TQ: Mọi thông tin riêng tư đều lộ rõ chỉ bằng số thẻ ID

Khoa học hiện đại đã được chế độ độc tài Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lạm dụng vào hoạt động giám sát ngày càng nghiêm trọng. Gần đây, người dân Trung Quốc phát hiện cảnh sát chỉ căn cứ vào số thẻ căn cước (ID) để lịch sử trò chuyện WeChat.

Cảnh sát ở quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. (Ảnh: Citta Studio/ Shutterstock)

Có thể biết mọi quyền riêng tư chỉ bằng thẻ ID

Theo Đài Á châu Tự do (RFA), hôm 7/6 có cư dân mạng Trung Quốc đã để lại tin nhắn trong một nhóm trò chuyện cho biết, ngày 6/6 anh đã bị hải quan và cảnh sát kiểm tra khi đi phà ở cảng Tân Hải thành phố Hải Khẩu. Tuy nhiên, cảnh sát không kiểm tra điện thoại di động của anh mà vẫn lấy được bản ghi trò chuyện WeChat chỉ bằng số ID của anh, ngay cả khi nội dung trò chuyện đã bị xóa thì cảnh sát vẫn có thể khôi phục lại.

Về vấn đề này, nhà bình luận thời sự Bi Xin cho hay, dữ liệu lớn (big data) của Trung Quốc mang lại tiện lợi nhất cho cảnh sát trong việc xác minh thông tin của người dân, theo đó quyền riêng tư cá nhân không còn gì trước công quyền nhà nước. Ông nói: “Từ 20 năm trước Trung Quốc đã triển khai toàn diện việc gắn chip vào thẻ ID, hồi đó họ nói rằng để mọi người đi lại dễ dàng hơn, tài sản được an toàn hơn và quyền riêng tư được bảo vệ tốt hơn, nhưng khi đó nhiều người đã dự tính đến hoàn cảnh như bây giờ.”

Ông tiết lộ một công nghệ mới đáng sợ hơn, chỉ cần một người đi bộ đi ngang qua, tất cả thông tin trong điện thoại di động của người này sẽ bị quét vào điện thoại di động của cảnh sát, và cảnh sát ngay lập sẽ tức biết được tên đăng ký, các liên kết WeChat và lịch sử trò chuyện của số điện thoại này.

Ông Bi Xin cũng chỉ ra rằng thông tin cá nhân có được từ số ID còn hơn nhiều so với số điện thoại, “Có nghĩa là chỉ cần dựa vào số ID sẽ biết mọi thông tin riêng tư của một người, bao gồm tài sản, bất động sản, hồ sơ khách sạn, hồ sơ tiêu thụ, hồ sơ trò chuyện… Đây được ĐCSTQ xem là định hướng chiến lược mới về bảo đảm ổn định xã hội mức cao”.

Nhiều cư dân mạng ở Trung Quốc cho biết, chỉ cần thông qua dữ liệu lớn số thẻ ID là cảnh sát có thể lấy được tất cả thông tin của bất cứ người dân nào, bởi vì nó lưu trữ tin nhắn của mọi người dùng các mạng xã hội như WeChat, QQ, Douyin…  Đây là lý do tại sao các tài khoản mạng xã hội Trung Quốc yêu cầu đăng ký tên thật.

Liên tục cập nhật công nghệ giám sát tiên tiến

Ngoài công nghệ nhận dạng khuôn mặt, Trung Quốc còn có công nghệ mới để xác định dáng đi của công dân. Vào năm 2019 công ty Watrix của Trung Quốc đã công bố loại công nghệ giám sát mới có thể xác định những người khác nhau từ khoảng cách 50 mét.

Theo Giám đốc điều hành Huang Yongzhen của Watrix, hệ thống nhận dạng này căn cứ vào dáng đi của đối tượng được giám sát, ngay cả khi đối tượng đang đi quay lưng vào camera thì vẫn có thể nhận ra.

Công ty Watrix cho biết công ty đã huy động được 100 triệu nhân dân tệ và đã bắt đầu áp dụng hệ thống để xác định hành vi đi đường tùy tiện, đồng thời hệ thống này cũng sẽ được sử dụng để truy lùng tội phạm. Công nghệ này đã được áp dụng ở Thượng Hải và Bắc Kinh, và sẽ được tích hợp với hệ thống nhận dạng của nhà chức trách.

Phổ biến ra nước ngoài

Được biết tại Trung Quốc từ tháng 12/2019, người dùng đăng ký số điện thoại di động, mua điện thoại mới và thẻ SIM, ngoài việc đăng ký tên thật thì họ cũng được ghi danh bằng cách quét khuôn mặt. Trước phản ứng dữ dội từ dư luận, chính quyền ĐCSTQ tuyên bố rằng đó là để “thực hiện hệ thống tín dụng mạng”“bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong không gian mạng”.

Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin (MIIT) của ĐCSTQ đã công bố vào năm 2019 rằng bắt đầu từ ngày 1/12 năm đó, sẽ triển khai mới hệ thống đăng ký tên thật cho người dùng điện thoại.

Vốn dĩ mua điện thoại di động ở Trung Quốc chỉ yêu cầu xuất trình thẻ ID và chụp ảnh cá nhân, nhưng hệ thống mới yêu cầu quét khuôn mặt bổ sung để tăng cường nhận dạng. Với sự tiến bộ và phổ biến nhanh chóng của công nghệ nhận dạng khuôn mặt, chính quyền ĐCSTQ muốn áp dụng công nghệ này cho người dùng điện thoại di động trên toàn quốc để tăng cường hiệu quả kiểm soát.

Trước đó vào tháng 9/2019, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc đã đưa ra thông báo về “Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong không gian mạng”, nêu rõ rằng để thực hiện cái gọi là “Luật chống khủng bố” và “Luật An ninh mạng”, đồng thời “nâng cao tính chính xác của thông tin đăng ký người dùng điện thoại”, yêu cầu từ ngày 1/12/2019 ngành viễn thông Trung Quốc phải sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để xác định nhân thân người dùng trước khi mở dịch vụ mạng cho người đó.

Việc giám sát kỹ thuật số dày đặc của Trung Quốc đã gây ra vấn đề khó chịu lớn cho người dân, nhưng hầu hết mọi người không dám lên tiếng, bây giờ khi mua điện thoại cũng phải quét khuôn mặt nên những người dùng có ý thức bảo mật tự nhiên sẽ phản ứng.

Bắt đầu từ năm 2018, Bộ Công an của ĐCSTQ đã chi số tiền khổng lồ để thiết lập hai hệ thống giám sát là Skynet và Sharp Eyes, cho cái gọi là thực thi pháp luật và thu thập thông tin tình báo.

Các công nghệ giám sát kỹ thuật số và nhận dạng khuôn mặt được ĐCSTQ sử dụng rộng rãi để bức hại những người bất đồng chính kiến, người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số ở Tân Cương, đây là vấn đề không ngừng bị cộng đồng quốc tế vạch trần và lên án.

Điều đặc biệt đáng chú ý là nhận dạng khuôn mặt của ĐCSTQ trên điện thoại di động không chỉ là vấn đề thuần túy nội bộ ở Trung Quốc, mà sẽ như khối u ác tính nhanh chóng lan rộng ra thế giới.

Đã xuất khẩu sang khoảng 50 nước

Người sáng lập Phòng thí nghiệm AI của Đài Loan là Ethan Tu cho biết trong một cuộc phỏng vấn với VOA, rằng ĐCSTQ có thể thu được một lượng lớn thông tin như sở thích của người dùng thông qua việc xâm nhập vào các ứng dụng xã hội khác nhau. Điều khiến chính phủ nhiều nước lo ngại là ĐCSTQ có thể tăng cường đẩy thông tin tuyên truyền thông qua kiểm soát các thuật toán để qua đó phổ biến thông tin tuyên truyền chính trị cụ thể cho từng nhóm người dùng, cuối cùng đạt được các mục tiêu như thay đổi suy nghĩ hoặc lá phiếu của họ.

Công ty nghiên cứu thông tin Comparitech đã đưa ra một ước tính nghiên cứu vào tháng 7/2022, rằng số camera giám sát mà ĐCSTQ triển khai trên toàn Trung Quốc là từ 540 triệu – 626 triệu; nói cách là “mỗi con mắt nhà chức trách” quan sát 2 người Trung Quốc.

Quy mô này không chỉ chiếm một nửa tổng số lượng camera trên thế giới, mật độ của nó còn cao gấp hàng trăm lần so với mật độ camera giám sát được lắp đặt tại các thành phố lớn khác ở nước ngoài.

Có chuyên gia cho biết, sau khi hình ảnh do camera chụp được công nghệ AI tổng hợp thì có thể được nhận dạng được khuôn mặt và dáng đi, theo đó có thể tìm được bất kỳ người nào trong đám đông.

Công nghệ giám sát AI thuần thục của ĐCSTQ đã được nhiều nước độc tài ưa chuộng và học theo, qua đó đã trở thành thị trường để ĐCSTQ xuất khẩu mô hình quản trị đó ra thế giới.

Theo nhà nghiên cứu Steven Feldstein tại Tổ chức Hòa bình Quốc tế Carnegie, một tổ chức tư vấn của Washington, công nghệ giám sát AI của ĐCSTQ có thể đã được xuất khẩu sang 50 nước dọc theo Vành đai và Con đường.

Thiên Tư

Published by
Thiên Tư

Recent Posts

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

41 phút ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

2 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

3 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

3 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

3 giờ ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

3 giờ ago