Gần đây, các cuộc biểu tình rầm rộ đã được báo cáo trên khắp Trung Quốc. Theo báo cáo trực tuyến, chỉ riêng ngày 8/5 đã xảy ra nhiều vụ việc. Các nhà đầu tư từ Tập đoàn Zhong Zhi Thẩm Dương xuống đường đòi lại vốn. Vào lúc nửa đêm, tại những tòa nhà chưa hoàn thiện, các chủ mua chung cư ở Tế Nguyên, tỉnh Hà Nam hét lên “trả nhà”.
Người biểu tình trước Tòa thị chính Thạch Sư ở Phúc Kiến bị cảnh sát đàn áp. Người mua chung cư ở Quế Lâm, Quảng Tây xuống đường giương biểu ngữ và tuần hành vì đã 4 năm họ vẫn không được chuyển đến ngôi nhà mới của mình.
Nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục trì trệ, chính quyền địa phương nợ nần chồng chất, gây ra các cuộc biểu tình tập thể gay gắt ở nhiều nơi, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực. Theo thống kê chưa đầy đủ, vụ việc liên quan đến nhiều công chức, công nhân, nông dân, nhà đầu tư, chủ sở hữu, thương gia, giáo viên và người về hưu, tài xế xe tải v.v.
Nhiều nhà phân tích tin rằng nếu nền kinh tế Trung Quốc gặp vấn đề. Sự bất mãn của người dân đối với Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ tiếp tục bùng phát, và ngày càng có nhiều cuộc biểu tình trong tương lai.
Đài Á Châu Tự do đã dẫn báo cáo về tình trạng giám sát bất đồng chính kiến ở Trung Quốc trong quý 4/2023 do tổ chức phi lợi nhuận Hoa Kỳ “Freedom House” công bố vào ngày 20/2 năm nay.
Báo cáo chỉ ra rằng trong quý IV năm 2023, tổ chức Giám sát bất đồng chính kiến tại Trung Quốc (CDM) đã ghi nhận 952 vụ biểu tình, tăng lần lượt 30% và 50% so với 2 quý trước.
Điều này cho thấy, số lượng các cuộc biểu tình ở Trung Quốc đang gia tăng. Các cuộc biểu tình về lao động (61%) và nhà ở (17%) diễn ra thường xuyên nhất. Từ tháng 6/2022, CDM đã thu thập tổng cộng 4.638 vụ biểu tình.
Người dùng mạng xã hội nước ngoài X đã đăng một số video có chủ đề “ngày hôm qua” (8/5). Tất cả đều là các vụ biểu tình bảo vệ quyền lợi của nhiều nhóm khắp các nơi ở Trung Quốc Đại Lục. Nhiều vụ việc vừa mới xảy ra vào ngày 8/5.
Ví dụ, ngày 8/5, các nhà đầu tư từ tập đoàn tài chính tư nhân lớn nhất Trung Quốc, Tập đoàn Zhongzhi, đã biểu tình đòi quyền lợi của mình trên Đường Thế kỷ ở quận Hồ Nam, Thẩm Dương, Liêu Ninh, để đòi lại vốn đầu tư của họ.
Trong video, rất đông người dân tụ tập bên đường. Cảnh sát cũng có mặt tại hiện trường để duy trì ổn định.
Thông tin công khai cho thấy, Zhongzhi Enterprise Group là một công ty quản lý tài sản (ngân hàng ngầm) ở Trung Quốc, được thành lập vào năm 1995 và có trụ sở chính đặt tại Bắc Kinh.
Tổng tài sản của Zhongzhi từng vượt quá 1000 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 138 tỷ USD), bao gồm đầu tư tài chính, mua bán và sáp nhập, quản lý tài sản, tài chính mới và các lĩnh vực kinh doanh khác.
Ngày 8/5, tại những công trình còn dang dở, người mua chung cư ở Tế Nguyên, tỉnh Hà Nam đã hô vang khẩu hiệu phản đối.
Việc giao nhà quá hạn kéo dài đến nỗi “hàng ngàn chủ sở hữu tài sản trở thành người vô gia cư. Một số người, vợ của họ đã bỏ trốn.” Video cho thấy, dưới ánh đèn đêm, trong những tòa nhà tối tăm, một nhóm người đã hét lên “Jianye (Kiến Nghiệp) trả nhà!”
Ngày 8/5, trước sự chứng kiến của Chính quyền thành phố Thạch Sư, tỉnh Phúc Kiến, người dân đã phản đối việc chủ đầu tư không thực hiện lời hứa về khu học chánh. Họ đã bị cảnh sát đàn áp. Theo video, các chủ sở hữu nhà lần lượt hô vang khẩu hiệu phản đối, rất nhiều cảnh sát đã có mặt tại hiện trường để duy trì sự ổn định.
Ngày 8/5, người mua chung cư tại Lâu đài Thiên Nga Xingsheng (Hưng Thịnh) ở Quế Lâm, Quảng Tây, xuống đường phản đối việc chủ đầu tư không giao tài sản đã quá hạn 4 năm.
Một video khác cho thấy, rất nhiều người mua chung cư tập trung trước Trung tâm Dịch vụ Chính quyền Quận Lâm Quế. Họ cũng cầm biểu ngữ và xuất hiện cảnh sát thường phục tại hiện trường.
Ngày 8/5, những người mua chung cư tại tòa nhà chưa hoàn thiện “Huaxi LIVE528” ở quận Cẩm Giang, Thành Đô, Tứ Xuyên, đã tổ chức một cuộc biểu tình bảo vệ quyền lợi của mình. Họ cho rằng việc bảo vệ quyền lợi của mình gặp quá nhiều khó khăn. Thậm chí cả phụ nữ mang thai 6, 7 tháng tuổi cũng tham gia biểu tình.
Trong cuộc biểu tình lần trước, “một số người mua nhà đã bị công an bắt giữ” và bị giam đến tận 2, 3h sáng. Video cho thấy, phía trước Trung tâm Triển lãm Huaxi LIVE528, rất đông người dân hô vang “trả lại tiền” để phản đối, trong đó có 2 phụ nữ đang mang thai.
Đáp lại điều này, một số cư dân mạng cho rằng: “Các nhà phát triển bất động sản đã phá sản, chính quyền địa phương cũng không có tiền. Vấn đề gần như không thể giải quyết được”.
“Hỡi nạn nhân của những tòa nhà còn dang dở, nếu chủ đầu tư có tiền thì họ nhất định đã xây xong. Nếu các vị phản đối, thì khả năng lớn nhất là chính quyền địa phương sẽ bắt các vị, nhưng sẽ không giúp các vị xây nhà. Đừng đòi nhà nữa.”
Tối 8/5, tại khu vực thứ 3 của làng mới Khê Đông, Mạc Xả, huyện Ngô Trung, Tô Châu, tỉnh Giang Tô, những người mua chung cư tham gia biểu tình đã xô xát với cảnh sát tới trấn áp họ.
Không hài lòng với việc ban quản lý tài sản tính phí đậu xe trong cộng đồng tái định cư, những người mua nhà đã biểu tình vào sáng hôm đó. Video cho thấy, rất đông người tụ tập, nhiều người xô xát với lực lượng công an, hiện trường có lúc rất hỗn loạn.
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…