Xu thế chống đối ngầm trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhắm vào nhân vật quyền lực cao nhất là tất yếu, nhưng đặc biệt hơn vào những thời điểm nhạy cảm như chuyển khóa lãnh đạo.
Gần đây Trung Nam Hải đã đưa ra ý kiến về việc tăng cường giám sát “lãnh đạo chủ chốt”, yêu cầu họ phải đi đầu làm gương hỗ trợ sự thống nhất lãnh đạo của trung ương, động thái mới nhất này của người đứng đầu ĐCSTQ Tập Cận Bình được ví như “đeo vòng kim cô” cho giới lãnh đạo chủ chốt ở các cấp. Có phân tích chỉ ra rằng trung ương lo ngại xảy ra sự cố trước thềm Đại hội 20 nên không loại trừ khả năng sẽ có những quan chức cấp cao “ngã ngựa”.
Ngày 1/6, Tân Hoa xã, Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc, đã công bố “Ý kiến của Ban Chấp hành Trung ương về việc Tăng cường giám sát đối với ‘lãnh đạo chủ chốt’ và ban lãnh đạo liên quan”, theo đó yêu cầu tăng cường giám sát đối với “lãnh đạo cao nhất” các cơ quan các cấp, thúc đẩy họ đi đầu bảo vệ quyền lực tập trung lãnh đạo của Trung ương ĐCSTQ.
Theo bản ý kiến đó, việc giám sát đối với “lãnh đạo cao nhất” các cấp trong Đảng còn yếu, do đó vấn đề hoàn thiện hệ thống giám sát trong Đảng và thực hiện trách nhiệm giám sát là nhiệm vụ hết sức cấp bách. Đảng ủy các cấp phải tăng cường giám sát đối với cấp đi đầu và thực hiện giám sát đồng cấp, lãnh đạo chủ chốt cấp trên phải quản lý tốt đối với lãnh đạo chủ chốt cấp dưới…
Ý kiến cũng cho biết công tác thanh tra cần tập trung vào “người đứng đầu chủ chốt”, qua đó phát hiện kịp thời những vướng mắc, nắm bắt phản ánh kịp thời, thiết lập chế độ báo cáo trách nhiệm, trung thực…
Trước đó, ngày 28/1 năm nay vấn đề này cũng được ông Tập nhấn mạnh tại cuộc họp Bộ Chính trị. Ông tuyên bố về yêu cầu tăng cường ý thức chính trị và chống tham nhũng trong Đảng; tăng cường giám sát “lãnh đạo chủ chốt” ở các cấp tại các ban ngành trước thềm thay khóa lãnh đạo mới.
Vào tháng Hai năm nay, một bài viết trên trang web của Ủy ban Giám sát Nhà nước của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ cho biết, vào năm 2020 các cơ quan kiểm tra và giám sát kỷ luật quốc gia đã lập hồ sơ để xem xét và điều tra 5.836 quan chức chủ chốt từ cấp quận/huyện trở lên. Bài viết nhấn mạnh các cán bộ chủ chốt thường là đối tượng chính, trong số cán bộ cấp trung ương quản lý bị điều tra và xử lý sau Đại hội ĐCSTQ lần thứ 19, vấn đề chính xảy ra với hơn 100 người ở vị trí đứng đầu.
Bài viết cho rằng quỹ đạo suy thoái của những “lãnh đạo cao nhất” này không thể tách rời chữ “quyền lực”. Họ coi quyền lực trong tay là tài sản riêng, bá quyền, sử dụng quyền lực bất hợp pháp, lạm dụng quyền lực, thậm chí lợi dụng quyền lực để trục lợi; trục lợi trên diện rộng như vậy sẽ tác động xấu đến sinh thái chính trị và sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, đơn vị.
Nhìn về năm 2019, xem qua cho thấy, trang web của Ủy ban Giám sát Nhà nước thuộc Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đã báo cáo trong năm 2019 có tổng số 62 cán bộ cấp trung ương thuộc nhiều lĩnh vực đã bị xem xét kỷ luật, một mức tăng đáng kể so với hai năm trước.
Tờ “Tạp chí Kinh tế Hồng Kông” (Hkej) từng đăng một bài xã luận nói rằng từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền đã không ngừng xử lý các quan chức tham nhũng lớn nhỏ, nhưng dường như công luận vẫn không có chút ấn tượng nào về sự liêm chính của ĐCSTQ. Tác giả cho rằng thực tế không khó hiểu, vì phòng chống tham nhũng mang đặc sắc Trung Quốc luôn tạo cho người ta cảm giác kiểu ‘nhân trị’ hơn là ‘pháp trị’, cách thực hiện thiếu sự đồng bộ và toàn diện. Điều mỉa mai nhất là đến nay ĐCSTQ vẫn chưa có chế độ công khai về tài sản quan chức, quy trình thẩm vấn thường thiếu minh bạch, vì vậy khó tránh khi một quan chức cấp cao nổi tiếng bị ngã ngựa dưới danh nghĩa tham nhũng thì người ta lại liên tưởng như là nạn nhân của tranh giành quyền lực.
Một số nhà phê bình cho rằng chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình sau khi ông nhậm chức chủ yếu nhằm duy trì sự ổn định của chế độ và loại bỏ những người bất đồng chính kiến.
Tờ Apple Daily của Hồng Kông dẫn lời nhà bình luận thời sự Lưu Nhuệ Thiệu (Liu Ruishao) chỉ ra, việc gần đây ĐCSTQ thường xuyên đề cập đến giám sát các lãnh đạo chủ chốt bị công luận cho là có liên quan đến Đại hội 20 sắp tới của ĐCSTQ, vì từ lâu các đảng viên và cán bộ địa phương không nghiêm chỉnh thực hiện các chỉ thị của trung ương, nay ĐCSTQ ra lệnh từ trên xuống dưới buộc cấp dưới tuân phục, bắt họ phải làm gì đó, chủ yếu để giảm bớt bất mãn trong dân trước Đại hội 20, để giảm bớt rủi ro trong quá trình phân bố quyền lực.
Nhà phê bình Chu Hiểu Huy (Zhou Xiaohui) thì chỉ ra không khó để thấy bài phát biểu gần đây của ông Tập với ngôn từ đầy sát khí, cho thấy ông Tập cảm giác đang chịu đầy rẫy kẻ thù và thế lực ngầm trong ĐCSTQ, tất cả các phe phái đều đang đe dọa an toàn đối với ông Tập. Nếu những phe phái “chống Tập” lo lắng bị thanh trừng thì vào năm 2021 sẽ gây sóng gió trong chính giới Bắc Kinh, và không loại trừ khả năng có quan chức cấp cao quan trọng “ngã ngựa”.
Thực tế, ngay từ trước thềm Đại hội 18 ĐCSTQ khi ông Tập lên nắm quyền, phe Giang (cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân) đã âm mưu muốn phá hỏng kế hoạch đưa ông Tập lên nắm quyền. Trong cuộc tranh giành quyền lực đẫm máu ở Trung Nam Hải đã có hàng loạt quan chức “một tay che trời” bị ông Tập cho vào nhà đá, tiêu biểu như Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng… Nhưng ông Tập “tóm trộm không tóm vua”, những nhân vật quan trọng nhất thao túng phía sau là Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng luôn là hiểm họa nên đe dọa đảo chính luôn thường trực.
Miêu Vi, Vision Times
Xem thêm:
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…