Gần đây, một người đàn ông ở Thiểm Tây, Trung Quốc, đã dùng danh tính thật báo cáo rằng một công ty tái chế tài nguyên địa phương đã xây dựng trái phép và để cho 700.000 tấn rác chảy vào sông Hoàng Hà. Cục Bảo vệ Môi trường địa phương đóng vai trò là chiếc ô bảo vệ cho công ty. Tin tức này trở thành chủ đề nóng và nhiều cư dân mạng đã lên án đây là hành động “đoạn tử tuyệt tôn”.
Tài khoản Douyin “Kandu Xinwen” tại Trung Quốc đưa tin, ngày 29/8, một người đàn ông ở Hàn Thành, Vị Nam, Thiểm Tây đã dùng tên thật để tố rằng 700.000 tấn rác đã chảy vào sông Hoàng Hà và Cục Bảo vệ Môi trường đóng vai trò là “chiếc ô bảo vệ”. Người đàn ông giơ căn cước lên và nói: “Bây giờ tôi dùng tên thật tố cáo Cục Bảo vệ Môi trường thành phố Hàn Thành đóng vai trò là ô bảo vệ cho Công ty Hanchen Xingheyuan. Để ngăn thấm và ngăn rò rỉ từ khu vực xử lý chất thải, họ chỉ đơn giản là đặt một mảnh vải chống thấm, trong khoảng thời gian ngắn ngủi một tháng, tro than của nhà máy điện thứ hai Hàn Thành, rác thải sinh hoạt, gạch bê tông khí, rác thải xây dựng và rác thải công nghiệp tổng cộng hơn 700.000 tấn chảy vào sống.”
Theo “Đại Hà Báo”, hôm 29/8, người đàn ông họ Hoàng đến từ thành phố Hàn Thành, Vị Nam, tỉnh Thiểm Tây, đã dùng tên thật tố cáo rằng một công ty địa phương đã xả trái phép 700.000 tấn rác xuống sông Hoàng Hà. Cơ quan bảo vệ môi trường địa phương đã làm ngơ tố cáo của công chúng, và đóng vai trò là “chiếc ô bảo vệ” cho công ty. Ông cho biết, Công ty TNHH Tài nguyên tái tạo Xingheyuan Hàn Thành đã lợi dụng các thủ tục hợp pháp cho các dự án xử lý môi trường, nhưng lại tiến hành các hoạt động bất hợp pháp.
Ông Hoàng cho biết dự án gặp vấn đề về chống thấm, chống rò rỉ. Dự án chỉ đơn giản trải một miếng vải chống thấm, móng được đưa vào vận hành mà không được đầm chặt. Hơn nữa, 700.000 tấn chất thải rắn hỗn hợp này không được nén chặt từng lớp, dẫn đến nhiều vụ sập, xuất hiện hố sâu sau mưa và vi phạm nghiêm trọng khi thi công. Thiết kế thân đập không đáp ứng yêu cầu, nên vào mùa mưa tro bụi than chôn lấp bị nước mưa cuốn trôi xuống sông và đổ vào vùng nước sông Hoàng Hà.
Ông Hoàng cho biết: “Đến thời điểm hiện tại, toàn bộ lớp phủ đất của dự án đều được lấy từ việc phá hủy môi trường sinh thái và đất rừng, trong khi đánh giá tác động môi trường yêu cầu toàn bộ lớp phủ đất của dự án phải được mua từ bên ngoài.” Ông hy vọng các cơ quan liên quan can thiệp để điều tra và thu thập chứng cứ, nhằm bảo vệ núi xanh nước sạch.
Chiều ngày 29/8, ông nói với “Đại Hà Báo”: “Vào năm 2023, ông đã gửi tài liệu báo cáo qua các kênh chính thức, nhưng chúng không được coi trọng”. Sau khi dùng tên thật tố cáo, cơ quan địa phương có liên quan đã liên hệ với ông và bằng chứng liên quan đã được đệ trình.
Ông Triệu, người phụ trách của công ty bị tố cáo, nói rằng: “Những gì anh ta nói là những cáo buộc sai sự thật.” Ông cho biết, dự án cách sông Hoàng Hà một khoảng cách và có đập xỉ nên không có khả năng rác thải chảy vào sông Hoàng Hà. Về tình trạng lở đất, sụt lún và hố sâu, ông Triệu cho biết nguyên nhân là do nhiều trận mưa lớn liên tiếp vào đầu tháng 8. “Tình trạng này rất phổ biến trên núi, do lớp đất phủ lên nhau nên việc xuất hiện các khiếm khuyết cục bộ là điều bình thường. Chúng tôi đã sửa chữa ngay sau trận mưa lớn và dự án vẫn đang trong giai đoạn đầu”.
Hoàng Hà là con sông dài thứ 2 ở Trung Quốc, và là con sông dài thứ 5 trên thế giới, chỉ sau sông Dương Tử.
Trước sự việc trên, nhiều cư dân mạng tỏ ra lo lắng:
“Quan trọng nhất là sông Hoàng Hà chảy ra biển, làm sao khắc phục được!”
“Chúng ta đều uống nước sông Hoàng Hà, tôi ở hạ lưu!”
“Sông mẹ đã bị hủy hoại.”
“Cần phải trừng phạt nặng nề. Có rất nhiều tỉnh ở hạ lưu uống nước từ sông Hoàng Hà, tính mạng và sức khỏe của hàng trăm triệu người dân bị ảnh hưởng.”
Không chỉ Thiểm Tây gặp vấn đề rác thải tràn vào sông Hoàng Hà. Một cư dân mạng Tứ Xuyên tiết lộ: “Năm 2009, máy xúc được vận hành tại bến tàu ở quận Từ Hối sau khi chất đất lên thuyền, toàn bộ đất được đồn mang ra giữa sông đổ xuống.”
Cư dân mạng Quảng Đông cũng cho biết: “Lượng nước thải công nghiệp lớn ở thị trấn Quân An, huyện Thuận Đức, thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông, ước tính lên tới hàng ngàn tấn mỗi ngày”.
Nhiều cư dân mạng bày tỏ sự phẫn nộ:
“Vứt rác xuống sông Hoàng Hà sẽ gây hại cho con cháu và cả quê hương!”
“Đây là hành động đoạn tử tuyệt tôn, quá khủng khiếp!”
“Nếu là sự thật, vậy thì thật là quá táng tận lương tâm!”
Có cư dân mạng trên X cho biết, “Cục Bảo vệ Môi trường của Đảng Cộng sản Trung Quốc chịu trách nhiệm phạt để kiếm tiền, chứ không phải bảo vệ môi trường!”
Lý Mộc Tử, Vision Times
Mỹ sẽ xem xét việc điều chỉnh chiến lược răn đe hạt nhân của nước…
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cho biết Ukraine có khoáng sản đất hiếm trị giá…
Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…
Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…
Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…
Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…