Quan chức TQ bác tin tiêm vắc-xin COVID-19 gây bệnh bạch cầu, tiểu đường; Dư luận phản ứng

Ngày 23/7, cơ quan quan chức năng Trung Quốc nói rằng tiêm vắc-xin COVID-19 nội địa sản xuất sẽ không gây bệnh bạch cầu và tiểu đường. Điều này đã khiến cư dân mạng phản ứng, họ nói: “Hễ bác bỏ tin đồn thì đó chính là tin thật”.

Một trẻ nhỏ bị bệnh tiểu đường sau khi tiêm vắc-xin Trung Quốc đang tự tiêm insulin. (Ảnh chụp màn hình Twitter)

Theo trang mạng Phượng Hoàng (Phoenix), tại cuộc họp báo về cơ chế phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh của Quốc vụ viện Trung Quốc vào ngày 23/7, ông Vương Phúc Sinh (Wang Fusheng), Giám đốc Khoa Truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế số 5 của Bệnh viện Đa khoa Giải phóng quân và là Viện sĩ của Viện Khoa học Trung Quốc, đã nói rằng: “Việc tiêm vắc-xin virus corona mới sẽ không gây ra bệnh bạch cầu và bệnh tiểu đường. Nó sẽ không gây các hiện tượng như lây lan của khối u hoặc tăng cường kháng thể phụ thuộc như một số thông tin trực trên mạng.”

Về vấn đề này, cư dân mạng Đại Lục đã phản ứng mạnh mẽ và bày tỏ quan điểm:

“Nói những lời này là vô ích, hãy đưa ra số liệu!”;

“Có bằng chứng không? Hay là ông nói không bị thì sẽ không bị?”;

“Cần dữ liệu để hỗ trợ cho tuyên bố của ông! Chúng tôi muốn sự thật! Không thể để các chuyên gia nói là được!”;

“Hãy ủng hộ việc tiêm chủng tự nguyện! Nếu vắc xin thực sự tốt, thì càng không nên sợ bị lây nhiễm, không cần phải ép buộc người khác tiêm.”, v.v.

(Nội dung tweet: “Các phương tiện truyền thông chính thức của nhà nước Trung Quốc nói rằng vắc-xin sẽ không gây ra bệnh bạch cầu và bệnh tiểu đường, khu vực bình luận toàn là phản đối.”)

Trước đó, những lời phàn nàn của bệnh nhân ung thư máu tại hơn 30 tỉnh, thành phố ở Trung Quốc chỉ ra rằng số người mắc bệnh ung thư máu do sử dụng vắc-xin virus corona mới ước tính lên tới hàng chục ngàn người.

Đài Á Châu Tự Do đã đưa tin vào tháng Năm rằng một nhóm bệnh nhân ung thư máu từ hơn 30 tỉnh và thành phố ở Trung Quốc đã liên tiếp đưa ra hai bức thư ngỏ cáo buộc họ bị ung thư máu sau khi tiêm vắc-xin virus corona mới nội địa sản xuất. Khi họ đi khiếu kiện thì bị đàn áp, phóng viên thì nói không thể đưa tin, luật sư không muốn đại diện cho vụ kiện. Các tin tức liên quan đã bị gỡ bỏ sau cuộc họp báo của CDC Trung Quốc phản hồi về vấn đề liên quan, chỉ để lại ý kiến ​​của các chuyên gia chức năng. Bức thư ngỏ cho biết sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 vào năm 2021, cơ thể nhiều người đã xuất hiện các triệu chứng như sốt, đổ mồ hôi ban đêm, ho, nhức đầu, mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy và khó thở, họ viết “chúng tôi đều đã mắc bệnh bạch cầu cấp tính”.

Những người khiếu nại chỉ ra rằng một số người trong số họ đến từ các thành phố hạng nhất và hạng hai, một số đến từ các thị trấn của quận huyện, một số đến từ các vùng nông thôn hẻo lánh và thuộc mọi tầng lớp xã hội. Người cao tuổi nhất trên 70 tuổi, và người nhỏ nhất mới 3 tuổi. Chủ yếu là được tiêm vắc-xin Sinovac Biotech, vắc-xin bất hoạt của Viện Nghiên cứu Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc Sinopharm (vắc-xin BBIBP) thuộc Tập đoàn Sinopharm và vắc-xin của Viện Nghiên cứu Sinh phẩm Vũ Hán (WIBP) thuộc tập đoàn Sinopharm, vắc-xin BBIBP do Viện nghiên cứu Sinh phẩm Trường Xuân (Changchun Institute of Biological Products) sản xuất và vắc-xin của Zhifei Biological, v.v. Hầu hết mọi người xuất hiện các triệu chứng một vài ngày sau khi tiêm chủng và sau đó được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu, chủ yếu là bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính và bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính.

Những người khiếu nại cáo buộc rằng họ có sức khỏe tốt trước khi tiêm vắc-xin và không có tiền sử gia đình mắc bệnh. Nhiều người trong số họ hiện có tình trạng sức khỏe yếu đi, nhập viện, uống thuốc, tiêm, hóa trị, v.v. Có hàng chục trẻ em trong nhóm này, hiện đang nằm trong bệnh viện, không rõ sống chết. Họ ước tính một cách thận trọng sau khi thống kê trong một số nhóm, rằng số người bị bệnh bạch cầu đột ngột sau khi tiêm chủng phải hơn 10.000 người.

Không chỉ bệnh bạch cầu, mà sau đó, hàng ngàn người ở Trung Quốc Đại Lục đã bị tiểu đường sau khi tiêm vắc-xin sản xuất trong nước.

Trước đó, một số kênh truyền thông nước ngoài đã có được danh sách gần 500 bệnh nhân, cho thấy cơ thể họ có biểu hiện bất thường sau khi tiêm vắc-xin nội địa Trung Quốc. Vào giữa đêm ngày 31/5, trước ngày Quốc tế Thiếu nhi năm nay, một số người Trung Quốc đã gửi một bức thư cầu cứu trên mạng, cáo buộc những đứa trẻ khỏe mạnh mắc bệnh tiểu đường loại 1 sau khi được tiêm vắc-xin Sinovac và các loại vắc-xin virus corona mới được sản xuất trong nước (Trung Quốc). Tuy nhiên, bức thư này đã sớm bị Weibo và WeChat chặn hoàn toàn.

Bức thư có tiêu đề “Cầu cứu! Nghi ngờ hơn 600 trẻ em mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 sau khi tiêm chủng!”. Trong thư nói trước và sau thời điểm tháng 11/2021, các nơi trên toàn quốc đã khởi động công tác tiêm chủng vắc-xin COVID-19 cho người từ 3 đến 17 tuổi. Sau đó, giáo viên ở các trường mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở bắt đầu đôn đốc việc tiêm chủng theo nhóm mỗi ngày, và một số trường đã ban hành thông báo nói rằng “không tiêm chủng sẽ không cho phép  đến trường”.

Theo bức thư, trong số những đứa trẻ này mắc bệnh này, loại vắc-xin được tiêm chủng nhiều nhất là vắc-xin của Sinovac. Sau khi tiêm khoảng 1 – 3 tháng thì xuất hiện các triệu chứng ở các mức độ khác nhau như uống nhiều nước, tiểu nhiều, sức ăn tăng. Trẻ nặng còn bị trầm cảm, sụt cân, ngứa ngáy thường xuyên, thậm chí hôn mê, được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 1.

Khi các triệu chứng ngày càng trở nên nghiêm trọng, cha mẹ phát hiện có điều gì bất ổn mới đưa trẻ đi khám, thậm chí có trẻ còn hôn mê sau khi nhập viện, sau đó được bác sĩ giải thích là “nhiễm toan ceton”, sau đó được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Những trẻ này đều khỏe mạnh trước khi tiêm chủng và không có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường.

Trên các nền tảng xã hội cũng xuất hiện nhiều tin tức về việc người dân Trung Quốc mắc bệnh ung thư máu sau khi tiêm vắc-xin.

Trong một đoạn video lan truyền trên mạng, một người đàn ông mặc áo phông trắng yếu ớt ngồi trên xe lăn, chiếc xe tải đậu bên cạnh có dòng chữ “Bệnh bạch cầu cấp tính do tiêm vắc-xin virus corona mới” trên thân xe. Những cư dân mạng đăng tải bài viết cho rằng họ chỉ biết bảo vệ quyền lợi của mình một cách bất lực như vậy. Trong một video khác, một phụ nữ trẻ ở Tứ Xuyên “bị sốt và được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu cấp tính sau khi được tiêm vắc-xin virus corona mới”. Ngoài ra còn có một đoạn video cho thấy nhiều trẻ em bị ung thư máu.

Lý Mộc Tử,

Published by
Lý Mộc Tử,

Recent Posts

Kremlin nói đáp trả bằng tên lửa siêu thanh để cảnh báo sự “liều lĩnh” của phương Tây

Sau khi hé lộ một số chi tiết và hình ảnh vụ Nga đáp trả…

20 phút ago

Đề xuất đưa vàng mã, túi nilon vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…

4 giờ ago

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

5 giờ ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

6 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

7 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

8 giờ ago