Ngày 8/7, đê sông Kinh Trúc (Jingzhuhe) huyện Vũ Huyệt thành phố Hoàng Cương tỉnh Hồ Bắc xuất hiện vết nứt, hơn 6.000 người bị đe dọa; huyện Hoàng Mai, thành phố Hoàng Cương, xảy ra sạt lở núi, trong 9 người bị chôn vùi thì có 8 người tử vong, 1 người thoát nạn. Bên cạnh đó, đê Vấn Quế trấn Bà Dương, huyện Bà Dương, tỉnh Giang Tây cũng xuất hiện chỗ thủng, hơn 9.000 người bị ảnh hưởng. Một cây cầu 800 năm lịch sử của tỉnh Giang Tây cũng bị hủy hoại. Hồ chứa nước sông Tân An (hồ Thiên Đảo) trong hai ngày đã xả lũ, lượng nước đã xả gấp 76 lần lượng nước của Tây Hồ.
Tổng hợp thông tin từ truyền thông Trung Quốc Đại Lục, khoảng 5 giờ chiều ngày 8/7, đê sông Kinh Trúc thuộc khu dân cư tháp Trịnh Công, trấn Hoa Kiều, huyện Vũ Huyệt, thành phố Hoàng Cương tỉnh Hồ Bắc, xuất hiện vết nứt dài 40m, 4 thôn với hơn 6.000 người dân và hơn 10.000 mẫu ruộng gần con đê ngăn sông này cũng bị đe dọa nghiêm trọng.
Trước đó, khoảng 4 giờ sáng ngày 8/7, thôn Viên Sơn, trấn Đại Hà, huyện Hoàng Mai, thành phố Hoàng Cương, tỉnh Hồ Bắc đã xảy ra sạt lở núi, khiến 9 người dân thuộc 5 hộ gia đình bị chôn vùi. Khoảng 15:34 ngày 8/7, một người bị mắc kẹt đã được giải cứu. Đến 15:30 ngày 9/7, 9 người bị mắc kẹt đã được đưa ra, trong đó 8 người tử vong. Trong số những người bị đất đá chôn vùi có 5 người nữ, 4 người nam. Chỉ có một cụ ông 81 tuổi được giải cứu ngày 8/7 là may mắn sống sót.
Lúc 20:35 ngày 8/7, đê Vấn Quế, trấn Bà Dương, huyện Bà Dương thành phố Thượng Nhiêu, tỉnh Giang Tây cũng xuất hiện vết nứt nguy hiểm dài 50m. Hơn 9.000 người dân, 15.000 mẫu ruộng bị ảnh hưởng. Người dân trong thôn đã di tản.
Tối ngày 8/7, cầu Thái Hồng thuộc trấn Thanh Hoa huyện Vụ Nguyên, thành phố Thượng Nhiêu, tỉnh Giang Tây, cũng bị nước lũ gây hư hại. Cơ quan quản lý khu thắng cảnh du lịch Vụ Nguyên và chính quyền trấn Thanh Hoa hôm 9/7 cho biết, một bộ phận mặt cầu của cây cầu này bị hư hại, trụ cầu về cơ bản vẫn được bảo tồn tốt.
(Video cầu cổ Thái Hồng bị nước lũ gây hư hại)
Được biết, cầu Thái Hồng được xây dựng từ thời Tống, do thân cầu giống như cầu vồng, lấy ý của trong câu thơ “Lưỡng thuỷ giáp minh kính, Song kiều lạc thái hồng” của nhà thơ Lý Bạch để đặt tên. Cầu có chiều dài 140m, rộng 3m, bên trên 11 mái che. Đến nay, cây cầu này là cây cầu cổ có mái che được bảo tồn hoàn chỉnh nhất tại Trung Quốc Đại Lục, được mệnh danh là “tuyệt bản cầu mái che của Trung Quốc trong lịch sử”, “một trong những cây cầu mái che đẹp nhất Trung Quốc”.
Do nước lũ dâng cao, đến 8 giờ ngày 9/7, trạm đo trên sông Trường Giang thuộc địa phận thành phố Cửu Giang tỉnh Giang Tây có mực nước đo được lên đến 21,52m, vượt mức cảnh báo 1,52m, nước sông vẫn tiếp tục dâng cao. Lúc 10 giờ ngày 9/7, cơ quan chỉ huy phòng chống lũ thành phố Cửu Giang đã nâng mức ứng phó khẩn cấp lên cấp 2.
(Video lũ tại thành phố Cửu Giang, tỉnh Giang Tây)
Buổi trưa ngày 9/7, kỹ sư Lại Kiến Quân thuộc Cục Thủy lợi thành phố Kiến Đức tỉnh Chiết Giang cho biết, hồ chứa nước sông Tân An tỉnh Chiết Giang xả lũ từ ngày 7/7, đến 8 giờ sáng ngày 9/7, tổng lượng nước lũ đã xả lên đến 1,108 tỷ mét khối, tổng cộng đã xả khoảng 76 lần lượng nước Tây Hồ.
Thông tin công khai cho thấy, lượng trữ nước của Tây Hồ là gần 14 triệu mét khối.
Đến 10 giờ ngày 7/7, do mực nước lũ vượt mức hạn chế, hồ chứa sông Tân An đã mở 3 cửa xả lũ, trong ngày lại tiếp tục 2 lần mở thêm 2 cửa, nâng số cửa xả lũ lên 7; đến 9 giờ ngày 8/7, tiếp tục mở thêm 2 cửa, nâng số cửa xả lũ được mở lên 9 cửa, tổng lưu lượng nước xả lên đến 7.800 mét khối mỗi giây.
(Video hồ chứa sông Tân An mở 9 cửa xả lũ)
Lâm Tông Văn (theo Epoch Times)
Xem thêm:
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…