Trung Quốc thông qua luật bảo mật thông tin cá nhân mới

Hôm thứ Sáu (20/8), Bắc Kinh đã thông qua một đạo luật về quyền riêng tư có ảnh hưởng sâu rộng nhằm ngăn chặn các doanh nghiệp thu thập dữ liệu cá nhân nhạy cảm khi đất nước phải đối mặt với sự gia tăng các vụ lừa đảo trực tuyến. Động thái này của Bắc Kinh được cho là nhắm vào những gã khổng lồ công nghệ vốn đã và đang tích cực thu thập dữ liệu cá nhân.

Theo những quy định mới được cơ quan lập pháp hàng đầu của Trung Quốc thông qua, các công ty sử dụng thông tin cá nhân sẽ được yêu cầu cắt giảm việc thu thập dữ liệu và phải có được sự chấp thuận của người dùng. 

Tuy nhiên, các cơ quan an ninh nhà nước Trung Quốc vẫn có thể duy trì quyền truy cập vào dữ liệu cá nhân. Bắc Kinh từ lâu đã bị cáo buộc về việc sử dụng công nghệ để đẩy mạnh cuộc đàn áp tại tỉnh Tân Cương và với nhiều đối tượng khác nhau.

Các quy định mới được cho là sẽ làm lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc thêm chao đảo. Trong những tháng gần đây, các công ty như gã khổng lồ dịch vụ Didi và Tencent đã lọt vào tầm ngắm của các nhà quản lý vì bị cho là lạm dụng dữ liệu cá nhân.

Cổ phiếu các công ty công nghệ Trung Quốc, gồm cả Alibaba và Tencent đã lao dốc sau thông báo sáng thứ Sáu.

 

Kendra Schefer, một đối tác của công ty tư vấn Trivium China có trụ sở tại Bắc Kinh, nói với Reuters rằng, “Luật về quyền riêng tư mới của Trung Quốc là một trong những biện pháp cứng rắn nhất thế giới. Với đạo luật này Trung Quốc thực sự không chỉ cân nhắc vấn đề trong ngắn hạn.” 

Thay vào đó, bà nói, họ có mục đích “thiết lập nền tảng cho nền kinh tế số cho 40 đến 50 năm tới.”

Bộ luật, sẽ có hiệu lực vào ngày 1/11, cũng quy định rằng dữ liệu cá nhân của các công dân Trung Quốc không được chuyển tới các nước có tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu thấp hơn của Trung Quốc, vốn có thể gây ra nhiều vấn đề cho các doanh nghiệp nước ngoài.

Các công ty không tuân thủ có thể đối mặt với tiền phạt lên tới 50 triệu nhân dân tệ (7,6 triệu đôla), hoặc 5% thu nhập hàng năm của họ. 

Mặc dù dường như đưa ra luật để bảo vệ quyền riêng tư của công dân, nhưng các thành phố trên khắp Trung Quốc đã lắp đặt dày đặc các máy giám sát, một số máy được trang bị để nhận dạng khuôn mặt, thu thập thông tin sinh trắc học hàng ngày. 

Tại khu vực Tân Cương, nơi sinh sống của hầu hết người thiểu số Duy Ngô Nhĩ, các nhóm nhân quyền cho biết cư dân bị buộc phải cài đặt phần mềm theo dõi trong điện thoại di động để cho phép cảnh sát truy cập vị trí, hình ảnh hoặc tin nhắn bằng văn bản của họ.

Ngân Hà

Xem thêm:

Ngân Hà

Published by
Ngân Hà

Recent Posts

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

3 giờ ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

4 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

5 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

7 giờ ago

Bộ TN&MT: Nhiều lô đất trúng đấu giá tại Hà Nội chưa được nộp tiền, có dấu hiệu bỏ cọc

Có 56/68 thửa đất tại Thanh Oai và 8/19 thửa đất tại Hoài Đức (Hà…

8 giờ ago

Tỷ giá tăng 3 tuần liên tiếp, NHNN bắt đầu hút tiền qua kênh tín phiếu

Trước áp lực tỷ giá USD/VND tăng liên tục 3 tuần gần đây, NHNN bắt…

9 giờ ago