Trung Quốc sẽ thiếu 3,27 triệu chuyên gia an ninh mạng trong 5 năm tới

Theo báo cáo chính thức của Trung Quốc, đến năm 2027, tình trạng thiếu nhân lực an ninh mạng ở Trung Quốc sẽ lên tới 3,27 triệu người.

Cảnh sát mạng Trung Quốc (Ảnh: Đài Á châu Tự do)

Chính phủ Đảng Cộng sản Trung Quốc(ĐCSTQ) dường như vẫn chưa hài lòng với lực độ kiểm soát mạng internet hiện nay, tại Tuần lễ tuyên truyền về an ninh mạng quốc gia năm nay, việc đào tạo nhân tài về an ninh mạng đã trở thành trọng tâm.

Ngày 7/9, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin, theo “Sách trắng về năng lực cạnh tranh thực tế của nhân tài an ninh mạng” của Bộ Giáo dục Trung Quốc, 34 trường đại học ở Trung Quốc đã thành lập bộ môn cấp một về an ninh không gian mạng. Đến năm 2027, sự thiếu hụt nhân lực an ninh mạng sẽ lên tới 3,27 triệu người và quy mô đào tạo nhân tài trong các trường cao đẳng và đại học là 30.000 người mỗi năm.

Bản tin dẫn lời Dư Năng Hải (Yu Nenghai), một thành viên của Ủy ban chỉ đạo giảng dạy nghiệp vụ an ninh mạng của Bộ Giáo dục Trung Quốc, cho biết rằng nhu cầu về nhân tài an ninh mạng trong xã hội và ngành công nghiệp của Trung Quốc đang ngày càng lớn. Ông Dư Năng Hải nói rằng: “Gần như làm về điện tử thì có thể làm về an ninh, làm về dữ liệu thì có thể làm về an ninh, làm về kiểm soát thì có thể làm về an ninh”.

Về việc này, nhà bình luận thời sự John Oliver chỉ ra với Đài Á Châu Tự do rằng hơn 3 triệu tài năng được gọi là tài năng an ninh mạng này không phải là những nhân tài an ninh mạng bình thường, mà là những chuyên gia mạng có kỹ năng đặc biệt. “Sự thiếu hụt nhân tài lớn như vậy, họ muốn xóa những bài viết xấu và tẩy chay những bài phát biểu không tốt. Đây là một khía cạnh. Mặt khác, chính là cấp độ an ninh cao hơn, có lẽ là đề phòng hacker, nhưng khối lượng tuyệt đối của nhu cầu là đáng sợ.”

Theo ông Mã Diệp (Ma Ye), thành viên Ủy ban đặc biệt của Liên minh Phát triển và Đổi mới Công nghiệp An ninh mạng Trung Quốc, từ góc độ doanh nghiệp, tỷ trọng kinh doanh an ninh mạng ngày càng lớn, nhưng không dễ để tuyển dụng tài năng kỹ thuật an ninh mạng phù hợp. Chuyên gia an ninh mạng Lý Vỹ (Li Wei) nói rằng nhân viên an ninh mạng “không chỉ là công việc về công nghệ, nó có thể là một công việc ‘có tính dung hợp tích hợp'”.

Trung Quốc đã thành lập đội ngũ “cảnh sát mạng” đầu tiên vào năm 2001, với khoảng 300.000 người vào thời điểm đó, và sau đó quy mô của đội ngũ đã không ngừng mở rộng.

Cái gọi là “cảnh sát mạng” ở Trung Quốc chủ yếu dùng để chỉ cảnh sát giám sát mạng của cơ quan công an, và nhân viên an ninh mạng của cơ quan an ninh quốc gia. Cảnh sát giám sát mạng thường sử dụng chiếm quyền điều khiển tên miền, lọc từ khóa, dò tìm mạng, chặn IP, pháp y dữ liệu điện tử và các công nghệ khác để lọc và lấy thông tin tình báo liên quan của chính phủ; kiểm tra và cấm, ngăn chặn, cắt đứt thông tin được chính phủ cho là nhạy cảm hoặc tiêu cực; sao lưu, thu thập các bằng chứng điện tử liên quan, v.v.

Không chỉ vậy, cơ quan an ninh quốc gia của Trung Quốc còn tiến hành giám sát thông tin tại nhiều diễn đàn thảo luận và nhóm tin tức trong và ngoài nước. Ngoài ra, Cục Công an cũng bắt đầu sử dụng QQ để cho phép cư dân mạng báo cáo các vụ việc trực tuyến.

Tạp chí New Epoch đã từng tiết lộ rằng “Vạn lý tường lửa” (Great Firewall) và “Chương trình Lá chắn vàng” (Golden Shield Project) được thành lập ở Trung Quốc từ lâu, và nó đã tiêu tốn rất nhiều chi phí, riêng “Chương trình Lá chắn vàng” đã tiêu tốn 6,4 tỷ NDT trong giai đoạn đầu.

Kể từ ngày 1/6/2015, cơ quan công an của 50 thành phố ở các tỉnh của Trung Quốc đã thống nhất dùng tài khoản “Cảnh sát mạng tuần tra chấp pháp” để tìm kiếm cái gọi là “thông tin vi phạm pháp luật và có hại” trên các nền tảng xã hội như Weibo, WeChat và Baidu Tieba. Đây là lần “xuất hiện” công khai đầu tiên của cảnh sát mạng Trung Quốc trong việc thực thi pháp luật.

Về vấn đề này, dân mạng từng chế giễu “Chặn mạng bên ngoài vẫn không thể khiến họ có cảm giác an toàn, làm thế này thì không biết họ sợ hãi đến mức độ nào?”; “Sắp tới bàn phím ở Trung Quốc sẽ bị loại bỏ các chữ (phiên âm pinyin) M (dân), ZH (chủ), Z (tự), Y (do).”

Trang tin Dongying News thậm chí còn đề cập trong một bài báo viết vào năm 2020, rằng ký hiệu trên bàn làm việc của cảnh sát mạng ở thành phố Đông Doanh, tỉnh Sơn Đông cho thấy họ chịu trách nhiệm giám sát Facebook và Twitter ở nước ngoài, cũng như Sina Weibo, Wechat, QQ ở Trung Quốc.

Ông Dư Năng Hải nói với CCTV rằng “Người ta dùng sức mạnh quốc gia để tấn công, chúng ta có nên đánh trả không?”, “Chúng ta chỉ có cách chuẩn bị sẵn giáo và khiên, thì mới có thể thực sự bảo vệ an ninh quốc gia của chúng ta.” Ý của ông Dư là 3 triệu nhân tài an ninh mạng này của Trung Quốc, chủ yếu được sử dụng để đối phó với cái gọi là “tấn công mạng” từ trong và ngoài nước.

Lê Tiểu Quỳ

Published by
Lê Tiểu Quỳ

Recent Posts

Chính phủ đề nghị điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia để làm đường sắt tốc độ cao

Chính phủ đề nghị Quốc hội điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất để đường…

35 phút ago

Người hỗ trợ pháp lý cho Hồng Đăng, Hồ Hoài Anh nói về vụ án ở Tây Ban Nha

Bà Trần Trà My cho biết toà án Palma de Mallorca (Tây Ban Nha) đã…

1 giờ ago

Quảng Bình xác định có 3 viên chức sử dụng chứng chỉ tiếng Anh giả

Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình phát hiện có 3 viên chức sử dụng chứng…

2 giờ ago

Bầu cử Mỹ 2024: Những vấn đề sáng rõ và ẩn số còn trong bóng tối

TS. Hà Thanh Liên đã có những nhận định mới trước thềm bầu cử Tổng…

3 giờ ago

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tuyên án vụ 7 thanh tra giao thông nhận hối lộ

Nhiều chủ xe khai bị các bị cáo là Thanh tra giao thông chặn đường…

4 giờ ago

Thủy triều lớn xuất hiện ở nhiều nơi tại Trung Quốc [VIDEO]

Ngày 21/10, nhiều tỉnh thành của Trung Quốc như Thiên Tân, Giang Tô, Phúc Kiến,…

4 giờ ago