Gần đây, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đã kết án ông Nhậm Chí Cường (Ren Zhiqiang), người thuộc cùng thế hệ ông Tập (Hồng Nhị đại). Giới bình luận Hồng Kông có quan điểm cho rằng bản án nặng nề với ông Nhậm không khác gì ĐCSTQ tự đánh chính họ, chứng minh biệt danh “gia tốc trưởng” của Tập Cận Bình không phải hư danh. Điều này cũng đã từng được giới học giả Đài Loan chỉ ra trong đánh giá của ông Tập đối với Tổng thống Mỹ Trump.
Hôm 22/9, ông Nhậm Chí Cường, thế hệ Đỏ thứ hai của ĐCSTQ cũng là đại gia bất động sản, đã bị kết án 18 năm tù. Bản án nặng nề đối với ông Nhậm được cho là có liên quan đến bài viết trước đây chỉ trích ông Tập là “gã hề cởi truồng và đòi làm hoàng đế”.
Nhà bình luận kỳ cựu Nghiêm Thuần Câu (Yan Chungou) của Hồng Kông đã có bài viết chỉ ra rằng, ông Nhậm Chí Cường bị kết án 18 năm vì tội tham nhũng, đây là kết quả có thể dự đoán nhưng không ngờ bản án lại nặng đến vậy. Ông cho rằng nhà cầm quyền ĐCSTQ chỉ có hai thủ đoạn để bắt bớ những người chống đối: một là vu cho anh ta đi chơi gái điếm, hai là vu cho anh ta tham nhũng; trường hợp đầu như Hứa Chương Nhuận, còn trường hợp sau như Nhậm Chí Cường.
Tác giả đặt vấn đề rằng trong hệ thống ĐCSTQ thì có quan chức nào không tham nhũng? Những người không tham nhũng không có chỗ đứng trong quan trường. Trước những số tiền tham ô chất như núi mà cơ quan chức năng công bố thì ông Nhậm Chí Cường có thể xem là trong sạch. Lẽ nào có phát hiện số tiền lớn tại nhà Nhậm Chí Cường mà không công bố? Hơn nữa công ty dù là doanh nghiệp nhà nước, nhưng nhìn chung sự phân biệt giữa nhà nước và tư nhân rất mơ hồ, với một doanh nghiệp lớn như vậy số tiền ra vào hàng chục năm của ông Nhậm lên tới hàng chục tỷ thì việc moi ra sai phạm vài triệu là điều không quá khó. So sánh với những quan chức cấp cao khác của ĐCSTQ hiện nay sở hữu khối tài sản hàng chục tỷ thì ông Nhậm đơn giản là quá trong sạch.
Bài viết cho rằng Nhậm Chí Cường chỉ muốn bảo vệ gia đình nhỏ của mình, mặc dù đã nhận tội nhưng ông không nói một lời trước tòa, vẫn xứng là đấng nam nhi. Còn ông Tập Cận Bình kết án nghiêm khắc ông Nhậm nhằm vào mục tiêu răn đe “giết gà dọa khỉ”, nhưng thủ đoạn này cũng là một nước cờ mạo hiểm, vì dù gì ông Nhậm vẫn là đại diện cho thế hệ Đỏ thứ hai, vì dám nói thẳng thắn mà có uy tín trong quan trường và dân chúng. Bản án hà khắc đến 18 năm đối với một người được đông đảo dân chúng ngưỡng mộ thực sự là cú đánh vào chính lòng dân và lẽ công bằng xã hội. Đông đảo người Trung Quốc tuy bề ngoài không dám lên tiếng nhưng trong thâm tâm họ đều hiểu, bản thân những vấn đề như vậy chính là mối nguy tiềm tàng đối với chế độ của ông Tập.
Bài viết cũng cho biết tất nhiên thế hệ Đỏ thứ hai của ĐCSTQ sẽ có những phản ứng khác nhau, có người sợ nên im lặng, nhưng chắc chắn sẽ có nhiều doanh nhân và nhà văn hóa đồng lòng với ông Nhậm sẽ ngày càng rời xa hoặc chống lại chế độ. Họ đều có những mối quan hệ xã hội riêng, được kết nối khắp nơi, sẽ hình thành xu thế rộng khắp chống lại Tập Cận Bình.
Nhận định chỉ ra rằng khi mới lên nắm quyền, ông Tập đã từng vỗ ngực bảo đảm quyền lợi của thế hệ Đỏ thứ hai, nhưng giờ đây ngay cả nhân vật mang tính tiêu biểu nhất của thế hệ đó cũng gặp nạn, đây là vấn đề không thể xem thường, chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng sâu xa.
Cuối bài viết kết luận, ông Tập Cận Bình ngày càng đào thêm nhiều hố chôn vùi chế độ, và hố ngày càng lớn hơn, cho nên biệt danh “gia tốc trưởng” của ông Tập chắc chắn không phải là hư danh.
Vốn dĩ biệt danh “gia tốc trưởng” là do cư dân mạng đặt cho ông Tập, có nghĩa là người đẩy nhanh tốc độ sụp đổ của ĐCSTQ.
Vấn đề này trước đây (hôm 22/8 năm nay), chuyên gia kinh tế Ngô Gia Long (Wu Jialong), người đã nhiều năm nghiên cứu về tình hình Mỹ – Trung Quốc – Đài Loan, đã đăng trên Facebook chia sẻ rằng, điều tương tự cũng được ông Tập áp dụng trong quan hệ đối ngoại. “Tập Cận Bình gần như đã đánh giá sai về Trump, lấy vận mệnh quốc gia làm canh bạc, tình hình trong thể chế không còn biết trông cậy vào ai là vấn đề thực sự rất nghiêm trọng”, ông Ngô nhận định.
Theo chuyên gia Ngô Gia Long, ông Tập đã rơi vào cái bẫy “Tự hào lắm, tổ quốc ơi!”, cái bẫy này khiến người lãnh đạo ảo tưởng về tiềm lực hiện có nên hành xử cứng rắn ở những vấn đề không nên cứng rắn, và tự mãn với hành vi như vậy.
Kể từ đầu năm nay, chính sách ngoại giao “sói chiến” của ĐCSTQ đã phải chịu những thất bại liên tiếp. Đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) do sự che giấu virus của ĐCSTQ đã làm dịch bệnh lây lan khắp thế giới, thậm tệ hơn còn lợi dụng thời cơ dịch bệnh để điều máy bay quân sự và tàu chiến đến Đài Loan, Biển Đông và Biển Hoa Đông nhằm phô trương sức mạnh. Đáng kể nữa là vấn đề xung đột biên giới với Ấn Độ nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ kéo theo tình hình quan hệ với các nước láng giềng xấu đi. Đặc biệt quan hệ Trung-Mỹ vài tháng qua cũng tiếp tục đi xuống. Chính quyền Trump đã liên tiếp trừng phạt nghiêm khắc ĐCSTQ, liên tục có hành động trừng phạt Bắc Kinh về các vấn đề tài chính, công nghệ, an ninh quốc gia và nhân quyền.
Ông Ngô Gia Long mạnh dạn suy luận, Mỹ rất mong ông Tập Cận Bình sẽ tiếp tục lãnh đạo ĐCSTQ, bởi vì ĐCSTQ dưới thời Tập Cận Bình quả thực rất dễ chơi. Điều Mỹ lo lắng là đột nhiên ông Tập thức tỉnh, sẵn sàng chịu bồi thường, sẵn sàng cúi đầu trước Mỹ, trong trường hợp như vậy, Mỹ sẽ không biết xử trí như thế nào. “Biệt danh của ông Tập Cận Bình là ‘gia tốc trưởng’ không phải là hư danh, đích thực là ông Tập sẽ đẩy nhanh sự sụp đổ của ĐCSTQ”, chuyên gia Ngô chỉ rõ.
Lý Văn Long
MỜI XEM VIDEO: “Giữa thời biến động, việc thoái xuất khỏi ĐCSTQ là cần thiết”
Xem thêm:
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…