Khi nền kinh tế Trung Quốc đang suy sụp hoàn toàn, theo một số nguồn tin chứng thực, ông Tập Cận Bình mới đây đã đưa ra những chỉ đạo về nền kinh tế Trung Quốc, nói rằng cần phải bảo vệ cả tỷ giá hối đoái và nền kinh tế.
Tại hội diễn đàn nghị thượng đỉnh BRICS, ông Tập Cận Bình đã không trực tiếp phát biểu, điều này đã khiến người ta cảm thấy kỳ lạ, bởi đây là nơi quan trọng nhất để làm rõ tầm nhìn kinh tế của Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc, ĐCSTQ). Theo thông tin, ông Tập đã chuẩn bị phát biểu rồi, nhưng vì sao đột nhiên lại vắng mặt?
Về sau, nhiều video được lan truyền ra ngoài cho thấy khi ông Tập Cận Bình bước vào hội trường, một nhân viên Trung Quốc xách cặp cố gắng đuổi kịp ông nhưng bị nhân viên an ninh Nam Phi chặn lại. Ông Tập một mình lẻ loi bước thêm vài bước rồi phát hiện tình hình không ổn, nên ngoảnh đầu lại xem nhưng không có ai theo sau, ông chỉ đành tiếp tục miễn cưỡng bước đi, không có phiên dịch! Bất kể lời giải thích của câu chuyện này có đúng hay không, nhưng tình thế khó khăn ngoại giao mà Trung Nam Hải đối mặt có lẽ có chút khó khăn, có chút rối loạn.
Trở lại với yêu cầu của Trung Nam Hải và chính quyền Tập Cận Bình, vừa đòi hỏi cả tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, lại vừa muốn đồng Nhân dân tệ tăng giá mạnh, liệu điều này có thể đạt được? Về mặt lý thuyết, việc duy trì tỷ giá hối đoái trong khi duy trì nền kinh tế có khả thi không?
Hiển nhiên, vấn đề Trung Quốc đang phải đối mặt hiện nay là suy thoái kinh tế, đồng thời đồng Nhân dân tệ đang mất giá. Trong điều kiện xã hội bình thường, suy thoái kinh tế là điều gần như không thể tránh khỏi, nền kinh tế phải tăng trưởng trong một thời gian, sau đó chậm lại, rồi suy thoái, rồi phục hồi chậm, rồi lại bắt đầu một chu kỳ tăng trưởng mới.
Xét về chính sách kinh tế của quốc gia mà nói, khi phe cánh tả nắm quyền, chính phủ chi tiêu nhiều, thuế cao và thâm hụt tài chính của chính phủ tăng lên, nền kinh tế quốc gia sẽ chậm lại. Người dân không hài lòng và bắt đầu mắng mỏ, khi thay đổi cánh hữu lên nắm quyền, bắt đầu cắt giảm thuế, cắt giảm chi tiêu, giảm thâm hụt ngân sách và nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng chậm. Kinh tế tăng trưởng cao, khoảng cách giàu nghèo ngày càng rộng, có lẽ chiến lược “lấy của người giàu để cứu tế người nghèo” của phe cánh tả sẽ bắt đầu có thị trường, phe cánh tả có thể quay lại nắm quyền. Trong một xã hội bình thường, chính trong tình huống con lắc này, con lắc dao động từ tả sang hữu, nền kinh tế hiện thực phát triển theo con đường quanh co.
Mấu chốt của vấn đề là theo quy luật kinh tế thông thường, nếu kinh tế đất nước phát triển rất mạnh, các sản phẩm mới, sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm chất lượng cao lần lượt xuất hiện, cạnh tranh gay gắt dẫn đến sản phẩm phong phú và giá thành thấp, thị trường trong nước phong phú đa dạng, mức sống của người dân được cải thiện; trong trường hợp thương mại tự do, xuất khẩu của nó cũng sẽ tăng lên vì người dân ở các nước khác và các nước đối tác thương mại trên thế giới cũng sẽ thích và có nhu cầu về các sản phẩm này, từ đó thương mại xuất khẩu sẽ tăng trưởng mạnh. Xuất khẩu rất mạnh, và sau khi xuất siêu lớn hoặc thậm chí kéo dài, đồng tiền của quốc gia đó ắt sẽ tăng giá.
Tại sao xuất khẩu mạnh lại dẫn đến đồng tiền tăng giá? Điều này là do lượng ngoại tệ dư thừa thu được thông qua xuất khẩu sẽ cần phải được chuyển đổi thành nội tệ, khi nhu cầu về nội tệ tăng lên, giá của đồng tiền đó sẽ tăng lên và tỷ giá hối đoái sẽ tăng lên, làm cho đồng nội tệ lên giá và trở nên càng có giá trị hơn. Ví dụ, giữa Châu Âu và Mỹ, giữa Mỹ và Canada, do tốc độ phát triển kinh tế khác nhau ở cả hai bờ Đại Tây Dương, đồng đô la Mỹ so với đồng euro và đô la Mỹ so với đồng đô la Canada đã có những thăng trầm, lên xuống. Người Mỹ đi du lịch Châu Âu và Canada, có lúc họ sẽ thấy rằng đồng đô la Mỹ rất có giá trị, có lúc họ sẽ thấy rằng đồng đô la Mỹ không có giá trị, chính là nguyên nhân này. Ví dụ: tỷ giá hối đoái giữa đô la Mỹ và đô la Canada thường dao động trong khoảng 0,7292 đô la Canada đến 1,0252 đô la Canada đổi một đô la Mỹ, Chính phủ Mỹ và Canada sẽ không cố tình can thiệp mà để nó dao động theo nhu cầu nguồn cung thị trường.
Vì vậy, khi nền kinh tế Trung Quốc suy thoái, tất cả các ngành nghề đều đìu hiu, tình trạng cắt giảm lao động ngày càng gia tăng, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, thị trường sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc bị thu hẹp mạnh và xuất khẩu đang giảm, lúc này theo quy luật kinh tế thông thường thì đồng nhân dân tệ hoàn toàn không có cơ sở để tăng; cộng thêm việc ĐCSTQ in tiền quá mức và việc bơm tiền điên cuồng, đồng nhân dân tệ chỉ có xu hướng giảm, điều đó có nghĩa là đồng nhân dân tệ sẽ tăng tốc mất giá. Suy thoái kinh tế của Trung Quốc và sự mất giá liên tục của đồng nhân dân tệ là kết quả của tác động tự nhiên và tự động của các quy luật kinh tế. ĐCSTQ muốn bảo vệ cả tỷ giá hối đoái và nền kinh tế, đây là một yêu cầu ngông cuồng, trái với quy luật kinh tế, là điều không thể đạt được.
Trên thực tế, như chúng ta đều biết, không phải là đồng tiền càng mạnh thì càng tốt, đồng tiền mạnh có lợi cho nhập khẩu nhưng không tốt cho xuất khẩu. Tương tự như vậy, một đồng tiền quá yếu cũng không tốt, một đồng tiền yếu có lợi cho xuất khẩu và không tốt cho nhập khẩu. Nếu đồng tiền không phải là càng mạnh thì càng tốt, vậy vì sao ĐCSTQ lại sợ để đồng tiền mất giá?
Đầu tiên, có lẽ là ĐCSTQ sợ mất mặt, vì như thế thì sẽ khiến người dân cảm thấy ĐCSTQ không có khả năng cai trị đất nước và không có khả năng làm tốt công việc kinh tế, tính hợp pháp của sự cai trị của ĐCSTQ cũng sẽ biến mất.
Thứ hai, ĐCSTQ sợ rằng những lời dối trá của họ sẽ bị vạch trần. Bởi vì ĐCSTQ đã khoe khoang về nền kinh tế tốt như thế nào và Trung Quốc hùng mạnh và phát triển như thế nào, nếu đồng Nhân dân tệ mất giá mạnh, những lời dối trá của ĐCSTQ sẽ bị vạch trần, nên ĐCSTQ không dám để Nhân dân tệ mất giá quá nhiều, quá nhanh.
Thứ ba, các đối tác thương mại của Trung Quốc có thể không đồng ý, chẳng hạn như Mỹ có thể không hài lòng, cáo buộc ĐCSTQ cố tình phá giá đồng Nhân dân tệ để khuyến khích xuất khẩu, đơn phương tạo xuất siêu thương mại và lợi dụng các đối tác thương mại.
Thứ tư, đồng tiền mất giá làm tăng xuất khẩu, hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ và dẫn đến nhập khẩu giảm, xuất siêu lâu dài sẽ dẫn đến mất cân đối trong tài khoản vãng lai của thương mại quốc tế, dẫn đến sự bất mãn của các nước. Các sản phẩm y tế, chip, năng lượng, thực phẩm, máy tính, công nghệ cao, v.v. mà ĐCSTQ nhập khẩu hàng năm sẽ chịu gánh nặng do đồng tiền mất giá, vì vậy ĐCSTQ không dám để đồng tiền mất giá .
Ngoài ra, giá trị của đồng tiền có liên quan trực tiếp đến lạm phát của quốc gia. Khi lạm phát thấp, tiền tệ trở nên mạnh hơn và tỷ giá hối đoái tăng. Các yếu tố khác như tốc độ tăng trưởng kinh tế, cán cân thương mại, lãi suất ngân hàng trung ương và mức nợ của quốc gia đều ảnh hưởng đến giá trị của đồng tiền hoặc tỷ giá hối đoái. Vào thời điểm lạm phát của ĐCSTQ nghiêm trọng, nền kinh tế suy thoái, xuất siêu giảm và tổng nợ ngày càng tăng, tất cả những yếu tố này sẽ dẫn đến đồng Nhân dân tệ mất giá, ĐCSTQ vẫn muốn duy trì tỷ giá hối đoái của đồng nhân dân tệ, đó chính là hy vọng hão huyền.
Vậy liệu Trung Quốc có thể vừa bảo vệ được cả tỷ giá hối đoái và vừa bảo vệ nền kinh tế hay không? Không thể nào. Suy thoái kinh tế và mất giá tiền tệ là thực tế mà Trung Quốc buộc phải đối mặt. Việc bảo vệ cả tỷ giá hối đoái và nền kinh tế là hy vọng hão huyền của ĐCSTQ. Không thể nào làm cả 2 điều này cùng lúc được.
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…