Categories: Kinh tếTrung Quốc

Sách Trắng TQ lên án Mỹ theo “Chủ nghĩa bá đạo thương mại”

Lúc 12:01 ngày 24/9 (giờ Bắc Kinh), Mỹ chính thức áp thuế quan 10% đối với 200 tỷ USD (Đô la Mỹ) hàng hóa Trung Quốc, ngay lập tức Trung Quốc trả đũa với gói thuế quan đối với 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ. Cùng ngày, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành Sách Trắng cáo buộc Mỹ làm các cuộc đàm phán giữa hai bên rơi vào bế tắc, khiến cuộc chiến thương mại ngày càng u ám. Như vậy, cuối cùng thì bên nào làm tình hình bế tắc?

Ảnh từ Getty Images

Trung Quốc lên án Mỹ theo “Chủ nghĩa bá đạo thương mại”

Vào ngày 24/9, Mỹ áp đặt mức thuế 10% đối với hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD, trong khi Trung Quốc trả đũa “không tương xứng” với mức thuế 5 – 10% trên 60 tỷ USD hàng Mỹ. Cùng ngày, Văn phòng Thông tin Chính phủ Trung Quốc công bố Sách Trắng với 36.000 chữ có tên “Thực tế tranh chấp Thương mại Trung-Mỹ và lập trường của Trung Quốc”, qua đó nhấn mạnh lập trường và thái độ của Trung Quốc.

Sách Trắng dùng cụm từ “Chủ nghĩa bá đạo thương mại” để lên án Mỹ, qua đó chỉ trích Chính phủ mới của Mỹ theo khẩu hiệu “nước Mỹ trên hết”, không chỉ liên tục áp đặt thuế đe dọa kinh tế Trung Quốc, làm tổn thương lợi ích của Trung Quốc, đặc biệt còn gây tổn hại cho chính hình ảnh nước Mỹ, và làm lung lay nền tảng của hệ thống thương mại đa phương toàn cầu.

Sách Trắng cũng lập luận và cáo buộc Mỹ dùng luật của nước Mỹ áp đặt cho nước khác, trong các vấn đề quốc tế thường xuyên đòi hỏi các tổ chức hoặc cá nhân ở các nước khác phải tuân theo các luật quốc gia của Mỹ; Mỹ không màng đến quyền phát triển của nước đang phát triển, gây tác động kiềm chế đối với các nền kinh tế đang phát triển; Mỹ gây cản trở thương mại công bằng và chuỗi sản xuất công nghiệp toàn cầu; và Trung Quốc sẽ tiếp tục theo con đường đã xây dựng, kiên trì đẩy mạnh cải cách và phát triển mở rộng hơn.

Sách Trắng nhấn mạnh rằng “Trung Quốc (ĐCSTQ) không muốn gây chiến, nhưng không ngại tham chiến, khi cần thiết vẫn phải chiến đấu đến cùng”.

Nhưng vì sao Trung Quốc không thực thi cam kết khi nhập WTO?

Ông Trần (Chen), học giả Trung Quốc tại Mỹ chia sẻ với Đài RFA rằng Trung Quốc đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới trong gần 20 năm, nhưng hầu hết các cam kết của họ đối với Mỹ khi được tham gia đến nay vẫn chưa hoàn thành. Do đó, chính quyền Trump mới tìm cách để buộc ĐCSTQ phải tôn trọng các cam kết bằng cách bổ sung thuế quan.

Ông đã đề cập đến vấn đề “Trung Quốc (ĐCSTQ) đúng là thực sự không ngừng phá hoại nền thương mại tự do, nhà cầm quyền Trung Quốc cũng thông qua kiểm soát và thao túng nền kinh tế, biện pháp thuế quan bất công… Tất cả các hành vi này là vi phạm nguyên tắc tự do thương mại, cũng vi phạm cam kết của Trung Quốc với WTO. Trong trường hợp này, vì sao có quyền lên án đối phương phản công họ?”

Đại diện Thương mại Mỹ Lighthizer (Robert Lighthizer) cũng cho biết, “Trong hơn năm qua, Chính phủ Trump đã kiên nhẫn thúc giục Trung Quốc chấm dứt các cách làm không công bằng, mở cửa thị trường Trung Quốc và tham gia vào việc cạnh tranh thực sự trên thị trường”, nhưng “Trung Quốc đã không quan tâm giải quyết các mối quan tâm hợp pháp của Mỹ mà trái lại còn trả đũa các sản phẩm của Mỹ… Cách làm như vậy thật không thể chấp nhận”. Do đó, chính quyền Trump đã quyết định áp đặt thuế quan đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc.

Hãng tin BBC Anh dẫn lời Trưởng cố vấn kinh tế Nhà Trắng Kudlow nói, “Mục tiêu của ông Trump là để loại bỏ các rào cản và hạn ngạch thuế quan cũng như phi thuế quan, ngăn chặn hành vi trộm cắp sở hữu trí tuệ, và ngăn chặn việc chuyển giao bắt buộc của công nghệ”.

Trước đó, ĐCSTQ đã phát động chương trình nâng cấp công nghiệp “Made in China 2025”, mặc dù chương trình này thuộc về công việc nội bộ của một quốc gia, nhưng vì các chính sách hỗ trợ để thúc đẩy sản xuất công nghệ cao không chỉ liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh vì “được chính phủ trợ cấp”, mà còn vi phạm nguyên tắc thị trường tự do.

Quan trọng nhất, nhiều công nghệ chủ chốt của “Made in China 2025” có được nhờ đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ của các công ty Mỹ hoặc buộc các công ty Mỹ chuyển giao công nghệ.

>>Người Hoa tại Mỹ: “Made in China 2025” muốn thế giới hết đường sống

Thực tế, Mỹ cáo buộc ĐCSTQ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ là hoàn toàn có cơ sở.

Trung tâm Phản gián và An ninh quốc gia Mỹ (NCSC) chỉ ra rằng, ĐCSTQ “đã có những nỗ lực to lớn” trong việc mua lại công nghệ của Mỹ, bao gồm bí mật thương mại nhạy cảm và thông tin độc quyền. “Họ (ĐCSTQ) tiếp tục sử dụng gián điệp mạng để hỗ trợ các mục tiêu phát triển chiến lược: thúc đẩy tiến bộ công nghệ, hiện đại hóa quân sự và các mục tiêu chính sách kinh tế”.

Báo cáo dài 35 trang do Nhà Trắng công bố vào tháng Sáu cũng đã tiết lộ nhiều thủ đoạn xảo quyệt của ĐCSTQ nhằm thực hiện xâm lược kinh tế đối với nước khác.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cũng đã lên án ĐCSTQ “ngôn hành bất nhất” trong việc thúc đẩy thương mại tự do.

Đường Hạo (Tang Hao), bình luận viên lâu năm về vấn đề quốc tế nhận định, thủ đoạn phát triển kinh tế không công bằng, trung thực và vô đạo đức đối với xã hội phương Tây là không khác gì kẻ trộm cướp, thị trường tự do không thể chấp nhận. Nhưng ĐCSTQ không chịu từ bỏ, khiến Mỹ quyết định áp dụng biện pháp trừng phạt mạnh để tránh trong tương lai chính những công nghệ bị Trung Quốc đánh cắp từ Mỹ lại biến thành mối đe dọa cho các doanh nghiệp và nền kinh tế Mỹ.

Bên nào không thể ngờ?

Trong bối cảnh những ngôn từ “bắt nạt thương mại”“thủ đoạn gian lận” mà hai bên dành cho nhau diễn ra dồn dập, ngày 24/9 blogger “Ngưu Đan Cầm” của Tân Hoa Xã Trung Quốc công bố bài viết cho rằng “cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ đã bước vào một giai đoạn mới, có ba vấn đề mà cả hai bên đã không nghĩ đến”.

Bài viết đã chỉ ra có ba vấn đề mà Mỹ đã không nghĩ đến, thứ nhất là không nghĩ đến quyết tâm của Trung Quốc lớn như thế nào; thứ hai là không nghĩ đến nền kinh tế Trung Quốc mạnh như thế nào; thứ ba là không ngờ Trung Quốc chống lại hợp lý như thế. Đồng thời, lên án Mỹ không giữ chứ tín, không kể đạo lý, cò cưa mè nheo gây hỗn loạn.

Tuy nhiên, RFI Pháp dẫn lại quan điểm của tờ Thế giới (Le Monde) cho rằng trên thực tế từ lâu ĐCSTQ đã tính toán sai lầm, “Phải nói là chính phía Trung Quốc không thể ngờ: không ngờ Trump lại thực sự làm theo những gì đã phát biểu để áp đặt thuế nặng như thế đối với Trung Quốc (ĐCSTQ). Người tiền nhiệm của Trump không dám hành động như thế, còn Trump thì không gì không dám làm”. “Hiện giờ, lo lắng và khó khăn của Trung Quốc đã lên đến mức độ chưa từng thấy”.

Tác giả bài viết cho rằng phần lớn các cáo buộc của Mỹ chống lại ĐCSTQ đã được xác thực. Kể từ khi gia nhập WTO vào năm 2001, Trung Quốc đã không trở thành một nền kinh tế thị trường như họ đã cam kết, doanh nghiệp nhà nước vẫn là trụ cột của nền kinh tế, vẫn còn nặng tính bao cấp đối với những lĩnh vực quan trọng của đất nước, không tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ.

Trong thực tế, kể từ khi khai màn cuộc chiến thương mại, mạng xã hội Trung Quốc đã truyền tải rất nhiều bài phân tích hợp lý bàn về các cam kết gia nhập WTO của Trung Quốc, tuy nhiên sau 15 năm nhưng ĐCSTQ không chỉ bỏ qua cam kết xây dựng nền kinh tế thị trường, trái lại còn vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và hạn chế tiếp cận thị trường đối với doanh nghiệp nước ngoài, tình trạng bán phá giá sản phẩm ra nước ngoài đã được phát triển đến cùng cực do năng lực sản xuất của Trung Quốc quá dư thừa.

Các đời Tổng thống Mỹ trước, từ Bush đến Obama, mỗi khi lên án ĐCSTQ kiểm soát tỉ giá nhân dân tệ, trộm cắp sở hữu trí tuệ, gây thâm hụt thương mại với Mỹ, yêu cầu ĐCSTQ phải cải thiện tình hình, nhưng lần nào ĐCSTQ cũng hứa hẹn rồi cho qua. Có thể thấy, chính ĐCSTQ mới là bên gây rối, cò cưa mè nheo.

Huệ Anh

Xem thêm:

Huệ Anh

Published by
Huệ Anh

Recent Posts

Đề xuất đưa vàng mã, túi nilon vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…

11 phút ago

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

58 phút ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

2 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

3 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

4 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

5 giờ ago