Trung Quốc: Phát hiện tượng Phật thời Minh nằm dưới đập nước

Vừa qua, một pho tượng Phật có niên đại 600 năm lịch sử được phát hiện tại một hồ nước ở Giang Tây, Trung Quốc. Năm 1960, chính quyền Trung Quốc tu sửa đập nước nên đã làm che lấp pho tượng Phật. Nhưng trong họa có phúc, nhờ vậy mà tượng Phật đã thoát kiếp nạn Cách mạng Văn hóa.

Pho tượng Phật có niên đại 600 năm lịch sử được phát hiện tại một hồ nước ở Giang Tây Trung Quốc.

Truyền thông Trung Quốc đưa tin, vào tháng trước khi chính quyền cho tu sửa cửa chính của đập nước Hồng Môn, sau khi mực nước hạ xuống 10 mét thì phát hiện phần đầu của một pho tượng Phật nhô lên. Dáng đầu tượng Phật lặng nhìn xuống thu hút nhiều người xem, đa số mọi người cho rằng đây là điềm báo may mắn.

Giới khoa học khảo cổ xác định nguồn gốc của tượng có thể vào đời nhà Minh (1368 – 1644). (Ảnh: Xinhua)

Ông Từ Trường Thanh (Xu Changqing), Viện trưởng Viện Nghiên cứu khảo cổ chia sẻ với kênh CNN: “Thời điểm ra đời pho tượng này có thể vào đời Minh, thậm chí có thể sớm hơn nữa vào đời nhà Nguyên”.

Nhưng đáng chú ý có thể đây chỉ là một góc nhỏ của phát hiện khảo cổ lần này, vì phần dưới nước có cả một ngôi chùa. Một người địa phương cho biết, đập nước nằm  ngay khu hoang phế của một đô thị cổ.

Ông Từ Trường Thanh nói, hiện nay đoàn khảo cổ đang khảo sát về khu vực này và sẽ lên kế hoạch bảo vệ. Tượng Phật được được điêu khắc tinh xảo, được bảo vệ toàn vẹn vì nằm kín dưới nước. Nếu không bị vùi dưới nước nó có thể bị phong hóa, oxy hóa hoặc rủi ro khác.

Nhưng có lẽ cơ may lớn nhất là nhờ bị chìm dưới nước mà tượng Phật thoát được kiếp nạn Cách mạng Văn hóa. Vì trong thời Cách mạng Văn hóa, vô số văn vật bị phá hủy dưới mệnh lệnh “phá tứ cũ”.

Tượng Phật này cao khoảng 3,8 mét, được khắc trên một vách đá cao và dốc.

Tại Trung Quốc có rất nhiều tượng Phật được điêu khắc kiểu này. Nổi tiếng nhất là tượng phật cao lớn nhất thế giới ở Lạc Sơn.

Tượng Lạc Sơn Đại Phật là tượng Phật Di Lặc bằng đá cao nhất thế giới.

Một quan chức địa phương cho biết, người xưa khắc tượng Phật này để cầu trời phù hộ bình an không bị lũ lụt trong hoàn cảnh sống khi đó sông ngòi chảy xiết.

Vào năm 1960, chính quyền địa phương đã tu sửa con đập này và chôn vùi luôn pho tượng Phật.

Một người thợ rèn tên Hoàng Khắc Bình (Huang Keping) hiện đã 82 tuổi cho biết, ông từng trông thấy pho tượng này vào năm 1952. Ông nói: “Tôi còn nhớ pho tượng này khi đó mạ vàng”.

Mộc Vệ

Xem thêm:

Mộc Vệ

Published by
Mộc Vệ

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

4 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

5 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

5 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

6 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

7 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

8 giờ ago