Một nghiên cứu mới cho thấy, trong số dự án đầu tư của Trung Quốc tại các quốc gia dọc theo tuyến “Một vành đai Một con đường” kể từ đầu năm 2013, có khoảng 14% số dự án đang gặp khó khăn. Vì sao những dự án này lại bị ngăn chặn? Chúng gây tác động đến nền kinh tế và chính trị của Trung Quốc ra sao?
Trong một nghiên cứu mới của Công ty tư vấn Advisory Group RWR có trụ sở chính tại Washington cho thấy, kể từ năm 2013 đến nay Trung Quốc đã công bố kế hoạch đầu tư vào 66 nước dọc theo tuyến “Một vành đai – Một con đường” với 1674 dự án cơ sở hạ tầng, cho đến nay khoảng 14% số dự án (234 dự án) gặp phiền phức. Những vấn đề phiền phức bao gồm: chống đối của công chúng bản địa, những phản ứng về chính sách lao động, thi công chậm trễ, và vấn đề an ninh quốc gia, trong đó hầu hết nguyên nhân do quản lý kém mà ra.
Theo một chia sẻ của ông Tằng Kiến Nguyên (Ceng Jianyuan) là Tiến sĩ Luật thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển Quốc gia Đại học Đài Loan, lý do các dự án đầu tư của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gặp cản trở là nước tiếp nhận lo ngại vấn đề chủ quyền kinh tế của họ suy giảm sẽ kéo theo tính tự chủ về chính trị bị ảnh hưởng, do đó gây phản ứng dữ dội trong cộng đồng các nước bản địa. Ông nói: “Bởi vì rất nhiều hỗ trợ được ĐCSTQ cung cấp là không có tự do, các nước tiếp nhận hỗ trợ bị tác động can thiệp trong quản lý nguồn vật liệu chiến lược, hoặc tuyến giao thông và bến cảng chiến lược, điều này thổi bùng lên cảm xúc chủ nghĩa dân tộc trong công chúng các quốc gia đó, khiến các nước này bắt đầu lo lắng về sự hợp tác kinh tế với Trung Quốc.”
Trả lời tờ Epoch Times tại Mỹ, ông Tằng Kiến Nguyên cho biết, ngoài ra còn lý do là nhiều dự án hợp tác thường thiếu minh bạch, không chịu giám sát và hạn chế, “như trước đây ở Myanmar, gần đây tại Việt Nam và Malaysia, người dân các nước này cảm thấy có môi giới chính trị, nghĩa là các chính trị gia trong các nước này lợi dụng quyền lực chính trị của họ để bán lợi ích quốc gia nhằm duy trì sự cai trị trong nước.”
“Một vành đai – Một con đường” cũng khiến nước Mỹ lo ngại, nghi ngờ liệu sáng kiến này có loại nước Mỹ ra khỏi đại lục Âu – Á, cũng như loại Mỹ ra ngoài lãnh địa kinh tế mới do Trung Quốc hoạch định? Ông Tằng Kiến Nguyên nói: “Kéo các nước dọc theo ‘Một vành đai – Một con đường’ vào phạm vi chính trị và kinh tế quốc tế do ĐCSTQ hoạch định, sau đó Trung Quốc dùng Thái Bình Dương làm ranh giới để cân bằng thế lực với Mỹ. Tôi tin rằng trở lực sẽ ngày càng mạnh hơn”.
Còn Giáo sư Tạ Điền (Xie Tian) thuộc Đại học Nam Carolina trả lời Epoch Times rằng, đầu tư của ĐCSTQ bị cản trở là do động cơ và mục tiêu ban đầu, “Vì ĐCSTQ muốn chuyển vận năng lực sản xuất dư thừa trong nước ra nước ngoài, đưa đồng nhân dân tệ ra thế giới, đưa đội quân xây dựng công trình và các nguồn tài nguyên khác ra thế giới, theo đó còn chuyển vận cả những rủi ro kinh tế và xã hội của nó. Mục đích cơ bản của các dự án này là âm mưu chính trị không tốt, để mở rộng ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản vào Trung Đông, qua đó khoét được một lỗ hổng vào chính sách ngăn chặn của Mỹ; ngoài ra là vấn đề lợi dụng đầu tư mang tính chiến lược để thu lại tài nguyên hoặc vị trí chiến lược.”
Mới đây, cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak bị buộc tội tham nhũng và bị bắt, cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra tham nhũng đối với Quỹ Đầu tư Phát triển Malaysia và phát hiện khoảng 23 tỷ USD (đô la Mỹ) thuộc dự án đầu tư Trung Quốc, kể cả dự án bị dừng lại gần đây là tuyến đường sắt bờ Biển Đông (East Coast) trị giá 14 tỷ USD, tuyến đường sắt này đã được động thổ thi công với 85% vốn được tài trợ bởi Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc.
“Nếu những dự án này bị dang dở khiến đầu tư giai đoạn đầu của Trung Quốc bị lãng phí, mặc dù chưa tác động ngay lập tức đối với kinh tế của Trung Quốc; nhưng các doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng vì chúng gây lạm phát, thất nghiệp, vấn đề năng lực sản xuất dư thừa, cũng làm nặng thêm khủng hoảng thất nghiệp và sản xuất dư thừa trong nước Trung Quốc, và những dự án dang dở làm cho nợ xấu của các ngân hàng quốc doanh Trung Quốc tăng lên.” ông Tạ Điền nói.
Theo một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Washington, trong số dự án cơ sở hạ tầng giao thông của Trung Quốc tại 34 quốc gia châu Á và châu Âu, có đến 89% doanh nghiệp xây dựng là doanh nghiệp Trung Quốc.
Ông Tằng Kiến Nguyên cho rằng, vì thực tế tham gia và hợp tác trong các dự án chủ yếu là các công ty nhà nước Trung Quốc, những doanh nghiệp này ở trong nước bị xem là sản suất dư thừa nên phải đi ra nước ngoài để tìm kiếm thị trường mới. Nếu đến khi “Một vành đai – Một con đường” đẩy đến xuất hiện nút thắt cổ chai thì hoạt động kinh doanh của các công ty này lập tức bị tác động”, “Trong tương lai, khi dự án ngưng họ, sẽ bị tác động mạnh; ngay cả khi khôi phục lại dự án thì trong suốt thời gian trì hoãn dự án sẽ gây số tiền chịu lãi khổng lồ và ĐCSTQ phải gánh chịu. Do đó sẽ tạo gánh nặng lớn lên toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc.”
“Tất cả đều liên quan đến vấn đề kinh tế cùng sự tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc, bởi vì các doanh nghiệp và các ngân hàng nhà nước quan trọng có liên quan bị cuốn vào, tình trạng sẽ lây lan ảnh hưởng đến rất nhiều người lao động, mọi biến động kinh tế sẽ gây ra những cú sốc cho cuộc sống của gia đình họ và các nhà đầu tư của ngân hàng, điều này sẽ tác động đến sự cai trị của ĐCSTQ.”
Ông Tằng Kiến Nguyên cho biết, vì về cơ bản “Một vành đai – Một con đường” là hợp tác kinh tế song phương giữa các nước tham gia với ĐCSTQ nên rất khó để nhờ các tổ chức quốc tế làm trọng tài khi có tranh chấp thương mại, vì vậy cơ chế hợp tác này từ bình diện quan hệ quốc tế là không thể được đảm bảo, “rủi ro chính trị và rủi ro kinh tế cuối cùng trở thành gánh nặng cho chính bản thân người Trung Quốc, đây là một vấn đề rất lớn, điều này giống như quả cầu tuyết càng lăn càng lớn.”
Theo thống kê của Bộ Thương mại Mỹ, trong năm ngoái thâm hụt thương mại Mỹ-Trung vào khoảng 375,4 tỷ USD. Để giảm thâm hụt thương mại, ngày 15/6 Mỹ đã công bố áp thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc tổng trị giá 50 tỷ USD, ngày 18 Mỹ công bố danh sách mới nhất bổ sung thêm thuế quan 10% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc với tổng trị giá khoảng 200 tỷ USD.
“Thực tế cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ đã khiến xu thế tăng dự trữ ngoại hối của Trung Quốc không còn nữa, khi không còn tăng trưởng dự trữ ngoại hối thì ĐCSTQ không có tiền để tham gia vào những khoản đầu tư khác, vì vậy những dự án rỗng này sẽ buộc phải ngừng lại sớm”, ông Tạ Điền nói.
Ông Tằng Kiến Nguyên cho rằng, “Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung không hẳn phải là một biện pháp trừng phạt kinh tế mà Mỹ thấy rõ ràng, nhưng chỉ cần gây ra tâm lý phòng ngừa cho giới đầu tư và những hoạt động kinh tế thì ảnh hưởng của nó sẽ rất mạnh mẽ, loại tâm lý phòng ngừa này có thể khiến ĐCSTQ đứng trước nguy cơ mang tính sinh tồn.”
Ngoài ra, ông Tằng Kiến Nguyên còn cho rằng, việc Mỹ liên tục công kích ĐCSTQ vi phạm công bằng và tự do thương mại khiến các nước tham gia “Một vành đai – Một con đường” sẽ nhận rõ hơn Mỹ mới đích thực là nhà lãnh đạo kinh tế thế giới, sẽ đi đến việc xem duy trì và mở rộng quan hệ với ĐCSTQ là con đường phiêu lưu mạo hiểm về kinh tế và chính trị.
Ông Tằng Kiến Nguyên chỉ ra rằng ĐCSTQ không có đủ khả năng để cùng một lúc đối phó với các hợp tác đầu tư xuyên lục địa, phản kháng của người dân bản địa từ những quốc gia này, lại phải ứng phó với thế lực phản kháng ngay trong nước, trừ khi những thế lực này cam tâm tiếp tục hợp tác với ĐCSTQ.
“ĐCSTQ đang đối mặt với áp lực to lớn từ cuộc chiến thương mại Trung -Mỹ, nếu “Một vành đai Một con đường” lại liên tục bị đình trệ thì tình hình sẽ tồi tệ hơn nhiều”.
Trí Đạt
Xem thêm:
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…