Phương thức trấn áp của ĐCSTQ “bỉ ổi và hung tợn” hơn phương Tây tưởng

Một báo cáo mới của tổ chức nhân quyền Freedom House được công bố ngày 4/2 vừa qua đã cho thấy cái nhìn toàn cảnh về hoạt động trấn áp nhân quyền xuyên quốc gia của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Theo đó, chiến dịch trấn áp toàn diện, quy mô và tinh vi nhất thế giới này nhắm vào hàng triệu người, chủ yếu là người gốc Hoa trên khắp các châu lục.

Trong báo cáo có tiêu đề: “Ngoài tầm nhìn nhưng không ngoài tầm với: Quy mô đàn áp toàn cầu và phạm vi đàn áp xuyên quốc gia”, tổ chức Ngôi nhà Tự do (Freedom House) đã ghi chép lại 608 trường hợp đàn áp người Hoa xuyên quốc gia một cách bạo lực và trực tiếp kể từ năm 2014, bao gồm các vụ ám sát, bắt cóc, hành hung, giam giữ, và trục xuất bất hợp pháp, được thực hiện bởi 31 chính quyền. Trong số đó, có tới 214 trường hợp có nguồn gốc từ chế độ Trung Quốc – nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác.

Thống kê của Freedom House về quan hệ hợp tác trấn áp nhân quyền trên thế giới. (Ảnh: Freedom House)

“ĐCSTQ nhắm mục tiêu trấn áp vào toàn bộ các nhóm dân tộc và tôn giáo [có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng không sinh sống tại đây], bao gồm cả người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng và người tập Pháp Luân Công, với số lượng lên đến hàng trăm nghìn người trên toàn cầu,” báo cáo viết. “Chỉ trong năm qua, danh sách các nhóm người bị nhắm mục tiêu đã mở rộng, bao gồm cả người Nội Mông và người Hồng Kông cư trú bên ngoài Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.”

ĐCSTQ cũng nhắm mục tiêu đến những công dân không mang quốc tịch Trung Quốc ở nước ngoài, bao gồm người gốc Hoa, người Đài Loan hoặc những người nước ngoài khác là người chỉ trích ảnh hưởng của ĐCSTQ hay tình trạng vi phạm nhân quyền của chế độ.

Bà Thịnh Tuyết, phó chủ tịch Liên minh Vì một Trung Quốc Dân chủ, một nhà báo nổi tiếng người Canada gốc Hoa, không ngạc nhiên trước những phát hiện này: “Các phương thức trấn áp bỉ ổi và hung tợn của ĐCSTQ nằm ngoài sức tưởng tượng của phương Tây”, bà bình luận. “ĐCSTQ không chỉ thực hiện chủ nghĩa khủng bố nhà nước, mà nó còn là chế độ khủng bố nhà nước lớn nhất và mạnh nhất về kinh tế và công nghệ, đã nô dịch hóa 1,4 tỷ người một cách tàn bạo. Nó khó đối phó hơn nhiều so với tổ chức khủng bố thông thường”.

Cùng quan điểm với bà Thịnh, trong một cuộc nghị luận tại Quốc hội Canada vào ngày 22/2, nghị sĩ John McKay đã nói: “Chính phủ Canada cần phải đối phó với Chính phủ Trung Quốc như đối phó với những kẻ khủng bố hoặc côn đồ mafia.”

Bà Thịnh Tuyết đã nhớ lại nhiều trường hợp đàn áp các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ, bao gồm cả trường hợp của người bạn thân của bà, người tiên phong trong phong trào ủng hộ dân chủ ở nước ngoài của Trung Quốc, ông Vương Bỉnh Chương. Ông Vương, người có bằng tiến sĩ tại Đại học McGill, bị mật vụ Trung Quốc bắt cóc ở Việt Nam vào năm 2002 và bị kết án tù chung thân.

Một trong những trường hợp nổi bật nhất liên quan đến công dân không mang quốc tịch Trung Quốc là người gốc Hoa, cũng được đề cập trong báo cáo của Freedom House, là chủ hiệu sách Hong Kong, nhà xuất bản sách Quế Mẫn Hải. Ông Quế, người mang quốc tịch Thụy Điển, được biết đến với việc xuất bản các cuốn sách về hoạt động bên trong của ĐCSTQ và cũng đã xuất bản bốn cuốn sách của bà Thịnh Tuyết.

Ông Quế đã bị các đặc vụ cộng sản Trung Quốc bắt cóc từ căn hộ nghỉ dưỡng của mình ở Thái Lan vào năm 2015 và bị đưa trở lại Trung Quốc. Đáng ngạc nhiên hơn, ĐCSTQ sau đó tuyên bố rằng ông Quế từ bỏ quốc tịch Thụy Điển và từ chối các dịch vụ lãnh sự của Thụy Điển đối với ông.

Theo bà Thịnh, chế độ ĐCSTQ thường xuyên sử dụng cách chụp mũ “chống Trung Quốc”, “khủng bố”, “ly khai”… đối với các nhóm bị bức hại để kích động lòng thù hận và tạo cớ bắt bớ, trấn áp.

Bà Thịnh Tuyết cho biết, một nhà hoạt động ủng hộ dân chủ khác mà bà quen biết là ông Bàng Minh. Ông đã bị bắt cóc bởi các điệp viên Cộng sản Trung Quốc ở Myanmar và đưa về Trung Quốc vào năm 2004. Ông đột ngột qua đời trong tù vào năm 2016, và gia đình ông bị cấm không được nhìn thi thể của ông. Bà Thịnh Tuyết cho biết gia đình ông Bàng bày tỏ nghi ngờ nghiêm trọng về cái chết của ông, xét đến thực tế là nạn mổ cướp nội tạng từ tù nhân lương tâm và tù nhân chính trị vẫn đang tiếp diễn trong gần 20 năm qua.

Vào cuối tháng 11 năm 2019, Đài Phát thanh Quốc tế Đài Loan dẫn lời ông Ilham Mahmut, chủ tịch Hiệp hội người Nhật Bản gốc Duy Ngô Nhĩ, cho biết khoảng 2,5 triệu người Duy Ngô Nhĩ đã bị chuyển đến Cam Túc và Thanh Hải ở Trung Quốc để trở thành nguồn hàng cho cấy ghép nội tạng.

Mặc dù ĐCSTQ đã nhiều lần phủ nhận sự tồn tại của các trại tập trung, nhưng nhiều kênh truyền thông quốc tế đã công bố các bức ảnh vệ tinh cho thấy quy mô của hệ thống trại tập trung tại Tân Cương. Ngoài ra, mới đây, truyền thông Ấn Độ đã công bố các bức ảnh vệ tinh cho thấy có ít nhất ba trại đang được xây dựng ở Tây Tạng.

Ông David Kilgour, nhà hoạt động nhân quyền, cựu quốc vụ khanh Canada phụ trách khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đã viết trên tờ Ottawa Citizen từ năm 2019: “Trong hơn hai thập kỷ kể từ năm 2001, chế độ này đã chỉ đạo một mạng lưới thu hoạch nội tạng rộng lớn từ các tù nhân lương tâm – chủ yếu là Pháp Luân Công, ngoài ra còn có những người Tây Tạng, Kitô giáo và người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Theo một số ước tính, hai triệu người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ trong các trại tập trung đều đã bị xét nghiệm máu, để chuẩn bị sẵn cho việc cấy ghép nội tạng”.

Ngoài ra bà Thịnh cũng cho biết, bên cạnh việc bắt cóc, ĐCSTQ đã sử dụng các điệp viên để thâm nhập vào các nhóm bị bức hại khác nhau, buộc họ phải làm gián điệp cho đảng thông qua việc đe dọa làm tổn hại đến các thành viên trong gia đình họ ở Trung Quốc.

Báo cáo của Freedom House ghi nhận, chiến dịch của ĐCSTQ “trải dài trên toàn bộ các chiến thuật: từ các cuộc tấn công trực tiếp bằng việc yêu cầu các quốc gia khác hợp tác, đến việc giam giữ hoặc trục xuất, đến các biện pháp cưỡng bức di chuyển, đến đe dọa từ xa thông qua kỹ thuật số, phần mềm gián điệp, hay cưỡng chế bịt miệng.”

Việc bảo vệ các tù nhân lương tâm tại Trung Quốc hiện cũng đang gặp khó khăn. Ngày 26 tháng 10 năm 2020, Đại sứ quán và Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Trung Quốc đã công bố một báo cáo cho biết các luật sư nhân quyền tại Trung Quốc đã gặp phải sự đàn áp nghiêm trọng.

Theo báo cáo, “Chính phủ Trung Quốc đã đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép hành nghề của một số luật sư tham gia bào chữa các vụ việc nhạy cảm như bảo vệ những người bất đồng chính kiến ​​ủng hộ dân chủ, các cá nhân tổ chức nhà thờ Kitô giáo tại gia, người tập Pháp Luân Công hoặc những người phê bình chính phủ. Các nhà chức trách đã sử dụng quy trình xét duyệt cấp phép hàng năm do Hiệp hội Luật sư Toàn Trung Quốc quản lý để giữ lại hoặc trì hoãn việc gia hạn giấy phép hành nghề cho các luật sư chuyên nghiệp.”

Báo cáo cho biết nhiều tù nhân chính trị vẫn bị giam giữ trong tù hoặc trại tạm giam, bao gồm các luật sư nhân quyền Vương Toàn Chương, Cao Trí Thịnh, Giang Thiên Dũng, Dư Văn Sinh, v.v..

Năm 2020, vì dám đứng ra biện hộ cho người tập Pháp Luân Công, ông Dư Văn Sinh đã bị kết án 4 năm tù sau hơn 18 tháng bị biệt giam. Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, ông bị buộc tội “kích động lật đổ quyền lực nhà nước.”

Mặc dù sự trấn áp của ĐCSTQ đã trở nên nghiêm trọng và tinh vi hơn tại cả trong và ngoài Trung Quốc, bà Thịnh Tuyết vẫn lạc quan. Bà chia sẻ: “Với sự gia tăng đàn áp trong nước và xuyên quốc gia, ĐCSTQ đang đánh mất đáng kể lòng tin của người Trung Quốc và phương Tây. Tôi tin rằng với lương tâm và trí tuệ của mọi người trên khắp thế giới, công lý sẽ chiến thắng cái ác.”

Theo New Canadian Media
Minh Nhật lược dịch và bổ sung

Xem thêm: David Kilgour: Cần chấm dứt tội ác diệt chủng và thu hoạch nội tạng

Mời xem video:

Minh Nhật

Published by
Minh Nhật

Recent Posts

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

8 phút ago

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

32 phút ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

58 phút ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

1 giờ ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

2 giờ ago

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

2 giờ ago