Phía sau việc Trung Quốc đổi tên tiếng Anh của “Vành đai và Con đường”

Chuyên gia Mỹ tiết lộ, đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có ý định đổi tên tiếng Anh của sáng kiến “Vành đai và Con đường” từ “One Belt, One Road Initiative” thành “Belt and Road Initiative”, để phục vụ cho chiến lược vươn lên thành bá chủ toàn cầu của Bắc Kinh. Tuy nhiên, các cơ quan Chính phủ Mỹ vẫn sử dụng cách gọi cũ để để thể hiện rõ dã tâm xưng bá của ĐCSTQ.

Dự án “Một vành đai, Một con đường” bị cho là âm mưu thực dân và kiểm soát các nước nhỏ của chính quyền Bắc Kinh (Ảnh từ Getty Images)

Tại sao phải đổi cách viết tiếng Anh của “Vành đai và Con đường”? Phía Trung Quốc giải thích rằng “One Belt One Road” gây rất nhiều hiểu lầm, do các đối tác có xu hướng quá quan tâm tới chữ “one”, hiểu sai rằng sáng kiến ​​này chỉ có một tuyến đường hàng không trên biển và một tuyến đường trên đất liền, nhưng thực tế “Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường” có năm tuyến đường kết nối châu Á, châu Âu và châu Phi.

Sự thay đổi này của ĐCSTQ chỉ giới hạn ở phiên bản tiếng Anh, còn phiên bản tiếng Trung Quốc vẫn là “Nhất đới Nhất lộ” (Một vành đai, Một con đường), có nghĩa là từ “Nhất” “dễ gây hiểu lầm” vẫn còn được giữ nguyên trong bản tiếng Trung Quốc.

Chuyên gia Mỹ tiết lộ lý do đổi tên

Chuyên gia về vấn đề Trung Quốc Bill Gertz viết cho chuyên mục An ninh Quốc gia của tờ Washington Times đã đưa ra một cách giải thích khác với quan điểm của ĐCSTQ. Gertz có nhiều kinh nghiệm về an ninh quốc gia, ông là giảng viên thỉnh giảng tại Học viện Quốc gia FBI (FBI National Academy) và Đại học Quốc phòng Mỹ (National Defense University).

Ngày 10/10, Gertz có bài trên tờ Washington Times chỉ ra, sáng kiến “Vành đai và Con đường” là kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng khổng lồ của ĐCSTQ, nhưng chủ yếu thực hiện ở các nước nghèo. Nhiều quan chức Mỹ cho biết đây là một phần trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng toàn cầu và nâng tầm sức mạnh quân sự.

Ông nói rằng tên tiếng Anh đưa ra ban đầu là “One Belt, One Road Initiative” cũng là bản dịch của tiếng Trung Quốc “Nhất đới Nhất lộ” (Một vành đai, Một con đường). Nhưng rồi ĐCSTQ nhận ra rằng việc sử dụng hai lần từ “một” (one) này có thể báo hiệu cho cộng đồng quốc tế thấy rằng Trung Quốc đang cố gắng thay thế Mỹ trên quy mô toàn cầu. Do đó, ĐCSTQ đã quyết định đổi tên tiếng Anh này.

Gertz cho biết, vì tên sửa đổi ​​này nghe có vẻ “không mang tính đe dọa”. Như vậy, sau khi bỏ “one” đi thì tên tiếng Anh của “Sáng kiến Vành đai và Con đường” diễn đạt thành “Belt and Road Initiative”, và ĐCSTQ  chỉ đạo bộ máy tuyên tuyền đẩy mạnh quảng bá cách viết này.

Việc ĐCSTQ thay đổi tên đã khiến cho phía Mỹ cảnh giác hơn. Gertz cho biết, sau khi vấn đề đổi tên tiếng Anh được công bố trong một cuộc họp báo tại trụ sở Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, ban chỉ huy của cơ quan này và tất cả các cơ quan chính phủ Mỹ đã được cảnh báo tránh sử dụng tên tiếng Anh “Belt and Road Initiative”, nhằm hạn chế hỗ trợ tuyên truyền thông tin chiến lược thay cho ĐCSTQ. Ông nhấn mạnh “Vành đai và Con đường” và Viện Khổng Tử trong các khuôn viên trường đại học nước ngoài của ĐCSTQ đều được Bắc Kinh sử dụng để khai thác trục lợi và kiểm soát các nước tự do.

Tham vọng quân sự của “Vành đai và Con đường”

Tháng trước, Trợ lý vấn đề châu Á và Thái Bình Dương cho Bộ Quốc phòng Mỹ Randall Schriver cho biết, quân đội Trung Quốc đóng một vai trò then chốt trong “Vành đai và Con đường” của ĐCSTQ.

Báo cáo trong tháng trước của “Trung tâm An ninh Mỹ mới” (Center for a New American Security) chỉ ra, “Vành đai và Con đường” của ĐCSTQ thúc đẩy sự phát triển với chất lượng thấp, gây nguy hiểm cho các khía cạnh toàn cầu về địa chính trị, thương mại, quản trị quốc gia và quân sự.

Báo cáo cho rằng, về mặt địa chính trị, các cơ sở phối hợp dân dụng và quân sự trong “Vành đai và Con đường” của ĐCSTQ giúp nâng cao khả năng hành động toàn cầu của quân đội Trung Quốc. Điều này sẽ mang lại những rủi ro mới cho hành động của Mỹ và các đồng minh cũng như đối tác của Mỹ ở Ấn Độ Dương và các khu vực khác. Việc ĐCSTQ sau khi xây dựng cảng thương mại ở Cộng hòa Djibouti lại biến thành một căn cứ quân sự là ví dụ điển hình về việc quân đội ĐCSTQ làm thế nào để tăng cường toàn cầu hóa.

Tháng Năm năm nay Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, quân của ĐCSTQ đồn trú tại căn cứ quân sự Djibouti thường dùng tia laser cực mạnh rọi vào máy bay Mỹ bay quanh Djibouti cũng như vùng lân cận, gây chấn thương mắt đối với phi công Mỹ. Trường hợp này cho thấy ĐCSTQ có thể gây rủi ro cho các hoạt động quân sự của Mỹ.

Theo báo cáo, ĐCSTQ cung cấp tài trợ một số nước để xây dựng cơ sở hạ tầng vượt quá khả năng trả nợ của họ, gây bẫy nợ cho các nước này, khiến các nước này bị phụ thuộc ĐCSTQ, qua đó ĐCSTQ có thể khống chế ngoại giao lâu dài đối với các nước này. Gánh nặng nợ nần của các nước được ĐCSTQ gây ảnh hưởng một cách linh hoạt, giúp ĐCSTQ có thể sử dụng ảnh hưởng kiểm soát tài sản nước ngoài, dùng áp lực quân sự buộc các nước này ủng hộ ĐCSTQ hoặc ít nhất là hạn chế tối đa các ý kiến phản đối ĐCSTQ trong các vấn đề tranh chấp ở Biển Đông cũng như vấn đề nhân quyền.

Thanh Vân

Xem thêm

Video: Một vành đai, một con đường – Cái bẫy nợ của Trung Quốc

Thanh Vân

Published by
Thanh Vân

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

4 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

5 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

5 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

6 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

8 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

9 giờ ago