TQ: Ít nhất 6 người tập Pháp Luân Công bị bức hại đến chết trong một tháng

Trong vòng 27 ngày, từ 20/1 đến 16/2 năm 2020, ít nhất 6 người tập Pháp Luân Công đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại đến chết, theo báo cáo của trang Minghui, một trang của Pháp Luân Công ở hải ngoại.

Theo thống kê từ trang Minghui.org, 6 người tập Pháp Luân Công là Lý Huệ Phong tại Tề Tề Cáp Nhĩ Hắc Long Giang; Lý Quế Vinh, một hiệu trưởng đã về hưu tại Thẩm Dương, Liêu Ninh; Hồ Lâm, kỹ sư hàng không ở Thẩm Dương; Trương Chấn Tài ở huyện Hắc Sơn, Cẩm Châu; Ngô Tú Phương tại thành phố Phụ Tân và Phạm Văn Tú tại thành phố Nhạc Dương đã bị kết án bất hợp pháp, bị tra tấn tàn bạo trong tù và cuối cùng đều qua đời một cách oan uổng.

Người tập Pháp Luân Công ở nước ngoài minh họa lại cảnh người tập Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bức hại.

Kỹ sư hàng không Hồ Lâm bị bức hại đến chết tại nhà tù Khang Gia Sơn, Thẩm Dương

Ông Hồ Lâm, kỹ sư hàng không tại Viện Nghiên cứu Máy bay Thẩm Dương (Viện 601). Chỉ vì luyện tập Pháp Luân Công, ông đã bị bắt cóc, giam giữ bất hợp pháp, bị đưa đi trại cải tạo lao động trái phép và phải chịu nhiều hình thức tra tấn như sốc điện, cầm ngủ và nô dịch.

Ngày 23/5/2019, ông Hồ Lâm bị bắt giữ và bị kết án 2 năm tù. Đến khoảng 1 giờ chiều ngày 16/2/2020, ông bị bức hại tại Nhà tù Khang Gia Sơn, thị trấn Duẫn Gia, thành phố Thẩm Bắc, thành phố Thẩm Dương khi 47 tuổi.

Trong khi Hồ Lâm bị giam giữ bất hợp pháp tại Trại giam huyện Pháp Khố, tay chân của ông ta bị còng trên tấm ván, bị ép duỗi thẳng làm cho đau đớn. Ngoài ra, ông còn bị bức thực qua một ống dài nối vào dạ dày và bị các tù nhân khác đánh đập tàn bạo theo lệnh của giám đốc trại giam.

Trong tháng cuối cùng trước khi qua đời, thân thể ông Hồ Lâm yếu nhược, không thể di chuyển, chân cũng mất đi tri giác.

Tranh vẽ tái hiện phương thức tra tấn của ĐCSTQ: Bị trói vào giường và bức thực. (Ảnh: Minghui.org)

Nhận thấy tình trạng của Hồ Lâm rất tệ, nhiều nhà tù đã không đồng ý tiếp nhận ông. Cuối cùng, Trại giam huyện Pháp Khố đã đưa ông vào Nhà tù Khang Gia Sơn tại Thẩm Dương vào ngày 30/10/2019.

Khi người nhà ông Hồ Lâm đến thăm ông ở Nhà tù Khang Gia Sơn hôm 7/11, họ nhận thấy ông rất gầy và không thể xoay người. Gia đình ông yêu cầu nhà tù đưa Hồ Lâm đi kiểm tra sức khỏe, tuy nhiên phía Nhà tù Khang Gia Sơn lại nói rằng ông là tù nhân chính trị và không thể ra ngoài.

Sau đó, nhà tù đã từ chối không cho người nhà đến thăm ông Hồ Lâm hay gọi điện thoại cho ông với lý do Tết Nguyên đán và phòng chống dịch bệnh. Người thân và bạn bè đã báo cáo tình hình lên viện kiểm sát tại quận ngoại ô của Nhà tù Khang Gia Sơn trực thuộc thành phố Thẩm Dương, nhưng phía viện kiểm sát không có ai đứng ra chịu trách nhiệm giải quyết.

Đến tối hôm 14/2/2020, Nhà tù Khang Gia Sơn gọi cho anh trai của ông Hồ Lâm là Hồ Song, nói rằng ông Hồ Lâm đã được đưa đến bệnh viện ở Nhà tù Khang Gia Sơn ở Thẩm Bắc, Thẩm Dương. Gia đình ông Hồ Lâm vội vã đến bệnh viện ngay trong đêm, thấy nhân viên y tế đang tiến hành cấp cứu. Tuy nhiên, đến khoảng 1 giờ chiều ngày 16/2, nhà tù thông báo với gia đình rằng ông Hồ Lâm đã qua đời.

Hiệu trưởng nghỉ hưu Lý Quế Vinh bị bức hại đến chết tại Nhà tù Nữ Liêu Ninh

Khoảng giữa tháng 1/2020, bà Lý Quế Vinh 78 tuổi, một hiệu trưởng nghỉ hưu, đã bị bức hại đến chết tại Nhà tù Nữ Liêu Ninh.

Lý Quế Vinh là hiệu trưởng của một trường tiểu học ở quận Đại Đông, thành phố Thẩm Dương. Ngày 17/10/2006, khi bà Lý Quế Vinh 64 tuổi, nói chuyện với người khác về Pháp Luân Công, bà đã bị bắt cóc và đến đầu năm 2007 thì bị kết án 7 năm tù. Bà đã phải chịu nhiều hình thức tra tấn và bức hại trong Nhà tù Nữ Liêu Ninh.

Lính canh trong tù đã ra lệnh cho các tù nhân dùng giày đế cứng đánh mạnh vào tay và người bà. Toàn thân bà Lý Quế Vinh đầy những vết thâm tím. Bà còn bị ép ngồi xổm thời gian dài, có lần bả phải ngồi xổm liên tục trong hai ngày hai đêm rưỡi, trong quá trình này bà không được phép ăn, đi vệ sinh hay ngủ.

Đến ngày 17/10/2013, sau khi mãn hạn 7 năm, bà Lý Quế Vinh bị bức hại đến nỗi thân thể yếu đuối, tóc bạc trắng và rụng nhiều răng. Sau khi ra tù, cơ thể của Lý Quế Vinh đã hồi phục trở lại nhờ tập luyện Pháp Luân Công.

Nhưng đến ngày 7/2/2015, bà Lý Quế Vinh khi đó 73 tuổi, đã bị bắt giữ một lần nữa. Đến cuối tháng 6 cùng năm, Tòa án quận Hồn Nam ở Thẩm Dương đã kết án bà Lý Quế Vinh 5 năm tù chỉ vì bà không từ bỏ đức tin của mình.

Đến giữa tháng 1/2020, bà Lý Quế Vinh đã bị bức hại đến chết trong Bệnh viện của Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh ở tuổi 78.

12 năm chịu tra tấn tàn bạo, ông Lý Huệ Phong đã qua đời oan uổng trong Nhà tù Tề Tề Cáp Nhĩ, Hắc Long Giang

Ông Lý Huệ Phong sinh sống ở tiểu khu Cảnh Tân, quận Thiết Phong, Tề Tề Cáp Nhĩ. Ngày 22/1/2001, khi ông đang ở nhà của một người tập Pháp Luân Công khác là ông Văn Kiệt, năm viên cảnh sát đã xông vào nhà lúc 5h chiều, chụp túi đen lên đầu họ và đưa họ đi tra tấn bức cung.

Ông đã bị còng chặt tay phía sau và treo lên một cái móc sắt dài khoảng 2m, chân ông cũng bị trói chặt, người ta còn dùng dây để kéo căng cơ thể ông, vô cùng đau đớn. Cảnh sát còn đạp vào chân ông khiến ông càng đau hơn. Tiếp đó, họ còn dùng dùi cui sốc điện vào bộ phận sinh dục của ông.

Đến tháng 7/2001, ông Lý Huệ Phong bị Tòa án quận Kiến Hoa thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ kết án 12 năm tù giam.

Trong Nhà tù Đại Khánh, giám đốc nhà tù Vương Anh Kiệt đã yêu cầu trưởng buồng giam và một số nhân viên cảnh sát tiếp tục tra tấn ông Lý Huệ Phong bằng nhiều phương thức tàn bạo như đánh đập bằng thắt lưng hay bằng gậy, trói chặt vào ghế sắt, và treo lên trong hơn 7 giờ đồng hồ.

Tháng 1/2013, sau khi trở về nhà, ông Lý Huệ Phong thường xuyên bị cảnh sát địa phương quấy rối và phải bỏ đi tha hương. Đến ngày 20/1/2020, ông Lý Huệ Phong do phải chịu tổn thương quá lớn về cả thể xác và tinh thần, đã bị xuất huyết não đột ngột, không cách nào cứu chữa được. Ông qua đời vào ngày 28/1 khi mới 48 tuổi.

Bà Phạm Văn Tú bị bức hại đến chết ở Nhà tù nữ Nhạc Dương, Hồ Nam

Bà Phạm Văn Tú đang nằm trên giường bệnh viện. (Ảnh: Minghui.org)

Bà Phạm Văn Tú, một người tập Pháp Luân Công ở quận Quân Sơn, thành phố Nhạc Dương, tỉnh Hồ Nam, đã bị kết án ba năm rưỡi tù giam. Bà bị tẩy não và bức hại tàn bạo tại Nhà tù nữ Trường Sa ở tỉnh Hồ Nam, cuối cùng qua đời vào ngày 21/1/2020 tại Bệnh viện Ba Lăng, thành phố Nhạc Dương khi mới 53 tuổi.

Ngày 1/9/2017, bà Phạm Văn Tú bị bắt giữ bất hợp pháp ở thôn Kim Bồn, thị trấn Hứa Thị, quận Quân Sơn vì nói chuyện với người khác về Pháp Luân Công. Ngày 2/2/2018, Tòa án quận Quân Sơn đã mở một phiên tòa bất hợp pháp xét xử bà Phạm Văn Tú. Không có luật sư biện hộ, bà bị kết án bất hợp pháp ba năm sáu tháng tù giam và phạt tiền 5.000 nhân dân tệ.

Ngày 13/3/2018, Phạm Văn Tú bị đưa đến Nhà tù Nữ Trường Sa, trong thời gian đó bà bị tẩy não và bức hại dã man, dẫn đến chứng bệnh ung thư bị mắc nhiều năm về trước tái phát. Sau đó 10 ngày, phía nhà tù thông báo gia đình lo thủ tục khám chữa bệnh cho bà tại ngoại, nhưng khi đó tình trạng sức khỏe của bà đã rất xấu, thân thể vô cùng suy nhược.

Bà Phạm Văn Tú sau đó được gia đình đưa vào Bệnh viện Số 1 Nhạc Dương để điều trị, sức khỏe bà đã dần ổn định. Bà được xuất viện và sau khi luyện tập Pháp Luân Công trở lại, thân thể bà về cơ bản đã hồi phục và có thể ra ngoài mua rau cũng như nấu ăn tại nhà.

Tuy nhiên, đến tháng 3/2019, một số nhân viên Cục tư pháp quận Quân Sơn đột nhập vào nơi thuê nhà của bà Phạm Văn Tú, ép buộc bà mang theo máy theo dõi, còn không ngừng sách nhiễu, khiến tinh thần bà Phạm Văn Tú hết sức căng thẳng, bệnh tình tái phát và cuối cùng đã qua đời.

Ông Trương Chấn Tài bị bức hại đến chết trong Nhà tù Đại Liên

Hai vợ chồng người tập Pháp Luân Công Trương Chấn Tài và Trương Liên Vinh ở huyện Hắc Sơn, thành phố Cẩm Châu đã bị kết án bất hợp pháp vào ngày 14/7/2019 vì đã nói sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công với người dân. Ông Trương Chấn Tài bị giam giữ bất hợp pháp trong Nhà tù Đại Liên, còn bà Trương Liên Vinh bị giam giữ bất hợp pháp tại Mã Tam Gia.

Ngày 23/1/2020, một lính canh ở Nhà tù Đại Liên đã gọi cho gia đình ông Trương và nói rằng ông bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tụy. Hai tuần sau, ngày 7/2, Trương Chấn Tài qua đời trong Nhà tù Đại Liên.

Bị bức hại đến xuất huyết não, bà Ngô Tú Phương chết một cách oan uổng

Bà Ngô Tú Phương, một người tập Pháp Luân Công tại thành phố Phụ Tân, tỉnh Liêu Ninh, chỉ vì phát tặng tài liệu về Pháp Luân Công cho người dân mà bị bắt giữ vào ngày 18/8/2015. Sau đó, bà bị cảnh sát và viện kiểm sát hãm hại, kết án phi pháp 3 năm tù giam.

Cuối tháng 6/2016, bà bị đưa đến Nhà tù nữ Liêu Ninh. Tại đây, bà bị bức hại đến xuất huyết não. Tình trạng của bà vô cùng tồi tệ, không thể nói chuyện, ánh mắt vô hồn, cơ thể gầy gò và không thể tự chăm sóc bản thân.

Khi Ngô Tú Phương được gia đình đón về vào ngày 19/2/2018, thân thể bà gầy gò suy yếu đến cùng cực. Sau đó, có thông tin rằng bà có thể đã được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Khai Mỏ Thành phố. Tuy nhiên, gia đình bà được biết bà Ngô đã rời bệnh viện vào ngày 30/8/2018. Các bác sĩ nói rằng thời điểm đó, bà đã mất đi ý thức và không khác gì một người thực vật.

Bà Ngô Tú Phương chỉ có một cô con gái, bà phải sống dựa vào con gái và con rể, bởi vì sau khi bị bức hại, toàn bộ lương hưu của bà cũng bị cắt. Đến ngày 8/2/202, bà Ngô Tú Phương đã qua đời ở tuổi 64.

Theo Minghui.org, đây chỉ là 6 trong số hàng ngàn trường hợp người tập Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bức hại đến chết trong suốt 20 năm qua kể từ khi cựu Bí thư Giang Trạch Dân hạ lệnh đàn áp pháp môn này. Theo thống kê chưa đầy đủ của Minghui.org, tính đến ngày 28/2/2020, ít nhất 4.363 người tập Pháp Luân Công đã bị bức hại đến chết. Và theo các nhà hoạt động nhân quyền, đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. 

Ngày 15/11/2019, Minghui.org đưa tin tuyên bố công khai danh tính của những thủ phạm tham gia bức hại Pháp Luân Công. Đến nay, đã có tổng cộng 105.580 được đưa vào danh sách này, kèm theo chi tiết về những tội ác mà họ đã gây ra.

Hồi tháng 5/2019, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã thông báo cho người tập Pháp Luân Công đệ trình danh sách các thủ phạm bức hại đến Bộ Ngoại giao. Theo đó, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ xem xét chặt chẽ hơn các đơn xin thị thực, từ chối cấp thị thực cho thủ phạm bức hại nhân quyền và tôn giáo; ngay cả những người đã được cấp thị thực (bao gồm cả những người sở hữu thẻ xanh) cũng có thể bị từ chối nhập cảnh.

Các quan chức Bộ Ngoại giao tiết lộ rằng không chỉ những thủ phạm bức hại nhân quyền, ngay cả thân nhân của họ như vợ con cũng sẽ phải chịu trừng phạt. Những năm gần đây, nhiều người ở Trung Quốc đã bị từ chối cấp thị thực vào Mỹ chỉ vì bức hại người tập Pháp Luân Công.

Cuối tháng 11/2019, danh sách thủ phạm bức hại Pháp Luân Công đã được đệ trình lên chính phủ Mỹ Canada, Anh, Úc và New Zealand. Các quốc gia này cũng khẳng định sẽ tiến hành từ chối thị thực và thậm chí là đóng băng tài sản của các thủ phạm bức hại nhân quyền.

Minh Ngọc

Xem thêm:

Minh Ngọc

Published by
Minh Ngọc

Recent Posts

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

15 phút ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

1 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

2 giờ ago

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

2 giờ ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

2 giờ ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

3 giờ ago