Thi thể cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã về đến Bắc Kinh tối 27/10 và được đặt tại Bệnh viện 301 (Bệnh viện Đa khoa Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc). Hiện tại, bầu không khí ở Bắc Kinh căng thẳng chưa từng thấy và đang trong tình trạng bán giới nghiêm (thiết quân luật).
Mặc dù Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chính thức tuyên bố ông Lý Khắc Cường chết vì đau tim đột ngột, nhưng dư luận nhìn chung vẫn nghi ngờ tuyên bố này. Nơi ở cũ của ông Lý Khắc Cường ở Hợp Phì, tỉnh An Huy được bao quanh bởi biển hoa; ở Bắc Kinh, do sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền ĐCSTQ, nên không có hoạt động tưởng niệm quy mô lớn nào, chỉ nhìn thấy ở trường cũ của ông là Đại học Bắc Kinh có người đặt hoa và thiệp chia buồn trên mạng.
Hôm 29/10, một nguồn tin nói với tờ Epoch Times rằng Bắc Kinh về cơ bản đang trong tình trạng bán thiết quân luật, nhưng chính quyền chưa công bố thiết quân luật, một số lượng lớn cảnh sát vũ trang từ Hà Bắc đã được điều động đến Bắc Kinh.
Các nguồn tin cho biết, chính quyền lấy lý khói bụi để không cho người dân ra ngoài, đặc biệt các trường đại học ở Bắc Kinh đã ra thông báo yêu cầu sinh viên hủy mọi hoạt động và không rời khỏi khuôn viên trường. Các trường đại học xung quanh Bắc Kinh như Hà Bắc và Thiên Tân cũng đưa ra thông báo không cho phép sinh viên rời khỏi khuôn viên trường.
“Bầu không khí bây giờ rất căng thẳng, giống như bầu không khí sau vụ Thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989. Không có cờ rủ để bày tỏ thương tiếc, và không có nghi lễ khi thi thể được đưa về Bắc Kinh. Cảnh sát mặc thường phục và cảnh sát vũ trang có ở khắp nơi trên đường phố Bắc Kinh, ở Quảng Trường Thiên An Môn hoàn toàn không ai dám đặt hoa,” nguồn tin cho biết.
Nguồn tin cũng tiết lộ, khi người dân ở Bắc Kinh thảo luận riêng về nguyên nhân cái chết của Lý Khắc Cường, họ nghi ngờ ông bị ám sát nhưng không ai dám nói công khai.
Phóng viên của tờ Epoch Times đã kiểm tra dự báo thời tiết ở Bắc Kinh và nhận thấy thời tiết khói bụi ở đây sẽ bị ô nhiễm ở mức độ vừa phải cho đến ngày 31/10.
Tính đến 22h ngày 30/10, bầu trời Bắc Kinh vẫn chìm trong sương mù. Theo dữ liệu từ công ty giám sát chất lượng không khí Thụy Điển “IQAir”, lúc 9:35 tối ngày 30/10, chỉ số chất lượng không khí (AQI) của Bắc Kinh vẫn là 183. Nồng độ PM2.5 cùng ngày của Bắc Kinh gấp 23,4 lần giá trị hướng dẫn trung bình hàng năm của chất lượng không khí của WHO. Chỉ số chất lượng không khí (IQA) của Bắc Kinh là 195 vào lúc 0:00 ngày 30/10 và đạt 196 vào ngày 29/10.
Ông Triệu Lan Kiện (Zhao Lanjian), một cựu nhân viên truyền thông ở Trung Quốc, hiện đang sống lưu vong ở Mỹ, cũng cho biết sự kiểm soát của Bắc Kinh hiện nay quá nghiêm ngặt, nhiều thông tin trên mạng bị chặn.
Một trong những người bạn truyền thông của ông ở Bắc Kinh đã nói với ông rằng: “Bây giờ toàn bộ tin nhắn văn bản trên WeChat và điện thoại di động đều được giám sát bằng dữ liệu lớn. Mọi thông tin liên quan đến ông Lý Khắc Cường đều cực kỳ nhạy cảm. Nếu bạn có bất kỳ động thái nào, ủy ban khu phố địa phương sẽ đến tìm.” Ông Triệu Lan Kiện nói rằng bạn của ông đã bị đồn cảnh sát tìm đến.
Theo ảnh chụp màn hình được ông Triệu Lan Kiện tiết lộ trên mạng xã hội X, thông báo mới nhất do hệ thống an ninh công cộng (công an) đưa ra, yêu cầu các cơ quan liên quan “hỗ trợ truy xuất các giao dịch mua trực tuyến các vật phẩm tưởng niệm như hoa, nến, v.v”, địa chỉ nhận bao gồm “Đại học Thanh Hoa, Đại học Bắc Kinh, Ủy ban Trung ương Đoàn Thanh niên, Thiên An Môn, Phố Phủ Hữu, Bát Bảo Sơn, Trường Đảng Trung ương, Liên đoàn Thanh niên Toàn Trung Quốc, Đại học Khoa học Chính trị Thanh niên Trung ương, v.v”. Dữ liệu đơn hàng liên quan phải được phản hồi mỗi giờ và các đơn hàng liên quan sẽ bị hạn chế và trì hoãn.
Ngày 28/10, người dùng mạng xã hội X “@WSXJPDD” đã đăng ảnh chụp màn hình, nội dung là thông báo về bố trí tang lễ của ông Lý Khắc Cường: Treo cờ rủ, không tổ chức tưởng niệm, lãnh đạo nơi khác và bạn bè nước ngoài không đến tưởng niệm, ngày 2/11 cáo biệt. Tuy nhiên, tờ Epoch Times cho biết không thể tiến hành xác thực thông tin này được.
Nhà bình luận và nhà văn độc lập Thái Thận Khôn (Cai Shenkun) đăng bài trên mạng xã hội X nói rằng xét theo các tin tức đang lan truyền hiện nay, tang lễ có lẽ được làm đơn giản, bởi vì chính quyền không thể nào kiểm soát được tình cảm của những người đến truy điệu, đặc biệt là bầu không khí chính trị áp lực cao, liệu có dẫn đến mất kiểm soát? Nhà chức trách kiểm soát chặt chẽ số lượng người đến dự lễ tiễn đưa, không cho người ngoài tham gia, cũng không cho chức sắc, đại diện nước ngoài tham gia, rốt cuộc là họ sợ gì? Vốn dĩ, một lễ tang hoành tráng có thể dập tắt những nghi ngờ về nguyên nhân cái chết trong và ngoài nước, nhưng giờ đây nhất quyết đập bình đến vỡ nát, ngay cả giả vờ cũng không hề giả vờ.
Tin tức mới nhất cho thấy trên mạng lan truyền thông tin chính quyền ĐCSTQ đã ban hành chỉ thị về tang lễ của ông Lý Khắc Cường, bao gồm:
Các thông tin nói trên chưa được chính quyền ĐCSTQ chính thức xác nhận.
Sự thật đằng sau cái chết đột ngột của ông Lý Khắc Cường giờ đã trở thành tâm điểm của dư luận, thật khó tin ông Lý Khắc Cường lại được đưa đến bệnh viện y học cổ truyền Trung Quốc để cấp cứu thay vì đến Bệnh viện Trung Sơn Thượng Hải, nơi có tỷ lệ cấp cứu thành công bệnh nhồi máu cơ tim cao đến 96%. Những tiếng nói nghi ngờ liên tục trên Internet, cùng với những lời chia buồn tự phát từ người dân khắp nơi, những điều này đều khiến ĐCSTQ lo sợ.
Tờ South China Morning Post (SCMP) tại Hồng Kông dẫn lời các nguồn tin và nhà phân tích cho biết, đội ngũ y tế đã cố gắng hết sức để cứu ông Lý Khắc Cường.
Theo hai nguồn tin ở Thượng Hải, ông Lý Khắc Cường bị suy nhược cơ thể khi đang bơi vào lúc 11:00 ngày 26/10. Lúc đầu, ông được cảnh vệ sơ cứu và sau đó được đưa đến bệnh viện Thử Quang Thượng Hải (Shuguang) gần đó, đồng thời báo cáo lên Bắc Kinh, nhưng cuối cùng vẫn không được cứu. “Họ đã thử mọi cách, nhưng tiếc là không thể cứu được ông ấy”, một nguồn tin yêu cầu giấu tên cho biết thêm rằng ông Lý Khắc Cường chưa từng trải qua phẫu thuật bắc cầu động mạch vành trước đây.
Việc người dân Trung Quốc tưởng niệm ông Lý Khắc Cường hiện nay rất giống với việc tưởng niệm ông Hồ Diệu Bang năm 1989. Cái chết của ông Hồ Diệu Bang là nguyên nhân gây ra sự kiện thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989 (hay còn gọi là sự kiện thảm sát Lục Tứ).
Ông Hồ Lực Nhậm (Hu Liren), một doanh nhân Thượng Hải sống ở Mỹ, đã nói trong một cuộc phỏng vấn trước đây với phóng viên của tờ Epoch Times: “Những sự kiện nội bộ của ĐCSTQ nằm ngoài những gì người bình thường chúng ta có thể tưởng tượng. Nó quá đen tối, nó là một bộ lịch sử đấu đá nội bộ.”
Nhà bình luận Thái Thận Khôn cũng cho rằng ĐCSTQ hiện đang lo lắng về bất cứ việc gì, tất nhiên họ cũng sợ hãi, cho nên họ sẽ kiểm soát chặt chẽ tình hình.
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…