Di chứng của việc cắt điện ở các nơi của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã xuất hiện. Tại Khu phát triển kinh tế quận Ngô Giang, thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô, nơi tập trung các nhà máy điện tử, Công ty Máy tính Tinh Nguyên Giang Tô cũng bị ảnh hưởng bởi chính sách cắt điện của địa phương, khiến thu nhập của công nhân làm việc theo giờ bị hạ xuống. Ngày 11/10 và 12/10, hàng ngàn công nhân tập trung bảo vệ quyền lợi của mình, khiến các con đường lân cận đều tắc nghẽn.
Ngày 11/10, anh Lý Hành (bút danh), một công nhân từ Công ty Máy tính Tinh Nguyên Ngô Giang, nói với phóng viên Epoch Times rằng: “Hôm qua, chủ nhật ngày 10/10, công nhân đã đến nhà máy để gây rối. Hôm qua tôi không có ở đó. Tôi nghe nói có hơn 800 người. Hôm nay tôi có mặt tại hiện trường, thì có hơn 1.000 người. Xung quanh tôi đều là công nhân, và tôi không biết còn bao nhiêu người nữa.”
“Mức lương cơ bản do nhà máy cung cấp là hơn 2.000 nhân dân tệ một tháng (tương đương 7.000.000 VNĐ), và các khoản chênh lệch giá khác do công ty dịch vụ lao động cung cấp.” Anh Lý Hành giải thích rằng những công nhân này, tức “công nhân làm theo giờ” được công ty môi giới giới thiệu đến nhà máy.
“Ban đầu họ đảm bảo với chúng tôi rằng mỗi tháng có thể làm việc đủ từ 260 giờ đến 350 giờ. Nhưng bây giờ thậm chí ngay cả 160 giờ một tháng cũng không đến.”
Công ty dịch vụ lao động đã thông báo cho người lao động rằng nếu làm ít hơn 160 giờ một tháng, sẽ phải giảm lương theo giờ. Anh Lý Hành cho biết: “Vì cắt điện, nhà máy cho nghỉ, cứ đi làm một ngày thì nghỉ một ngày. Hôm nay đã là ngày 11/10 rồi, cũng mới chỉ làm được 40 giờ. Nếu cứ tiếp tục như vậy, thì làm sao có thể đủ 160 giờ một tháng? Công ty dịch vụ lao động không thể thừa cơ cắt điện, mà giảm tiền của chúng tôi!”
Ngày 11/10, hàng ngàn công nhân đã tập trung tại Nhà máy Máy tính Ngô Giang, một số đã đến hiện trường từ 1 hoặc 2 giờ sáng.
Anh Lý Hành cho biết, tất cả công nhân có liên quan đến 5 công ty dịch vụ lao động. “Lương cơ bản của nhà máy về cơ bản họ đã trả cho chúng tôi, chỉ còn thiếu công ty dịch vụ lao động. Vì vậy chúng tôi yêu cầu công ty dịch vụ lao động quyết toán cho chúng tôi và chúng tôi sẽ rời đi. Hôm nay có 2 công ty dịch vụ lao động đến quyết toán, còn một số công ty không xuất hiện.”
“Cảnh tượng rất hỗn loạn. Công nhân từ các công ty dịch vụ lao động khác nhau bị tách ra. Cảnh sát có vũ trang và cảnh sát đều đến hiện trường. Một số công ty môi giới không bao giờ xuất hiện, đều là cảnh sát đã giúp chúng tôi truyền tin. Các lối vào nhà máy đều tắc nghẽn và chúng tôi không thể vào được,” anh Lý Hành nói.
Anh Lý Hành cho biết, trở về sau kỳ nghỉ “1/10” (Quốc khánh Trung Quốc), tôi mới chỉ làm việc được 4 ngày, kể từ khi vào ngày 4/10.
Tối ngày 11/10, có tin từ công ty dịch vụ lao động cho biết, ngày mai sẽ giải quyết, nên công nhân dự định ngày mai sẽ quay lại.
Công ty Máy tính Tinh Nguyên Đài Loan là nhà cung cấp bàn phím lớn nhất tại Trung Quốc và top 3 trên thế giới, chiếm hơn 30% thị trường bàn phím máy tính xách tay toàn cầu. Trung bình cứ 3 bàn phím thì có 1 bàn phím được sản xuất bởi Tinh Nguyên.
Vào đêm trước ngày 1/10, chính quyền Giang Tô đã đưa ra các biện pháp cắt điện cho khu vực Đại Tô Châu, Côn Sơn và những nơi khác. Công việc bị đình chỉ từ ngày 26/9 đến ngày 30/9. Ngoài kỳ nghỉ dài 7 ngày nhân dịp 1/10, các công ty tại địa phương đã có kỳ nghỉ dài chưa từng có, lên đến 11 ngày.
Ngày 29/9, Ủy ban Cải cách và Phát triển tỉnh Giang Tô, trả lời rằng việc cắt điện trên diện rộng là do tính đến cuối tháng 9, một số thành phố đã đạt 90% mục tiêu tiêu thụ điện hàng năm. Quý 4 tới là kỳ cao điểm tiêu thụ điện nên phải hạn chế sử dụng điện.
Ngày 11/10 (bút danh), anh Tưởng Tiểu Lôi, nhân viên của một công ty dịch vụ lao động tại Côn Sơn, nói với Epoch Times rằng công ty này đã không tuyển dụng công nhân trong nhiều ngày. “Chúng tôi đã không thuê công nhân trong vài ngày qua. Một số nhà máy ở Côn Sơn cũng đang cắt điện. Có nơi làm một ngày, nghỉ một ngày, hoặc làm 4 ngày nghỉ 3 ngày. Tóm lại là không tăng ca nhiều như trước. Nhà máy lớn và các nhà máy khác đều đang kiểm soát thời gian làm thêm giờ.”
Anh Tưởng Tiểu Lôi nói: “Công nhân chính thức có thể ổn hơn một chút, họ được nghỉ phép có lương. Còn công nhân làm việc theo giờ thì không có thu nhập gì. Nói chung, các nhà máy nhỏ về căn bản là không có công nhân chính thức nào.”
“Bị ảnh hưởng bởi việc cắt điện, việc tăng ca đã ít hơn. Vì vậy ít người được tuyển dụng hơn.” “Côn Sơn chủ yếu là doanh nghiệp vốn Đài Loan, với nhiều nhà máy chế biến. Sau khi cắt điện, các biện pháp kiểm soát việc tăng ca đã bắt đầu. Công nhân đều đang rơi vào tình huống này.”
Anh Tưởng Tiểu Lôi cho biết, Công ty Máy Tính Tinh Nguyên Ngô Giang chủ yếu sản xuất các phụ kiện như bộ định tuyến, điện thoại di động và máy tính Apple.
Làn sóng các biện pháp cắt giảm điện tại các tỉnh thành ven biển như Giang Tô và Quảng Đông, đã tác động đến những người lao động được trả lương theo giờ, khiến cuộc sống mưu sinh của họ tại thành phố trở nên khó khăn hơn.
Hồng Trữ, Lâm Sầm Tâm / Epoch Times
Xem thêm:
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…