Gần đây, một đợt viêm phổi mới đã bùng phát tại Bắc Kinh, Thượng Hải và các nơi khác, số trẻ em mắc bệnh “phổi trắng” tăng vọt. Giới chức cho biết, bệnh viêm phổi do Mycoplasma đã bước vào thời kỳ tỷ lệ mắc bệnh cao. Một số bác sĩ tiết lộ, kỳ thực đây là một biến thể của virus viêm phổi Vũ Hán (COVID-19).
Ngày 2/11, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Bắc Kinh thông báo, số ca nhiễm trùng đường hô hấp hàng ngày nhập viện Nhi Bắc Kinh đã lên tới 3.500 đến 3.600 ca.
Một số phụ huynh có con cho biết, bệnh viện khắp nơi đều xuất hiện dài người đang xếp hàng. Phòng truyền dịch không thể nhận thêm bệnh nhân. Tầng nào của bệnh viện cũng chật kín trẻ được truyền dịch, thời gian chờ đợi có khi lên tới 7, 8 tiếng.
Không chỉ bệnh viện nhi thành phố chật kín, cả khoa cấp cứu nhi của các bệnh viện lớn ở Bắc Kinh cũng đầy ắp bệnh nhân. Ngày 31/10, một video trên tài khoản chính thức của Đài Phát thanh Tin tức Bắc Kinh trên mạng xã hội Weibo cho thấy, nhiều phụ huynh phản ánh, tại một số bệnh viện cấp 3, người dân phải xếp hàng từ 4 đến 5 tiếng để được gặp bác sĩ vào buổi chiều. Họ phải đợi đến tối mới khám xong. Thậm chí, đến sáng hôm sau, cũng không khám hết số cấp cứu vào ban đêm.
(Nội dung Twitter: “Hãy nhìn xem, có đủ nghiêm trọng không? Lần này chủ yếu là trẻ em bị nhiễm bệnh. Những đứa trẻ có phổi trắng có tỷ lệ tử vong cao.
Đây là tình hình hiện tại của Bệnh viện Nhi Bắc Kinh. Hiện bệnh viện không còn khả năng tiếp nhận bệnh nhân nhập viện vì nhiễm Mycoplasma. Nói cách khác, có tiền cũng vô ích.
Bệnh viện nhi Bắc Kinh đều bị viêm phổi do Mycoplasma, ở phòng khám ngoại trú còn nhiều hơn.”)
(Nội dung Twitter: “Bệnh viêm phổi Mycoplasma ở Bắc Kinh có vẻ thực sự nghiêm trọng!”)
(Nội dung Twitter: “Thảm họa vắc xin của Trung Quốc lại tái diễn…”)
Ông Hướng Huy (bút danh), một cư dân Bắc Kinh, nói với Epoch Times: “Con tôi đang học trong một lớp mẫu giáo nhỏ. Vì bệnh viện không có giường nên cháu phải uống thuốc tại nhà để điều trị, và đã nghỉ ngơi được 3 tuần. Bây giờ cháu đã bình phục đôi chút.
Ban đầu tôi phân vân không biết có nên cho cháu đi học không, nhưng khi thấy hầu hết các bé trong lớp đều xin nghỉ vì ốm. Hơn nữa, gần đây ở Bắc Kinh còn có sương mù dày đặc, nên tôi đã tạm thời cho con nghỉ học mẫu giáo và tiếp tục nghỉ ngơi ở nhà.”
Mặc dù giới chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố, đây là bệnh viêm phổi do Mycoplasma gây ra, nhưng một số trẻ em lại có kết quả xét nghiệm âm tính với vi khuẩn Mycoplasma.
Theo báo cáo của Đài Phát thanh Tin tức Bắc Kinh ngày 30/10, Kỳ Kỳ, một cậu bé tiểu học lớp 4 ở quận Phong Đài, bị ho và mệt mỏi vào ngày 20/10. Cha mẹ đã đưa em đến Bệnh viện 731 để điều trị, nhưng xét nghiệm Mycoplasma cho kết quả âm tính.
Bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh azithromycin, 3 ngày sau khi uống, đứa trẻ bị “phổi trắng”. Cha mẹ đưa cậu bé đến Viện Nhi Thủ đô ở đường vành đai 2 phía Đông, nhưng phía trước đã có hơn 600 trẻ xếp hàng chờ nhập viện. Cậu bé chỉ có thể điều trị cầm cự bằng cách truyền dịch ở khoa ngoại trú.
Vương Diệp (bút danh), bác sĩ nhi khoa tại một bệnh viện ở Bắc Kinh, cũng bị nhiễm bệnh. Cô nói với phóng viên Epoch Times: “Không có loại thuốc nào hiệu quả cho làn sóng lây nhiễm này. Tôi đã dùng tất cả các loại thuốc có thể điều trị bệnh viêm phổi do Mycoplasma, nhưng không có tác dụng. Vì vậy, tôi nghi ngờ đây không phải là bệnh viêm phổi do Mycoplasma”.
Không chỉ ở Bắc Kinh, gần đây cả các phòng khám ngoại trú trẻ em của nhiều bệnh viện tại Thượng Hải cũng đều chật kín. Người dân Thượng Hải tiết lộ, hầu hết trẻ em mà họ biết đều đã nhiễm bệnh, những trẻ bị nặng thì phát triển thành bệnh phổi trắng. “Mycoplasma lần này bùng phát ở Thượng Hải. Đi khám chỉ 5 phút, nhưng phải xếp hàng chờ đợi 7, 8 tiếng”.
Ngày 2/11, một số cư dân mạng đã đăng trên Weibo rằng bệnh viện quá đông: “Có mặt từ 9h sáng tại Bệnh viện Tân Hoa Thượng Hải, nhưng chỉ có thể lấy được số khám bệnh vào buổi tổi. Mỗi ngày hơn 3.000 số.”
(Nội dung Twitter: “Dịch bệnh ở Thượng Hải đang nóng lên, bệnh viện chật kín, ra vào khu dân cư cũng bị hạn chế!”)
(Nội dung Twitter: “Trung tâm y tế trẻ em Thượng Hải lúc 12:30 nửa đêm”.)
(Nội dung Twitter: “Bệnh viện Nhi Thượng Hải lúc nửa đêm ngày 23/9.”)
(Nội dung Twitter: “Thượng Hải: Bệnh viện nhi, virus đang quay trở lại? ! Sốt trở đi trở lại.”
(Nội dung Twitter: “Gần đây, các cơn sốt cao lặp đi lặp lại đã được báo cáo tại các bệnh viện ở Giang Tây, Chiết Giang, Thượng Hải và Vô Tích…cả trẻ em và người lớn.”)
CDC ở nhiều nơi tại Trung Quốc cũng đưa ra thông tin cho biết, nhìn chung, thời gian gần đây gia tăng tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc. Một số thành phố đã kích hoạt các khu phòng khám container, nhưng yêu cầu gia đình bệnh nhân không được tiết lộ, và đổi tên thành khu áp lực âm.
Cô Lý ở thành phố Cát Lâm, có 2 con đều bị “phổi trắng”, nói với NTDTV, một bác sĩ đã nói riêng với cô ấy rằng kỳ thực đây là biến thể của COVID-19, axit nucleic không thể phát hiện ra nó, nhưng chính phủ từ chối tiết lộ thông tin.
Ngày 3/11, nhà virus học người Mỹ Lâm Hiểu Húc, nói với Epoch Times: “Trên thực tế, COVID chưa bao giờ rời khỏi Trung Quốc. Nhưng chính quyền ĐCSTQ không dám nhắc đến nó, nên họ sử dụng tên ‘H1N1’ hay ‘viêm phổi’ để che giấu. Viêm phổi do Mycoplasma không dễ gây ra nhiễm trùng phổi, tức “phổi trắng”.
Hơn nữa việc kiểm soát bằng kháng sinh điều trị viêm phổi do Mycoplasma cũng không khó, không thể nói là thuốc không có tác dụng. Cho nên từ góc độc của một chuyên gia, có lẽ đây là một biến thể của COVID, cũng không thể loại trừ rằng đây là một cuộc tấn công toàn diện của hơn 2 loại virus và vi khuẩn này”.
Ông Âu Khải, một nhà bình luận chính trị ở Nhật Bản, tin rằng không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều chủng virus tồn tại cùng một lúc. Ở Trung Quốc, về cơ bản, các thông tin về dịch bệnh đều không rõ ràng, không chỉ giới hạn ở COVID, bệnh viêm gan B, viêm gan C, AIDS và dịch SARS cũng được giới chức cực lực che đậy.
Hai tháng trước, ngày 28/9, một bài nghiên cứu đăng trên tạp chí “Virology” (Virus học) cho biết, bà Thạch Chính Lệ, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm mới nổi tại Viện Virus học Vũ Hán Trung Quốc, nói rằng nhóm của bà hiện đã tìm được 40 chủng virus corona mới có nguy cơ lây nhiễm từ người sang người.
Một nửa trong số đó là virus có nguy cơ cao, 6 chủng được phát hiện có khả năng lây nhiễm sang người và gây bệnh. Bài viết chỉ ra rằng gần như chắc chắn rằng một đợt bùng phát khác do virus Corona gây ra là điều “rất có thể xảy ra”.
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…