Sau khi ông Tập Cận Bình tái đắc cử, một loạt từ khóa mới bị chặn trên internet

Sau khi ông Tập Cận Bình tái đắc cử, những từ như “kết thúc” (Wan dan), “dìu đi”, “rời đi”, “Hồ Cẩm Đào”, “lên ngôi”, “từ chức” và “AirDrop” cũng trở thành những từ khóa “nhạy cảm” mới nhất bị chặn trên các nền tảng xã hội Đại Lục.

Ông Tập Cận Bình tại một cuộc họp ở Bắc Kinh vào tháng 4/2022 (Ảnh: Shag 7799 / Shutterstock)

Đại hội 20 của ĐCSTQ được tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 16 – 22/10. Tuy nhiên, từ sự kiện cầu Tứ Thông ở Bắc Kinh, việc ông Lý Khắc Cường, Uông Dương và những người khác không được bầu lại làm thành viên Ủy ban Trung ương, đến việc cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào bất ngờ bị “dìu” đi khỏi địa lễ bế mạc đều thu hút sự chú ý của dư luận. Vì vậy, Internet Đại Lục cũng mở rộng phạm vi các từ “nhạy cảm” mới bị chặn.

Đại hội 20 của ĐCSTQ đã bế mạc tại Bắc Kinh vào ngày 22/10, danh sách các thành viên của Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 20 cũng được công bố.

Sau khi Đại hội đại 20 bế mạc, New York Times phân tích rằng danh sách này “giữ lại những quan chức đã thúc đẩy các chính sách cứng rắn của ông ấy (Tập Cận Bình) về mặt ngoại giao và quân sự. Ngoài ra, ông Tập Cận Bình cũng không chỉ định một người kế nhiệm tiềm năng nào.”

Cùng với cuộc tranh cãi về danh sách này, các quản trị viên mạng Trung Quốc Đại Lục đã tung ra một đợt kiểm duyệt mới.

Cư dân mạng phát hiện ra từ “kết thúc” (Wan dan) đã trở thành một cụm từ tìm kiếm bị cấm trên Sina Weibo. (Ảnh chụp màn hình Weibo)

Ngoài ra, tại lễ bế mạc Đại hội 20, bất ngờ diễn ra cảnh tượng cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào bị “dìu” ra khỏi hội trường, ngay lập tức làm dấy lên đồn đoán của mọi tầng lớp.

Sau đó, tài khoản Twitter chính thức tiếng Anh của Tân Hoa Xã tuyên bố rằng: “Khi ông Hồ Cẩm Đào không khỏe trong cuộc họp bế mạc, các nhân viên công tác vì lo lắng cho sức khỏe của ông, đã đưa ông ấy đến phòng bên cạnh nghỉ ngơi.”

Nhưng điều đáng nghi vấn là Tân Hoa Xã không đăng tin này trên dòng thời gian, mà thay vào đó lại phát động một cuộc phong tỏa, cấm thảo luận mọi nội dung liên quan.

Hiện tại, nếu tìm kiếm trên Weibo và TikTok những từ khóa (bằng tiếng Trung) như “dìu đi”, “rời đi” và “Hồ Cẩm Đào”, bạn sẽ không thấy bất kỳ nội dung nào liên quan.

Khi gõ từ khóa “rời đi” trên Weibo, không thể tìm thấy bất kỳ nội dung liên quan nào về việc ông Hồ Cẩm Đào rời đi. (Ảnh chụp màn hình Weibo)
Khi gõ từ khóa “dìu đi” trên Weibo, không thể tìm thấy bất kỳ nội dung liên quan nào về việc ông Hồ Cẩm Đào rời đi. (Ảnh chụp màn hình Weibo)

Ngoài ra, sau khi sự kiện ông Bành Tái Chu căng biểu ngữ biểu tình cầu trên cầu Tứ Thông ở Bắc Kinh bị đàn áp, nhiều người Trung Quốc vẫn ủng hộ ông bằng nhiều cách khác nhau. Một số cư dân mạng đã chia sẻ hình ảnh và video về sự cố cầu Tứ Thông bằng cách sử dụng AirDrop.

Một bài báo trong tin tức “Vice” cho thấy ai đó đã sử dụng AirDrop trong tàu điện ngầm Thượng Hải, để phát tán hình ảnh cuộc biểu tình trên cầu Tứ Thông. Thậm chí cảnh sát còn đăng bài nói rằng họ có thể “thu thập bằng chứng” trên AirDrop, và lấy được thông tin cá nhân. Tuy nhiên, do tính nhạy cảm, chủ đề này đã bị Internet Đại Lục kiểm duyệt.

Hiện tại, Weibo cũng đặt “AirDrop” là một từ khóa tìm kiếm bị cấm.

Hiện tại, Weibo cũng đặt “AirDrop” là từ khóa tìm kiếm bị cấm (Ảnh chụp màn hình Weibo)

Được biết “Airdrop” là một dịch vụ mạng kết nối tức thì được thêm vào hệ điều hành macOS và iOS của Apple. Trên thực tế, nó rất giống với khái niệm chia sẻ Bluetooth, nhưng “Airdrop” chỉ có thể được sử dụng trên máy Mac, iPhone, Thiết bị iPad truyền tệp không dây, và không có cách nào để chuyển tệp đến Windows và Android hay ngược lại. AirDrop có thể chuyển ảnh, video, nhạc, URL, tệp hoặc chia sẻ dữ liệu ứng dụng.

Gần đây, có thông tin cho rằng các trường cao đẳng và đại học Trung Quốc đã ra lệnh cho sinh viên tắt chức năng “Airdrop” của điện thoại di động Apple.

Nội dung: “Thông báo khẩn: Để bảo vệ quyền riêng tư cá nhân, xin hãy tắt Airdrop trên điện thoại Apple. Nếu các em nhận được thông tin ‘không lành mạnh’ hoặc ‘có hại’, hãy xóa ngay, không được chia sẻ hay phát tán.” “Thưa Thầy Lý, đây là bức ảnh mà học sinh phát tán trong trường, sau khi rất nhiều người gửi qua Airdrop. Họ biết những người bên dưới đang nghĩ gì, họ đang sợ hãi.” (Ảnh chụp màn hình Internet)

Trước đó, ngày 13/10, 3 ngày trước Đại hội 20 của ĐCSTQ, ông Bành Tái Chu (tên thật là Bành Lập Phát) đã treo 2 biểu ngữ lớn trên cây cầu Tứ Thông tại Bắc Kinh.

Bên trái viết: “Không cần axit nucleic, cần lương thực; không cần phong tỏa, cần tự do; không cần dối trá, cần tôn nghiêm; không cần Cách mạng Văn hóa, cần cải cách; không cần lãnh tụ, cần bầu cử; không làm nô lệ, làm công dân.” Bên phải ghi: “Bãi khóa, bãi công, bãi chức quốc tặc Tập Cận Bình.”

Người đàn ông này còn dùng loa liên tục hô hào những câu khẩu hiệu như “Cần lương thực! Cần tự do! Cần bầu cử!”, đồng thời đốt khói đen tỏa dày đặc, nhằm thu hút sự chú ý của nhiều người đi bộ và các phương tiện qua lại. Sau đó, ông Bành Lập Phát đã bị cảnh sát bắt đi, hiện vẫn chưa rõ tung tích.

Lê Tiểu Quỳ

Published by
Lê Tiểu Quỳ

Recent Posts

Nhà Hậu Trần – P5: Giằng co cản bước quân Minh nam tiến

Nhà Hậu Trần giằng co cản bước quân Minh nam tiến sau khi Trương Phụ…

3 phút ago

Chút tản mạn về tên ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký

Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…

13 phút ago

Có cách nào cải thiện tình trạng quần áo bị xù lông?

Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…

20 phút ago

Ý định của ông Trump trong việc muốn giải thể Bộ Giáo dục Mỹ

Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…

23 phút ago

Cựu Dân biểu Matt Gaetz rút lui khỏi vị trí ứng cử viên tổng chưởng lý

Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…

30 phút ago

Ông Trump bán cây đàn guitar có chữ ký với giá hơn 10.000 USD

Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…

48 phút ago