Chính quyền Bắc Kinh vẫn không ngừng đàn áp tôn giáo, thậm chí còn kiểm tra và đóng cửa Giáo hội Ki tô giáo. Gần hai năm qua, vài chục ngôi chùa khắp nơi tại Đại lục bị niêm phong, cửa chính, cửa sổ đều bị che kín. Hiện tại tỉnh Sơn Đông có một pho “Tượng Quan Âm” bằng đá cẩm thạch thời Hán cũng khó tránh khỏi vận mệnh bị “phong bế” trong một bình hoa. Biểu ngữ “Dân chủ” được dán lên đó đầy tính châm biếm.
Theo Tạp chí Bitter Winter, tại quảng trường trong một khu dân cư thuộc khu Lan Sơn, thành phố Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông có một pho tượng Quan Âm được điêu khắc bằng đá cẩm thạch. Vào ngày mùng một và 15 hàng tháng có không ít khách hành hương tới dâng hương.
“Trong tiểu khu này không cho phép đặt Tượng Quan Âm, cúng bái thứ này là làm mê tín phong kiến.” Đây là tuyên bố của một quan chức địa phương ở Lan Sơn tới kiểm tra khu dân cư này hồi đầu tháng 6. Vị quan chức này còn tôn xưng Trung Quốc Đại lục là thiên hạ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), chỉ được tin theo ĐCSTQ, đồng thời đe dọa cán bộ khu dân cư này rằng nếu không tháo dỡ tượng Quan Âm thì sẽ bị cách chức.
Do xung quanh bức tượng Quan Âm đều là rừng cây, xe cẩu không thể vào tháo dỡ, nên khu dân cư tạm thời quyết định che phủ bức tượng Quan Âm này lại. Nhân viên công tác dùng bình hoa làm bằng sợi thuỷ tinh chia làm hai nửa, ốp kín tượng Quan Âm theo hai phía, “giấu” tượng Quan Âm vào trong bình hoa.
Bức tượng Phật nhỏ dưới đế cũng bị tháo dỡ, xung quanh được dán lên biểu ngữ về giá trị hạt nhân của Chủ nghĩa Xã hội. Hai chữ “Dân chủ” đầy tính châm biếm so với bức tượng Quan Âm “bị nhốt” trong bình hoa.
>>Quan chức ĐCSTQ lập “Miếu Mao Trạch Đông” để tự bảo vệ mình
Đảo Quan Âm tại tân khu Chương Hà, thành phố Kinh Môn, tỉnh Hồ Bắc là khu du lịch cấp 4A của quốc gia. Trên đảo có 33 pho tượng Quan Âm cũng khó tránh khỏi kiếp nạn trong cuộc vận động đàn áp tôn giáo của ĐCSTQ.
Theo tìm hiểu, đảo Quan Âm toạ lạc tại trung tâm hồ nước Chương Hà, bức tượng Quan Âm lớn nhất cao tới 18m. Xung quanh là 32 pho tượng Quan Âm nhỏ cao hơn 1m.
Ngày 14/4, quan chức tân khu Chương Hà đã cưỡng chế tháo dỡ tượng Quan Âm với lý do “Cự tuyệt thương mại hoá Phật Đạo”. Phải mất hơn nửa tháng và tiêu tốn 2 triệu Nhân dân tệ (tương đương hơn 6,5 tỷ VNĐ) để tháo dỡ công trình trên.
Về lý do quyền tháo dỡ tượng Bồ Tát, người dân hầu hết đều không tán đồng. Họ bàn tán rằng, cuộc vận động tháo dỡ tượng Phật là việc kiểm soát hình thái ý thức của ĐCSTQ. Khi tổ tuần tra trung ương tới các tỉnh phía Nam thị sát, có hỏi người dân rằng cuộc sống tốt đẹp lên thì nên cảm ơn ai. Người dân ngay lập tức trả lời rằng cảm ơn Bồ Tát, điều này khiến quan chức chính quyền vô cùng phẫn nộ.
Những lời dị nghị của người dân có lẽ không phải là điều vô căn cứ. “Cảm tạ Bồ Tát”, “Cảm tạ Phật Tổ”, “Cảm ơn Chúa” là cách biểu đạt quá đỗi thông thường với các tín đồ, nhưng ĐCSTQ lại không thể chấp nhận.
Vương Gia Lan, một tín đồ Ki tô ở tuổi thất thập tại huyện Ngu Thành, tỉnh Hà Nam khi nhận được tiền trợ cấp nghèo khó đã nói “Cảm ơn Chúa” thì bị chính phủ bắt nhốt. Quan chức chính phủ biện bạch rằng vị tín đồ này nói “Cảm ơn Chúa”, chứ không phải là cảm ơn Đảng, đây là một vấn đề nghiêm trọng về tư tưởng.
Vào trung tuần tháng 4, chùa Kỷ Sơn, một ngôi chùa cổ nghìn năm tuổi, thuộc thành phố Kinh Môn, tỉnh Hồ Bắc cũng bị cưỡng chế phải tháo dỡ một pho tượng Quan Âm. Theo những người tận mắt chứng kiến, vào ngày tháo dỡ tượng, hơn 100 quan chức cấp tỉnh, thành phố, cảnh sát vũ trang và cảnh sát đặc vụ ra lệnh giới nghiêm ngôi chùa này, bất kỳ ai cũng không được ra vào. Phải mất 4 ngày để tháo dỡ pho tượng Quan Âm cao 13m thành một đống gạch vụn.
Theo một nguồn thạo tin yêu cầu được giấu tên cho biết, tháo dỡ tượng Quan Âm là lệnh từ trung ương, nếu không chấp hành, quan chức địa phương sẽ bị cách chức.
Hồi tháng 5, tại khu nghĩa trang sinh thái Đại Hà thuộc huyện Thiết Lĩnh, thành phố Thiết Lĩnh, tỉnh Liêu Ninh, vì muốn đảm bảo bức tượng Quan Âm tránh bị cưỡng chế tháo dỡ, pho tượng đã bị cưỡng chế phải tiến hành “phẫu thuật thẩm mỹ”.
Cũng trong tháng đó, ĐCSTQ tiếp tục tháo dỡ rất nhiều pho tượng Phật lớn vô cùng có giá trị, gồm một pho tượng Phật Di Lặc ngồi toạ bằng đồng đáng giá hàng triệu Nhân dân tệ, ngoài ra còn có một pho tượng Quan Âm trang nghiêm cũng bị tháo dỡ thành 49 mảnh.
Hồi tháng 6, khoảng 500 pho tượng La Hán xung quanh chùa Báo Quốc, một ngôi chùa cổ, cũng trở thành vật hy sinh cho cuộc vận động xoá bỏ biểu tượng lộ thiên của Phật giáo.
Minh Tú
Xem thêm:
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…