày 11/6, Văn phòng Trung ương ĐCSTQ, Chính phủ và Quân ủy Trung ương ĐCSTQ đã cùng ký vào tuyên bố “Ý kiến Chỉ đạo về Thúc đẩy quân đội chấm dứt triệt để các hoạt động dịch vụ thu phí”, nội dung yêu cầu phải chấm dứt hoàn toàn những loại hình “dịch vụ thu phí” thuộc quân đội trước khi kết năm 2018, nghĩa là quân đội sẽ triệt để chấm dứt kinh doanh.
Nhưng giới quan sát có lưu ý đến thông tin mà vào ngày 31/5 năm ngoái Tân Hoa Xã của ĐCSTQ đã đưa tin, theo đó công tác chấm dứt quân đội kinh doanh sẽ chia làm hai giai đoạn, dự kiến sẽ được hoàn thành vào tháng 06/2018. Trước đó ngày 12/6, tờ Duowei News tại Mỹ (được cho là có bối cảnh phe cánh trong quan trường Trung Quốc) có bài bình luận chỉ ra, lý do xảy ra tình trạng bị trì hoãn kéo dài thời gian này là do chỉ đạo buộc quân đội phải ngừng kinh doanh đã gặp phải nhiều trở ngại.
Phân tích cho rằng, nguyên nhân vì các cải cách quân đội của giới chức Bắc Kinh đã tác động đến các nhóm lợi ích. Bài viết chia sẻ ý kiến của một học giả tại Bắc Kinh cho biết, nhiều lĩnh vực “dịch vụ” thuộc quản lý của quân đội mang lại nguồn lợi ích lớn, trong đó doanh thu dịch vụ của một số đơn vị đã trở thành nguồn tài chính chủ yếu để đơn vị tồn tại. Do đó, liệu đến cuối năm nay ĐCSTQ có thể hoàn thành lệnh cấm kinh doanh đối với quân đội được không thì phải chờ quan sát, hiện tại cũng chưa thể bảo đảm chắc chắn.
Vấn đề quân đội tham gia kinh doanh là nguyên nhân gốc rễ tình trạng thoái hóa biến chất bộ máy quân đội. Các sự kiện tham nhũng trong giới chóp bu quân đội đã bị vạch trần cùng với con số tướng lĩnh sĩ quan hủ bại lên đến hàng trăm người là con số gây sốc trong công luận.
Quân đội ĐCSTQ bắt đầu tốc độ suy thoái trầm trọng nhất phải kể là từ thời kỳ ông Giang Trạch Dân cầm quyền, khi đó giới quan chức chóp bu quân đội thậm chí đã đưa cả tàu chiến ra nước ngoài vận chuyển đồ điện gia dụng và xe hơi để buôn lậu. Thực trạng quân đội buôn lậu trên diện rộng khiến toàn bộ hệ thống rơi vào vòng xoáy tiền bạc, thành hủ bại biến chất, kéo theo sức chiến đấu suy yếu, vui thú chìm đắm trong đam mê tiền bạc và sắc đẹp làm lòng quân rời rạc. Thời ông Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng nắm quyền phụ trách quân đội gần 20 năm, tình trạng tham nhũng hủ bại tràn lan từ trung ương xuống khắp các địa phương, gần như không còn gì tính tôn nghiêm của quân đội.
Năm 1998, dưới áp lực từ nhiều phía, ông Giang Trạch Dân từ ban đầu cho rằng không thể cấm quân đội kinh doanh đã buộc phải chấp nhận lệnh cấm quân đội kinh doanh.
Tuy nhiên, mặc dù quân đội của ĐCSTQ được cho là đã đóng đường ống kinh tế vào năm 1998, nhưng vấn đề không thể thực hiện triệt để được vì nhiều lý do khác nhau. Cuối cùng hoạt động kinh doanh của quân đội được đổi tên thành “dịch vụ thu phí”. Trong đó tiêu biểu như các bệnh viện quân đội mở cửa cho người bệnh bên ngoài không thuộc quân đội, cho khu vực tư nhân được thuê nhà kho của giải phóng quân, thành lập các đoàn nghệ thuật đi biểu diễn, công ty xây dựng công trình quân đội được ký hợp đồng xây dựng công trình bên ngoài, và mở cửa cho trường quân sự tuyển người học bên ngoài…
Theo RFA Mỹ đưa tin, đến nay vẫn còn khoảng 6000 dự án liên quan đến quân đội cung cấp cái gọi là “dịch vụ thu phí”, bao gồm các trường mẫu giáo, bệnh viện, các khu đất và tòa nhà được quân đội cho cơ sở bên ngoài thuê mướn.
Những nguồn tin chỉ ra, sự kiện gây chấn động dư luận vào năm ngoái tại nhà trẻ Hồng Hoàng Lam (RYB Education) ở Bắc Kinh cũng là sự kiện mà có bàn tay của quân đội, hệ thống nhà trẻ này có cổ phần của một số tổ chức quân đội.
Trí Đạt
Xem thêm:
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.
Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…
Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…