Ông Vương Nghị, nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, đã bị chỉ trích rộng rãi vì bài phát biểu phân biệt chủng tộc của mình tại Diễn đàn Hợp tác Quốc tế Trung Quốc-Nhật Bản-Hàn Quốc tại Thanh Đảo vào hôm thứ Hai (3/7).
Tại cuộc họp, ông Vương Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), kiêm Chủ nhiệm Văn phòng Đối ngoại Trung ương, kêu gọi 4 nước hợp tác với nhau rằng:
“Khi những người bạn của chúng ta ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đến Mỹ, họ [người Mỹ] không thể phân biệt được giữa người Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Có thể khi chúng ta đến Châu Âu cũng vậy. Dù tóc bạn nhuộm vàng thế nào, mũi bạn nhọn ra sao, cũng không thể thay đổi thành người châu Âu, Mỹ hay người phương Tây. Chúng ta cần biết cội nguồn của mình ở đâu.”
Nhận xét này đã nhanh chóng thu hút sự chỉ trích trên các kênh truyền thông xã hội.
Bà Bonnie Glaser, một chuyên gia về quan hệ Mỹ-Trung, kiêm giám đốc chương trình châu Á tại Quỹ Marshall của Đức, đã tweet rằng thông điệp này sẽ không gây được tiếng vang tốt ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Ông Vương Nghị thực sự nghĩ rằng lợi ích quốc gia không quan trọng bằng vẻ bề ngoài.
Ông James Zimmerman, cựu Chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Trung Quốc, bình luận nhận xét của ông Vương Nghị là liều lĩnh và hống hách. Điều này sẽ chỉ dẫn đến nhiều chia rẽ hơn.
Nhận xét của ông Vương Nghị cũng gây ra phản ứng mạnh mẽ từ ông Dennis Wilder, thành viên cấp cao tại “Sáng kiến Đối thoại Hoa Kỳ-Trung Quốc” về các vấn đề toàn cầu tại Đại học Georgetown.
Ông viết trên Twitter rằng trong một thời gian dài, đây là tuyên bố phân biệt chủng tộc gây sốc nhất mà ông từng thấy từ một “nhà ngoại giao” của ĐCSTQ. Điều này thật đáng xấu hổ.
Trương Thần Thần, Trợ lý giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Durham ở Anh, chỉ ra ông Vương Nghị có thể đã quên rằng đế quốc Nhật Bản cũng sử dụng ngôn ngữ “đồng chủng tộc” và thách thức sự cai trị của phương Tây, để biện minh cho việc thực dân hóa của họ ở Hàn Quốc và Trung Quốc.
Tiến sĩ Sari Arho Havrén, một nhà nghiên cứu về chính sách của ĐCSTQ ở châu Âu, đã đáp lại nhận xét của ông Vương Nghị bằng một chút mỉa mai. Bà nói trừ khi ông Vương Nghị có thể phân biệt giữa những người châu Âu với nhau, như người Bỉ với người Hà Lan, người Hà Lan với người Na Uy, nếu không ông ấy nên tránh những phát ngôn mang tính khái quát như vậy.
Ông James Palmer, phó tổng biên tập của tạp chí “Foreign Policy” (Chính sách đối ngoại) của Mỹ, nhận xét các nhà ngoại giao Trung Quốc luôn cho rằng những người khác cũng phân biệt chủng tộc như họ.
“Geleilaoshi” (Thầy Grey), một người nổi tiếng trên YouTube nói tiếng Trung, tốt nghiệp Đại học Âm nhạc Berklee ở Boston, kết luận khi thể chế chính trị không thể tự giải thích thông qua các ý tưởng, đức tính và thành tích của mình, họ luôn có thể dùng tới chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, như vậy sẽ hiệu quả hơn.
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…