Năm 2021 Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn hô hào “mở cửa” nhưng chủ yếu giới hạn ở khía cạnh kinh tế như phê chuẩn RCEP, xin gia nhập CPTPP và thực hiện chiến lược thúc đẩy khu vực thương mại tự do. Trong khi các lĩnh vực như ra nước ngoài, quản lý biên giới, giáo dục,… đang thực hiện phiên bản mới “bế quan tỏa cảng”. Bài viết này khái quát 5 vấn nạn.
Với danh nghĩa ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 (viêm phổi Vũ Hán) xâm nhập từ nước ngoài, ĐCSTQ đã xây dựng hai “bức tường ngăn cách biên giới”. Một tuyến xây dựng dọc theo sông Thụy Lệ (Ruili) và núi Cao Lê Cống (Gaoligong) ở vùng biên giới Vân Nam giữa Trung Quốc và Myanmar, giai đoạn đầu tiên 600 km được hoàn thành trong khoảng thời gian một tháng, và nghe nói sẽ xây dựng thêm 500 km nữa. Hàng rào kẽm gai cứ cách vài chục mét lại được chiếu sáng bằng đèn pha, được gắn đầu dò độ nét cao. Một bức tường ngăn cách dài hơn đã được xây dựng trên biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam tại Quảng Tây với tổng chiều dài 1.450 km (xuyên biên giới đất liền Trung Quốc và Việt Nam) và cao 6 mét. Ngoài bức tường ngăn cách, ĐCSTQ còn tổ chức hàng ngàn nhân viên giám sát để hợp tác với lực lượng biên phòng trong các đợt kiểm tra.
Vấn đề tệ hơn là ĐCSTQ đã vi phạm công ước quốc tế khi đặt các bãi mìn gần trấn Nansan của biên giới Trung Quốc – Myanmar. Tại biên giới Trung – Việt, ĐCSTQ muốn làm lưới điện tách rời với điện cao thế, phía Việt Nam phản đối rằng lưới điện cao thế đủ gây thương vong và còn gây hại cho gia súc của cư dân biên giới hai nước. Vào ngày 15/9, cảnh sát và cư dân biên giới từ Phòng Biên phòng thuộc Sở Công an tỉnh Lạng Sơn – Việt Nam đã phá bỏ bức tường cách ly lưới điện của ĐCSTQ tại khu vực lân cận ranh giới số 57 trên biên giới Trung – Việt.
Ngoài ra, ĐCSTQ cũng ra lệnh cho người Trung Quốc ở Myanmar trở về Trung Quốc càng sớm càng tốt, còn những người vượt biên trái phép bị làm nhục bằng cách bắt đi bêu trên phố. Tại sao ĐCSTQ làm điều này? Nguồn tin của Đài RFA cho rằng có 4 lý do chính: Thứ nhất là để ngăn người buôn lậu ra khỏi đất nước, bởi vì buôn lậu ra khỏi Thụy Lệ rồi từ sông Mekong vào Thái Lan là lối thoát thường được sử dụng nhất của người Trung Quốc; ba lý do còn lại lần lượt là để ngăn chặn ‘sự xâm nhập tôn giáo ở nước ngoài’, ngăn chặn lực lượng chống chính phủ và thuốc phiện vào Trung Quốc từ miền bắc Myanmar, và ngăn chặn ‘lực lượng chống cộng’.
Đối với bức tường biên giới Việt – Trung, một số phương tiện truyền thông đưa tin, có số lượng lớn người Trung Quốc đã tràn sang Việt Nam nên ĐCSTQ gấp rút sửa chữa bức tường biên giới để ngăn chặn. Nếu đúng như vậy, liệu trong tương lai, Trung Quốc có phải xây bức tường cho hơn 22.000 km đường biên giới trên bộ (dài nhất thế giới)?
Khó khăn bên trong và bên ngoài của ĐCSTQ hiện nay không chỉ là lo lắng về các cuộc đảo chính trong nội bộ, mà còn về sự phản kháng của dân chúng và sự “xâm nhập” của nước ngoài, nguy cơ tiềm tàng và bức tường biên giới phản ánh tâm lý hoang mang của ĐCSTQ.
Hộ chiếu là giấy tờ tùy thân của du khách quốc tế. Vào thời Mao Trạch Đông, ĐCSTQ đã điều tra nghiêm ngặt các mối quan hệ ở nước ngoài và kiểm soát chặt chẽ việc xuất cảnh của người dân. Do đó, hộ chiếu nằm ngoài tầm với của người dân thường. Năm 1978, trong số 960 triệu người Trung Quốc chỉ có 5 người xuất cảnh. Hơn 40 năm sau khi “cải cách và mở cửa”, hộ chiếu đã chuyển từ phê duyệt sang cấp “theo yêu cầu” và người Trung Quốc có thể dễ dàng có hộ chiếu. Theo “Báo cáo phát triển du lịch nước ngoài Trung Quốc 2020”, du lịch nước ngoài của Trung Quốc vào năm 2019 đạt 155 triệu lượt người, giao lưu giữa Trung Quốc và thế giới đã trở nên chặt chẽ.
Nhưng năm 2021 tình hình đã đảo ngược. Ngày 30/7, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Trung Quốc đã thông báo trong nửa đầu năm có 335.000 hộ chiếu phổ thông đã được cấp trên toàn quốc, chủ yếu là du học, việc làm và kinh doanh, số lượng cấp chỉ bằng 2% so với cùng kỳ năm 2019. Ngày 4/8, tại một cuộc họp báo của Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Trung Quốc cho biết rằng cơ quan này kiểm tra và phê duyệt nghiêm ngặt việc cấp giấy tờ xuất nhập cảnh cho công dân, và sẽ không cấp hộ chiếu phổ thông và các giấy tờ xuất nhập cảnh khác vì những lý do không cần thiết và không khẩn cấp.
ĐCSTQ đổ tất cả mọi lý do từ chối vào dịch bệnh COVID-19. Nhưng những năm gần đây, ĐCSTQ đã luôn hạn chế bất hợp pháp nhiều trường hợp (các tài liệu công khai mô tả họ là “công chức”, bao gồm cả giáo sư, nhưng trên thực tế phạm vi rộng hơn nhiều). Đâu là lời giải thích cho việc “quản lý tập trung” hộ chiếu? Ví dụ, vào tháng 1/2013, quận Thiên Hà của thành phố Quảng Châu là nơi đầu tiên của Trung Quốc tiến hành thống nhất quản lý tập trung giấy phép xuất nhập cảnh của các quan chức làng xã. Ngày 20/6/2020, Trung Quốc ra “Luật Xử phạt công chức”, theo đó Điều 31 quy định “người nào xuất cảnh vi phạm quy định hoặc xuất cảnh vì lý do cá nhân sẽ bị giáng chức hoặc cách chức; nếu trường hợp nghiêm trọng thì có thể sa thải”. Nói cách khác, đối với đa số công chức của ĐCSTQ hiện nay thì giữ hộ chiếu cá nhân là bất hợp pháp.
Ở Trung Quốc, những người có thể cầm hộ chiếu để ra nước ngoài về cơ bản là những người trong bộ máy nhà nước hoặc những người phụ thuộc vào bộ máy nhà nước, họ được coi là “người của ta” nhưng bị ĐCSTQ kiểm soát nghiêm vấn đề hộ chiếu vì sợ họ “đào thoát”, “bỏ phiếu bằng chân”. Có bình luận: “ĐCSTQ đang cố gắng tự trói tay chân, nhưng đó là vì từ lâu hơn 90 triệu đảng viên đã không còn là cứu tinh của ĐCSTQ nữa. Ngược lại, vào lúc này, họ có thể trở thành nhân tố gây vấn đề cho ĐCSTQ”. Sự tan rã từ bên trong của ĐCSTQ có lẽ là điều mà thế giới bên ngoài khó tưởng tượng!
Năm 2021 này, dù người có hộ chiếu hoặc visa Mỹ loại hiếm thì vẫn có khả năng cao là sẽ không thể xuất cảnh tại hải quan Trung Quốc, đây là điều mà người ta vẫn nói là “khó ra nước ngoài”, còn cơ quan chức năng kêu gọi “hãy ngừng xuất ngoại”!
Có vô số trường hợp minh chứng trên Internet. Ví dụ gần đây, truyền thông ĐCSTQ đưa tin kèm ảnh chụp một người đàn ông quốc tịch Trung Quốc bị nhân viên hải quan chặn lại. Người đàn ông kia nói với nhân viên hải quan rằng ông phải đi nước ngoài vì vợ ông bị thương nặng khi leo núi, con cái của họ ở Mỹ không được chăm sóc, bệnh viện ở Mỹ đã cấp giấy chứng nhận nhưng hải quan Trung Quốc từ chối cho xuất cảnh và thậm chí ngay lập tức cắt hộ chiếu và thị thực của ông. Cư dân mạng này nói rằng ông đã nhờ Đại sứ quán Mỹ giúp đỡ.
Một ví dụ khác từ truyền thông Trung Quốc: “Sân bay quốc tế Phố Đông: 60.000 du học sinh xếp hàng dài để đến Mỹ, giá vé bay 100.000 một vé cũng khó kiếm”.
Hiện nay chính sách hạn chế xuất cảnh của cơ quan chức năng ĐCSTQ là “tạm thời không cấp các loại giấy tờ xuất nhập cảnh khác như hộ chiếu phổ thông”, nhưng chính sách trên thực tế nghiêm ngặt hơn nhiều, vượt quá xa lý do phát triển của đại dịch COVID-19 (so với dịch bệnh nghiêm trọng ở châu Âu và Mỹ), đang tước đoạt bất hợp pháp trên quy mô lớn đối với quyền xuất cảnh hợp pháp của công dân Trung Quốc.
Ngày 3/8, trang web của Ủy ban Giáo dục Thành phố Thượng Hải đã ban hành “Thông báo về Kế hoạch giảng dạy cho năm học 2021 ở các trường Tiểu học và Trung học Thượng Hải”, quy định kỳ thi cuối kỳ của các lớp 3, 4 và 5 của trường tiểu học chỉ giới hạn trong hai môn Ngữ văn và Toán, còn môn tiếng Anh không còn là môn thi cuối cấp tiểu học.
Điều này đã làm dấy lên thảo luận sôi nổi từ mọi tầng lớp xã hội. Đài VOA Mỹ đặt câu hỏi liệu đây có phải là tín hiệu để giảm áp lực học sinh hay cấm vận đất nước? Cơ quan tuyên truyền đối ngoại Dwnews của ĐCSTQ đã có bài nhận định “Trung Quốc sẽ có thay đổi lớn trong môn học tiếng Anh”, theo đó chỉ ra thí điểm Thượng Hải trong tương lai sẽ mở rộng trên cả nước, thậm chí sẽ không áp dụng đến giai đoạn học trung học.
Một số cư dân mạng Trung Quốc cho rằng điều này “khiến bạn dù muốn chạy đi ra ngoài sẽ khó khăn, chuẩn bị tâm lý yên tâm sau này đi làm thuê ở Trung Quốc”. Cùng lúc, một đoạn video của ông tỷ phú Jack Ma nói về việc học tiếng Anh thay đổi thế giới quan của ông ấy như thế nào đã được lan truyền nóng trên mạng xã hội ở nước ngoài. Jack Ma nói trong video rằng: “Những người như tôi, nếu không học tiếng Anh, thì nền giáo dục mà tôi nhận được là những gì trường học và cha mẹ nói với tôi rằng chúng là đúng. Nhưng sau khi học tiếng Anh, tôi cảm thấy những gì họ nói chưa hẳn đã đúng.” Ông nhấn mạnh: “Chúng ta phải suy nghĩ về những vấn đề này bằng cái đầu của chính mình.”
Ông cũng lấy ví dụ: “Tôi nhớ rằng lần đầu tiên tôi đã tận dụng kỳ nghỉ hè để đến Úc. Trước khi đến Úc, tôi nghĩ rằng Trung Quốc là quốc gia giàu có nhất trên thế giới. Bởi chúng tôi đã được giáo dục từ nhỏ là ‘Chúng ta muốn giải phóng toàn nhân loại’. Kết quả là sau khi đến Úc, tôi đã phát hiện ra rằng họ muốn giải phóng chúng ta trước.”
Việc môn tiếng Anh không còn là môn học chính chẳng phải sự cố cá biệt. Năm 2021, ĐCSTQ thường xuyên có những động thái nặng tay trong lĩnh vực giáo dục, chẳng hạn như buộc thực hiện chính sách “giảm gánh nặng”, chấn chỉnh lĩnh vực phụ trợ giáo dục, dạy thêm, gây thiệt hại nặng nề cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế khiến một số lượng lớn người thất nghiệp). ĐCSTQ nhấn nút tạm dừng đối với các trường tư thục, các trường không được phép sử dụng các tài liệu giảng dạy ở nước ngoài khi chưa qua kiểm duyệt, “Tư tưởng Tập Cận Bình” được đưa vào học bắt buộc trong các trường tiểu học và trung học…
Nhìn lại lịch sử, sau khi lên nắm quyền, ĐCSTQ ngả về Liên Xô và trong lĩnh vực giáo dục từng có thời gian lên cơn sốt học tiếng Nga. Sau “cải cách và mở cửa”, tiếng Anh trở thành môn học chính của học sinh tiểu học và trung học cơ sở bên cạnh ngữ văn và toán học. Việc Thượng Hải ngừng thi tiếng Anh ở các trường tiểu học là tín hiệu đáng lo ngại.
Sau khi trục xuất hơn một chục phóng viên Mỹ ở Trung Quốc vào năm 2020, vào năm 2021 ĐCSTQ tiếp tục thắt chặt các biện pháp kiểm soát đối với các phóng viên nước ngoài, chẳng hạn như:
Vào ngày 1/3, Hiệp hội Phóng viên Nước ngoài tại Trung Quốc đã đưa ra một báo cáo cho hay tự do báo chí tại Trung Quốc suy giảm nghiêm trọng, vào năm ngoái ĐCSTQ đã “trói chặt” các phóng viên nước ngoài bằng lý do như phòng chống dịch bệnh, đe dọa và hạn chế thị thực. Sự cố các phóng viên nước ngoài và đồng nghiệp Trung Quốc của họ bị theo dõi, trục xuất và bắt giữ liên tục xảy ra. Phản ứng của ĐCSTQ là người phát ngôn của Bộ Ngoại giao tuyên bố rằng họ “chưa bao giờ công nhận” Hiệp hội Phóng viên Nước ngoài ở Trung Quốc.
Vào ngày 23/3, cựu phóng viên BBC tại Trung Quốc là John Sudworth đã rời Trung Quốc đến Đài Loan vì lo ngại về sự an toàn của bản thân và gia đình. John Sudworth đã làm báo cáo ở Trung Quốc được 9 năm và đã giành được nhiều giải thưởng về đưa tin tình hình nhân quyền của người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Vào tháng 7 tỉnh Hà Nam của Trung Quốc bị lụt, nhưng ĐCSTQ phong tỏa tin tức khiến số người chết thực sự trở thành bí ẩn, bất chấp công chúng giận dữ. Nhưng khi phóng viên Mathias Bölinger của Deutsche Welle (Đức) tại Bắc Kinh lấy tin tại Trịnh Châu thì bị một số người không rõ danh tính bao vây, một kẻ vặn cánh tay còn một kẻ dùng điện thoại di động để chụp ảnh và quát tháo anh tung tin bịa đặt ma quỷ hóa Trung Quốc. Ngoài ra còn có phóng viên CNN của Mỹ và ABC của Úc cũng bị chặn bởi những người không rõ danh tính khi họ lấy tin tại Hà Nam. Bối cảnh bao vây lần này là trước đó Đoàn Thanh niên Cộng sản Hà Nam đã kêu gọi công chúng báo cảnh sát khi thấy phóng viên truyền thông nước ngoài, còn vùng trọng điểm lũ lụt tỉnh Hà Nam cũng thông báo khẩn rằng mọi người không được tự ý nhận trả lời truyền thông nước ngoài, nếu vi phạm sẽ bị xử lý.
Ngày 9/10, tài khoản WeChat thuộc Ban Tuyên truyền trấn Tất Tiết tỉnh Quý Châu đã thông báo: “Vào năm 2021, một quan chức của một cơ quan tố cáo rằng các phương tiện truyền thông chống Trung Quốc ở nước ngoài tiếp tục lẻn vào thành phố của chúng tôi để phỏng vấn bất hợp pháp và đưa ra nước ngoài những thông tin tiêu cực trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo”. Người này đã được Bộ An ninh Quốc gia và Sở An ninh Quốc gia tỉnh Quý Châu khen thưởng về vật chất. Các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ cũng đã tô vẽ hình ảnh này.
Liên quan đến những hành vi này của ĐCSTQ, vào ngày 11/8 “Kênh tố cáo giả dối” của Đài VOA Mỹ đã đăng một bài đặc biệt với tiêu đề “Trong khi kích động thù địch với truyền thông nước ngoài, Trung Quốc đã nói dối về môi trường đưa tin của truyền thông nước ngoài ở Trung Quốc.“
Nhìn lại lịch sử, sau khi ĐCSTQ cướp được chính quyền đã xua đuổi các hãng thông tấn nước ngoài, chỉ còn cho phép Thông tấn xã Tass của Liên Xô. Sau khi “cải cách mở cửa”, quan hệ Trung – Mỹ được bình thường thì các hãng thông tấn nước ngoài bắt đầu quay trở lại Trung Quốc, nhưng họ bị ĐCSTQ giám sát chặt chẽ. Ví dụ “Quy định lấy tin của phóng viên nước ngoài và tổ chức truyền thông nước ngoài trú tại Trung Quốc” ban hành ngày 17/10/2008 cho biết phóng viên nước ngoài tại Trung Quốc lấy tin không còn được các tổ chức trong nước của Trung Quốc đón tiếp và tháp tùng. Ngoài ra còn nhiều biện pháp kiểm soát bí mật. Những năm gần đây, ĐCSTQ đã chuyển hướng cực tả khiến tình hình phóng viên nước ngoài ngày càng tồi tệ, và còn xấu hơn trong năm 2021.
ĐCSTQ dùng thủ đoạn tà ác cai trị đất nước biến toàn Trung Quốc thành một nhà tù lớn, từ đây có thể hiểu rõ hơn tại sao ĐCSTQ thúc đẩy phiên bản mới của “phong tỏa đất nước” vào năm 2021. Ví dụ, nhà tù là một cơ quan độc lập khép kín, vì vậy ĐCSTQ phải tăng cường kiểm soát biên giới và quản lý xuất cảnh, không cho phép người dân ra vào tự do. Một ví dụ khác là nhà tù nghiêm cấm trao đổi thông tin tự do với thế giới bên ngoài, nên ĐCSTQ phải kiểm soát chặt chẽ các tổ chức tin tức nước ngoài và nhân viên của họ ở Trung Quốc. Một ví dụ khác là nhà tù bóp chết năng lực tư duy tự do của mọi người, nên ĐCSTQ phải kiểm soát chặt chẽ việc giáo dục, biến giáo dục thành tẩy não và nuôi dưỡng những nô lệ có năng lực hơn là những nhân cách độc lập.
Tội ác của ĐCSTQ đã đến mức cùng cực, chỉ bằng cách giải thể ĐCSTQ và phá hủy nhà tù lớn này thì Trung Quốc mới có thể có lối thoát.
Vương Hách
(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, được đăng trên Epoch Times.)
Xem thêm:
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…