Trước khi qua đời, ông Lý Nhuệ – nguyên lão “phe tự do” của Trung Quốc – đã giao cuốn nhật ký 80 năm cuộc đời ông cho con gái Lý Nam Anh để bà tặng nó cho Viện nghiên cứu của Đại học Stanford. Tuy nhiên, gần đây, vợ của ông Lý Nhuệ là bà Trương Ngọc Trân, đã kiện bà Lý Nam Anh để đòi lại cuốn nhật ký của chồng.
Ngày 2/4, bà Trương Ngọc Trân (vợ hai của ông Lý Nhuệ, mẹ kế của bà Lý Nam Anh) đã khởi kiện bà Lý Nam Anh ra tòa án Quận Tây Thành thành phố Bắc Kinh, để đòi lại cuốn nhật ký của ông Lý Nhuệ. Bà Lý Nam Anh đã có cuộc phỏng vấn đặc biệt với truyền thông để trả lời về vụ kiện này.
Theo Đài Á châu Tự do đưa tin hôm 23/4, di vật của phụ thân bà Lý Nam Anh tặng cho Viện Hoover thuộc Đại học Stanford, ngoài cuốn nhật ký còn có các thư từ khác và sổ ghi chép công tác khi ông tham gia vào cải cách ruộng đất.
Bà Lý Nam Anh nói: Chính quyền Trung Quốc phản ứng mạnh như thế, đại khái là vì truyền thông ngoài Trung Quốc đưa tin, nói rằng bên trong cuốn nhật ký có nội dung gì đó. Họ [ĐCSTQ] rất lố bịch, họ tự tin thế này tự tin thế kia, nhưng khi đem sự việc thực sự đã xảy ra ghi vào trong nhật ký cá nhân thì liền sợ như thế, đến nỗi không thể không lấy lại, mà mục đích khi lấy lại là rất rõ ràng, chính là tiêu hủy.
Bà Lý Nam Anh cho biết, việc bà Lý Ngọc Trân khởi kiện để đòi lại cuốn nhật ký của ông Lý Nhuệ không phải là vụ án về tranh chấp tài sản gia đình, mà là một vụ kiện tụng chính trị do cao tầng của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) giật dây. Vụ kiện này còn được đánh mã số là LimsTim134, do Lãnh sự quán Trung Quốc tại San Francisco gửi các hồ sơ tư pháp về vụ án cho bà Lý Nam Anh, và đại diện bà Lý Ngọc Trân truyền đạt thông tin cho Viện Hoover thuộc Đại học Stanford, chính quyền Trung Quốc còn phái một vị Phó Tổng lãnh sự quán đi thương lượng cùng Viện Hoover.
Bà Lý Nam Anh cho biết, Viện Hoover đã hoàn thành xử lý số hóa nhật ký của ông Lý Nhuệ. Việc công khai ra công chúng như thế nào, thì viện sẽ có câu trả lời. Tương lai dù xảy ra chuyện gì, việc mở nhật ký của ông Lý Nhuệ cho công chúng xem là điều không thay đổi.
Theo đơn thông báo thụ lý vụ án trên trang web của Tòa án Quận Tây Thành, bà Trương Ngọc Trân kiện bà Lý Nam Anh về việc tranh chấp kế thừa, tòa án đã quyết định đăng ký lập án.
Phóng viên độc lập tại Trung Quốc có tên Cao Du trước đó đã công khai thư trả lời của Luật sư của bà Lý Nam Anh gửi cho bà Trương Ngọc Trân, trong thư cho rằng, bà Trương Ngọc Trân nói bà Lý Nam Anh “tự tiện” xử lý tài sản của ông Lý Nhuệ là không đúng sự thật. Từ năm 2017, ông Lý Nhuệ đã biểu thị rõ ràng rằng, để cho bà Lý Nam Anh đem nhật ký của ông giao cho Viện Hoover thuộc Đại học Stanford lưu giữ, đây là việc trao tặng mang tính dân sự, chứ không phải là xử lý di sản. Đồng thời, khi còn sống, ông Lý Nhuệ cũng xác nhận, cuốn “Nhật ký Lý Nhuệ” có thể do bà Lý Nam Anh biên tập và xuất bản tại Mỹ.
Trong thư cũng chỉ ra, bà Trương Ngọc Trân đã nói dối trong cáo trạng của mình, vụ kiện này không phải là tranh chấp quyền kế thừa, lẽ ra không được lập án. Bà Lý Nam Anh còn nói, vụ án tranh chấp quyền kế thừa rốt cuộc là như thế nào thì trong lòng của bà Trương Ngọc Trân hiểu rất rõ.
Trên Twitter, nhà báo Cao Du nói: “Cuộc “tranh chấp di sản’ sau khi ông Lý Nhuệ qua đời, tuyệt đối không phải là vụ kiện dân sự bình thường, mà là do chính quyền Trung Quốc ngầm chỉ đạo. ‘Nhật ký Lý Nhuệ’ giao cho Trung tâm nghiên cứu Hoover là quyết định của bản thân ông Lý Nhuệ.”
“Việc đoạt lại nhật ký, thư từ, bài viết của ông Lý Nhuệ sau khi ông qua đời, là chà đạp đối với nhân quyền, ngăn chặn quyền tự do ngôn luận.”
Ông Lý Nhuệ được coi là nguyên lão “phái tự do” của Trung Quốc, từ những gì được bà Lý Nam Anh và những người khác tiết lộ, ông Lý Nhuệ đã phân tích cho công chúng thấy một Mao Trạch Đông và ĐCSTQ hoàn toàn khác với những gì mà ĐCSTQ tuyên truyền. Ông đã từng phản bác mạnh mẽ lời nói dối của ĐCSTQ rằng nạn đói không phải trách nhiệm của ông Mao Trạch Đông. Ông nói thẳng những gì mà Mao làm trong thời Cách mạng Văn hóa chính là tà ác. Ông cũng tiết lộ bí mật Mao cưỡng gian em họ của Dương Khai Huệ (Dương Khai Huệ là vợ của Mao), phê bình Mao là “côn đồ trong chính trị”, “côn đồ trong đời sống”.
Ông cũng tiết lộ, trong vụ thảm sát đẫm máu Đoàn AB (đoàn chống Bolševik, viết tắt của Anti-Bolševik) tại căn cứ cách mạng nằm giữa Giang Tây và Phúc Kiến, ĐCSTQ đã giết chết hàng trăm nghìn đảng viên, có huyện chỉ còn lại một hai người.
Trong sự kiện “Lục Tứ”, trong một căn nhà cao tầng ở Mộc Tê Địa, ông Lý Nhuệ đã chính mắt nhìn thấy xe tăng tiến vào Bắc Kinh thảm sát sinh viên và người dân. Khi ông nhìn về phía bệnh viện bên cạnh, thấy thi thể chất đống và máu chảy khắp mặt đất, lúc đó, ông đã hoàn toàn tuyệt vọng đối với ĐCSTQ.
Có bình luận cho rằng, nhật ký của ông Lý Nhuệ sắp được công khai sẽ làm đảo lộn những sự thật mà mọi người đã biết từ trước, trong đó có những sự việc xấu xa của lãnh đạo ĐCSTQ khiến người ta phải căm phẫn bao gồm cả ông Mao Trạch Đông. Cũng rất có khả năng khi công khai, nó sẽ là một thông đạo khác để thế giới và người dân Trung Quốc hiểu về Mao và ĐCSTQ hơn.
Trí Đạt
Xem thêm:
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…