Nhiều cuộc điều tra của nhiều tổ chức trên thế giới cho thấy, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang tích trữ những vật tư có giá trị, có thể là nhằm ngăn chặn các trường hợp khẩn cấp khác nhau và sự xuất hiện của “thiên nga đen” và “tê giác xám”. Các chuyên gia không loại trừ khả năng nước này đang tính đến việc tấn công quân sự vào Đài Loan.
Gần đây, tạp chí The Economist của Anh đưa tin, chính quyền Trung Nam Hải dường như đang nhanh chóng tích trữ các vật tư như thực phẩm, kim loại và năng lượng. Hơn nữa, Bắc Kinh còn nhập khẩu những mặt hàng này ngay cả trong thời điểm giá cả đắt đỏ.
Dữ liệu cho thấy, lượng nhập khẩu nhiều mặt hàng khác nhau của Trung Quốc đã tăng 16% trong năm ngoái, hiện vẫn đang tăng, và tăng 6% trong 5 tháng đầu năm nay.
Động thái này được thực hiện một cách âm thầm trong bối cảnh cuộc bầu cử Mỹ đang diễn ra. Sự can thiệp sâu rộng của ĐCSTQ vào Đài Loan và tình hình căng thẳng ở Biển Đông có vẻ diễn ra khá kỳ lạ.
Hiện tại, dù là môi trường kinh tế, chính trị trong nước hay giao lưu và bao vây quốc tế, sự thật rằng ĐCSTQ đang gặp phải những rắc rối bên trong và bên ngoài đều được phơi bày đầy đủ.
Tích trữ những nguồn cung cấp có giá trị với số lượng lớn, phải chăng ĐCSTQ đã biết trước một cuộc khủng hoảng sắp xảy ra?
Theo phân tích của ngoại giới, cách tiếp cận này có thể không chỉ làm trầm trọng thêm lạm phát, mà còn tiết lộ rằng chính quyền Bắc Kinh có thể đang chuẩn bị cho nhu cầu sống còn của một cuộc xung đột lâu dài.
Vậy các quan chức ĐCSTQ lo lắng điều gì? Thiên tai, xung đột toàn cầu và thảm họa do con người gây ra có ảnh hưởng đến tình trạng thiếu hụt vật tư không?
Hay họ lo ngại rằng các tuyến đường cung cấp quan trọng đến Trung Quốc có thể bị cắt đứt sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ? Hay ĐCSTQ đang chuẩn bị tạo ra một cuộc xung đột vũ trang trong khu vực?
Theo ước tính của ngân hàng đầu tư Panmure Liberum của Anh, lượng tồn kho tích lũy của Trung Quốc kể từ năm 2018 đủ để đáp ứng ít nhất 35% đến 133% nhu cầu hàng năm. Tuy nhiên, mới đây, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc đã ngừng công bố số liệu tồn kho của nhiều mặt hàng.
Tuy nhiên theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, vào cuối niên vụ này, dự trữ lúa mì và ngô của Trung Quốc lần lượt chiếm 51% và 67% so với thế giới, tăng từ 5 đến 10 điểm % so với năm 2018.
Từ năm 2018, lượng tồn kho đậu nành, mặt hàng nông sản nhập khẩu lớn nhất của Trung Quốc, cũng tăng gấp đôi, và dự kiến sẽ đạt 42 triệu tấn vào cuối mùa.
Khi chiến tranh Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn, xuất khẩu lúa mì và ngô của thế giới, đặc biệt là của các nước địa phương, đã bị ảnh hưởng nặng nề.
Trong 1, 2 năm qua, nhiều thảm họa khác nhau trên khắp thế giới, đặc biệt là lũ lụt, thiên tai, dịch bệnh, nhiệt độ cao và hạn hán thường xuyên xảy ra ở Trung Quốc, gây ra thiệt hại lớn cho nông nghiệp. Các thảm họa về nạn đói dường như đã được cảm nhận khá rõ ràng.
Dường như ĐCSTQ đang cân nhắc nhiều hơn về những điều này. Họ dường như đang chuẩn bị cho một kế hoạch lớn hơn, sâu hơn và rộng hơn.
Ngoài lương thực, từ năm 2020, trữ lượng dầu thô đã tăng từ 1,7 tỷ thùng lên 2 tỷ thùng. Đồng thời, từ năm 2010 – 2020, số lượng trung tâm ngầm lưu trữ khí đốt tự nhiên đã tăng gấp 6 lần, đạt 15 tỷ m3.
Tính đến mùa xuân năm nay, 25 tỷ m3 khí đốt tự nhiên đã được lưu trữ, tương đương với 23 ngày tiêu thụ. Con số này sẽ đạt 28 ngày vào năm 2030, gần gấp đôi so với 15 ngày của 5 năm trước. Mục tiêu năm tới là đạt 55 tỷ m3.
Công ty nghiên cứu Rapidan Energy của Mỹ ước tính, từ đầu năm nay, lượng dầu thô tồn kho của Trung Quốc đã tăng trung bình 900.000 thùng/ngày, đưa lượng tồn kho của nước này lên gần 1,3 tỷ thùng, tương đương với lượng nhập khẩu của 115 ngày. Đồng thời, Bắc Kinh cũng yêu cầu các công ty dầu mỏ tăng lượng tồn kho thêm 60 triệu tấn vào cuối tháng 3.
Tất cả những vật tư trên đều liên quan đến chiến tranh. Mới đây, trước cuộc bầu cử Mỹ, nhà ngoại cảm nổi tiếng người Anh Craig Hamilton-Parker từng chỉ ra rằng tình hình ở eo biển Đài Loan rất căng thẳng. Ông đã nhìn thấy lửa ở trên biển. Rất có thể ĐCSTQ sẽ thực hiện một số động thái nhỏ chống lại Đài Loan.
Ngày 26/7, trong buổi ra mắt cuốn sách mới “The Boiling Moat: Urgent Steps to Defend Taiwan” (Con hào sôi sục: Những bước đi khẩn cấp để bảo vệ Đài Loan), cựu Giám đốc Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng Ivan Kanapathy tuyên bố, nếu Trung Quốc chọn tấn công Đài Loan vào năm 2027, chiến thuật “vùng xám” có thể trở thành thủ đoạn mấu chốt giúp ĐCSTQ tiếp cận mục tiêu.
Chiến thuật “vùng xám” đề cập đến các phương tiện bán quân sự, hoặc phi quân sự thấp hơn tấn công vũ trang. Các biện pháp cụ thể bao gồm tấn công mạng, ép buộc kinh tế, các chiến dịch đưa thông tin sai lệch, hoặc làm xói mòn dần sức mạnh của đối thủ thông qua các mối đe dọa quân sự. Đối với Đài Loan, ĐCSTQ cũng có thể bổ sung chiến lược phong tỏa toàn diện.
Một khả năng khác là ĐCSTQ đang tích trữ một lượng lớn vật tư để ngăn chặn những sự kiện có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của chế độ do “thiên nga đen” và “tê giác xám” gây ra.
Các trường hợp khẩn cấp do môi trường tài chính hoặc quốc tế, hoặc thảm họa thiên nhiên khác nhau như lũ lụt có thể gây ra “thiên nga đen” và “tê giác xám”.
Trong một bài phát biểu quan trọng được phát sóng truyền hình hôm Thứ Năm,…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…