Hôm thứ Ba (18/6), một báo cáo mới nhất cho thấy, năm 2023 và năm 2022, Trung Quốc đứng đầu thế giới về số lượng người có thu nhập ròng cao rời bỏ nước này. Trung Quốc đang trên đà mất đi nhiều triệu phú nhất trong năm thứ 3 liên tiếp.
Dự kiến dòng người giàu có di cư của Trung Quốc sẽ đạt mức cao kỷ lục 15.200 người vào năm 2024, một lần nữa đứng đầu, tác động lớn đến nền kinh tế Trung Quốc.
Hôm thứ Ba, công ty tư vấn nhập cư đầu tư quốc tế Henley & Partners đã công bố “Báo cáo di cư của tài sản cá nhân Henley năm 2024”.
Trong đó giới thiệu cụ thể dòng vốn vào và dòng tiền ra ròng mới nhất của các triệu phú, tức sự chênh lệch giữa số lượng cá nhân giàu có có khả năng đầu tư từ 1 triệu USD trở lên chuyển đến một quốc gia và số lượng cá nhân giàu có rời khỏi quốc gia đó. Công ty tình báo tài sản New World Wealth và Henley & Partners đã đưa ra báo cáo này.
Dự kiến sẽ có 15.200 người Trung Quốc giàu có rút ròng trong năm nay (so với 13.800 người vào năm 2023). Những người giàu có của Trung Quốc đang chọn rời đi chủ yếu vì sự bất ổn kinh tế của Trung Quốc, căng thẳng địa chính trị và sự hấp dẫn của các cơ hội ở nước ngoài, thúc đẩy nhiều người tìm kiếm hướng phát triển mới.
Báo cáo cho biết, con số này thể hiện dòng tài sản chảy ra nước ngoài kỷ lục mới ở Trung Quốc.
Henley & Partners cho biết, rất khó để biết những người di cư mang theo bao nhiêu tài sản. Ông Andrew Amoils, người đứng đầu nghiên cứu của New World Wealth cho biết, những cá nhân có thu nhập ròng cao thường di chuyển nhiều nhất là những người có tài sản từ 30 triệu USD đến 1 tỷ USD.
Tốc độ tăng trưởng tài sản nói chung ở Trung Quốc đã chậm lại trong vài năm qua, đồng nghĩa với việc làn sóng di cư của những người giàu có thể gây thiệt hại nặng nề hơn bình thường. Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm kể từ năm 2017, khiến tài sản và số lượng triệu phú tăng trưởng chậm.
Cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc vẫn tiếp diễn. Tài sản của tầng lớp trung lưu sụt giảm đáng kể, chính quyền địa phương mắc nợ nặng nề.
Hồi đầu năm nay, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết, Trung Quốc phải đối mặt với mức độ bất ổn cao do cuộc khủng hoảng nhà đất. Trong tháng Tư, tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế Fitch Ratings đã hạ triển vọng tín dụng quốc gia của Trung Quốc xuống mức tiêu cực. Moody’s Ratings cũng có hành động tương tự vào tháng 12 năm ngoái.
Xu hướng người Trung Quốc giàu có di cư ra nước ngoài đã tồn tại trong nhiều năm. Nhưng sự bất mãn với hệ thống chính trị độc tài của Bắc Kinh ngày càng gia tăng trong thời kỳ dịch bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19).
Tình trạng suy thoái kinh tế và thất nghiệp tràn lan hiện nay của Trung Quốc cho thấy, những “khế ước xã hội” từ bất thành văn như “hy sinh tự do chính trị” đến công khai như “thịnh vượng chung” mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thúc đẩy đã hoàn toàn sụp đổ.
Tháng 8/2023, cơ quan chức năng ĐCSTQ công bố dữ liệu gây sốc: Trong số công dân Trung Quốc từ 16 – 24 tuổi, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị đạt mức cao kỷ lục 21,3%. Sau đó cơ quan chức năng quyết định đình chỉ việc công bố dữ liệu thất nghiệp của thanh niên thành thị Trung Quốc.
Áp lực kinh tế khiến xã hội Trung Quốc có nhiều vấn đề xung đột hơn. Trong bối cảnh ngày càng nhiều người tìm cách lánh nạn khiến dòng vốn thoát khỏi Trung Quốc với tốc độ nhanh hơn để đến nơi trú ẩn an toàn.
Đối với những người giàu có rời khỏi Trung Quốc, các điểm đến phổ biến thường là Singapore, Hoa Kỳ và Canada và Nhật Bản, điểm dừng chân mới.
Báo cáo không đưa ra con số chính xác về số lượng người giàu Trung Quốc di cư sang Hoa Kỳ, cũng như không giải thích lý do vì sao.
Các đại lý bất động sản Nhật Bản và những người khác lo ngại về cuộc di cư cho biết, suy thoái kinh tế của Trung Quốc và thị trường chứng khoán trì trệ đang thúc đẩy những người giàu có rời khỏi đất nước.
Tính đến cuối năm ngoái, có khoảng 822.000 cư dân Trung Quốc tại Nhật Bản, tăng 60.000 người so với năm trước, mức tăng lớn nhất trong những năm gần đây.
Ông Amoils cho biết, lối sống của người Nhật rất hấp dẫn với những khu vườn công cộng và sân gôn tuyệt đẹp. Theo Chỉ số Hòa bình Toàn cầu, Nhật Bản được xếp hạng là một trong những quốc gia an toàn nhất trên thế giới.
Trong một thông cáo báo chí, từ góc độ toàn cầu, ông Dominic Volek, người đứng đầu nhóm khách hàng tư nhân của Henley & Partners, cho biết năm 2024 sẽ trở thành bước ngoặt trong quá trình di cư của cải trên toàn cầu.
Ông cho biết, năm nay trên toàn cầu dự kiến có 128.000 triệu phú sẽ di cư, vượt kỷ lục 120.000 người được thiết lập vào năm 2023.
Anh mất 9.500 người giàu, chỉ đứng sau Trung Quốc. Ấn Độ mất 4.300 người giàu, đứng thứ 3. Các quốc gia và khu vực xếp từ thứ 4 đến thứ 10 là: Hàn Quốc (1200 người), Liên bang Nga (1000 người), Brazil (800 người), Nam Phi (600 người), Đài Loan (400 người), Nigeria (300 người) và Việt Nam (300 người).
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…
Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…
Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…