Trước thềm Hội nghị Bắc Đới Hà: Tập Cận Bình muốn làm trong sạch ĐCSTQ?

Thời gian từ tháng 7 đến tháng 8 hàng năm là khoảng thời gian diễn ra Hội nghị Bắc Đới Hà của cao tầng đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) – một hội nghị được cho là sự ngầm đấu đá quyền lực, và có truyền thống các nguyên lão ĐCSTQ tham dự. Từ khi chiến tranh thương mại bùng nổ hồi năm ngoái, liên tục có tin đồn về đấu đá quyền lực trong nội bộ ĐCSTQ, năm ngoái trong thời gian Hội nghị Bắc Đới Hà, từng có tin đồn về chính biến được lan truyền. Hiện nay lại sắp đến thời điểm diễn ra hội nghị bí mật Bắc Đới Hà, cũng là thời điểm trước dịp kỷ niệm tròn 70 năm ĐCSTQ thành lập chính quyền. Hôm 1/7, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ đã đăng một bài viết về cuộc nói chuyện nội bộ của ông Tập Cận Bình, nhắc lại phong trào “Chỉnh phong Diên An” của ông Mao Trạch Đông, điều này được cho là một một bức màn đấu đá nội bộ kịch liệt có thể sẽ được vén lên.

(Ảnh: Getty Images)

Truyền thông ĐCSTQ đăng bài phát biểu của ông Tập Cận Bình, nhắc lại “Chỉnh phong Diên An”

Tạp chí “Cầu Thị” của ĐCSTQ hôm 7/1 xuất bản toàn văn bài phát biểu của ông Tập Cận Bình tại hội nghị về công tác giáo dục hôm 31/5 với chủ đề được gọi là “Không quên nguyện ban đầu, ghi nhớ kỹ sứ mệnh”. Trong đó, ông Tập Cận Bình có nói, hiện nay, hoàn cảnh bên ngoài phức tạp, rủi ro thách thức lớn, các nhân tố không ổn định, không chắc chắn gia tăng rõ rệt.

Ông Tập Cận Bình cho biết, các vấn đề nổi cộm trong nội bộ đảng vẫn chưa được giải quyết tận gốc, nói rằng “Từ phong trào ‘Chỉnh phong Diên An’ đến nay, nhiều lần triển khai các hoạt động giáo dục mang tính tập trung đều là lấy giáo dục tư tưởng làm đầu”. 

Cái gọi là “Chỉnh phong Diên An” là phong trào chính trị do cố lãnh đạo ĐCSTQ Mao Trạch Đông phát động vào tháng 2/1942 tại căn cứ Diên An (khu vực vùng biên Thiểm Tây, Cam Túc, Ninh Hạ), quá trình này yêu cầu thành viên các cơ quan phải thành lập nhóm học tập nhỏ để học tập các văn kiện do Trung ương chỉ định, trong đó các tác phẩm của Mao Trạch Đông chiếm đa số. 

Hãng thông tấn Trung ương Đài loan (CNA) nói, trong quá trình chỉnh phong này, các đảng viên và cán bộ cần phải kiểm thảo bản thân, nói ra một cách thành thật về tất cả bối cảnh, hành vi, thậm chí cả suy nghĩ sâu trong nội tâm của cá nhân, không được giữ lại điều gì, sau đó là phê bình lẫn nhau cùng chỉnh sửa cho nhau. Đến thời kỳ cuối, phong trào này còn phối hợp các phong trào như “phản tả”, bắt “nội gian”, v.v. cũng như tăng cường hơn nữa yêu cầu các đảng viên cán bộ thẩm tra và tự kiểm thảo nghiêm khắc, để tra rõ ra nhiều “đặc vụ”. 

Tài liệu cho thấy, phong trào chỉnh phong do Mao Trạch Đông phát động kéo dài trong 3 năm đã khiến cho hơn 10.000 người tử vong. 

Đài Phát thanh quốc tế Pháp (RFI) chỉ ra, mục đích phòng trào chỉnh phong của ông Mao Trạch Đông là để củng cố và xác lập địa vị lãnh đạo của Mao. 

Ông Ngũ Phàm, chuyên gia về vấn đề Trung Quốc, chủ biên tờ “Sự vụ Trung Quốc” chia sẻ với truyền thông ngoài Trung Quốc rằng, “Chỉnh phong Diên An” chính là phe Mao Trạch Đông triệt để lật đổ phe Vương Minh du học từ Nga về, thực tế chính là đấu đá quyền lực.

Ngoài ra, theo Apple Daily tại Hồng Kông đưa tin, gần đây chính quyền ông Tập Cận Bình muốn làm phong trào chỉnh phong với chủ đề “Không quên nguyện ban đầu, ghi nhớ kỹ sứ mệnh” bao trùm các tầng lớp trên toàn quốc. Bản tin cho rằng mục tiêu của phong trào này tương đối ảo tưởng.

Vai trò của Vương Hỗ Ninh

Phong trào chỉnh phong mới này của ĐCSTQ là do Vương Hỗ Ninh – Thường ủy Bộ Chính trị, người quản lý về hình thái ý thức và tuyên truyền dẫn dắt tiến hành. Cuối tháng 5 năm nay, ông Vương Hỗ Ninh kiêm nhiệm chức Tổ trưởng Tiểu tổ Công tác giáo dục chuyên đề “Không quên nguyện ban đầu, ghi nhớ kỹ sứ mệnh”, quản lý chỉnh đốn tư tưởng trong toàn đảng.

Ông Vương Hỗ Ninh được mệnh danh là “quốc sư 3 triều đại”, mới đầu được ông Giang Trạch Dân cất nhắc, đã đưa ra thuyết “Ba đại diện”, về sau chuyển sang trung thành với ông Hồ Cẩm Đào, rồi Tập Cận Bình, tuy nhiên giới quan sát phần lớn đều chỉ ra ông Vương Hỗ Ninh về cơ bản là người thuộc phe cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân, hiện được cài cắm vào bên cạnh ông Tập Cận Bình. 

Hội nghị Bắc Đới Hà từ lâu được coi là một hội nghị bí mật về đấu đá quyền lực hoặc đàm phán chính trị giữa các đại lão mới và cũ trong cao tầng của ĐCSTQ. Mấy năm qua, có nhiều tin nói ông Tập Cận Bình đã tập trung quyền lực thành công, việc người nghỉ hưu can thiệp chính trị đã không còn, tuy nhiên tất cả những những điều này đều thay đổi từ khi bùng nổ chiến tranh thương mại. Nhiều dấu hiệu cho thấy, các phe phái khác nhau hiện nay trong cao tầng của ĐCSTQ vẫn đang tiếp tục đấu đá.

Kể từ Đại hội 19 ĐCSTQ, sau khi ông Vương Hỗ Ninh nắm quyền quản lý về tuyên truyền và hình thái ý thức, cũng là lúc ông ta đã đuổi kịp chiến tranh thương mại, và vẫn luôn mượn chiến tranh thương mại để khuấy động mọi việc. Trong thời điểm Hội nghị Bắc Đới Hà hồi tháng 7, 8 năm ngoái, trong thể chế ĐCSTQ đã có tiếng nói phê bình ông Vương Hỗ Ninh thúc đẩy đường lối cứng rắn về tuyên truyền, khiến cho Mỹ phải phản kích.  

Năm ngoái, trước khi chiến tranh thương mại bùng nổ, từng có truyền thông Đài Loan đăng bài xã luận, trích dẫn lời của nhân sĩ trong nội bộ ĐCSTQ nói rằng, những người thuộc phe thực dụng như Vương Kỳ Sơn, Lưu Hạc, Uông Dương biết rõ rằng quốc lực kiệt quệ, không chịu nổi một trận chiến. Tuy nhiên, “thành viên chủ chốt không rành thực tế của ĐCSTQ” và “người thuộc phe bảo thủ với dụng tâm hiểm ác” lại cực lực cổ súy tình cảm chủ nghĩa dân tộc, cổ súy khai chiến với Mỹ. 

Tháng 7/2018, thời điểm diễn ra Hội nghị Bắc Đới Hà như thông lệ hàng năm, các loại tin đồn từ Bắc Kinh xuất hiện vô cùng lạ thường. Tin đồn nói nguyên lão ĐCSTQ đập bàn gây gổ với ông Tập Cận Bình; ông Vương Hỗ Ninh vì gánh trách nhiệm chiến tranh thương mại nên bị ép phải rút lui, v.v.

Thời điểm đó Reuters dẫn nguồn tin cho biết,  chiến tranh thương mại Mỹ – Trung thực sự khiến cho nội bộ ĐCSTQ chia rẽ, trong đó có ông Vương Hỗ Ninh bị rơi vào phiền phức. Ông Vương Hỗ Ninh bị phê bình là sử dụng “chủ nghĩa dân tộc một cách quá độ” để dẫn hướng sai ông Tập Cận Bình từ đó khiến Mỹ tức giận, và làm cho lập trường của Mỹ trở nên cứng rắn hơn. 

Tuy nhiên, ông Vương Hỗ Ninh dường như được ông Tập Cận Bình bao che; đến cuối tháng 8, ông Tập Cận Bình lần đầu tiên lên tiếng rằng việc triển khai các quyết sách về công tác tuyên truyền tư tưởng là “hoàn toàn chính xác”, quan chức làm công việc về tuyên truyền là “hoàn toàn đáng tin tưởng”. Điều này dường như cũng ứng với tin đồn về đấu đá quyền lực trong nội bộ đảng đã nói ở trên. 

Sau đó, nội bộ ĐCSTQ tiếp tục bị chiến tranh thương mại làm cho hỗn loạn hơn, trong một bản tin hồi cuối năm ngoái, Đài BBC từng trích dẫn lời của Tiến sĩ William Overholt (công tác tại Học viện Chính phủ Kennedy thuộc Trường Đại học Harvard) rằng, một quan chức cấp cao của ĐCSTQ thăm Đại học Harvard đã nói với ông, nội bộ Bắc Kinh đã rơi vào cuộc tranh đoạt lợi ích và đấu đá quyền lực một mất một còn.

Từ đầu năm đến nay, xoay quanh cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ, “loa tuyên truyền” của ĐCSTQ lại xuất hiện điều dị thường. Một bên là tiếng nói chống Mỹ, phê bình “phe đầu hàng”, nhưng đồng thời cũng xuất hiện tiếng nói bất đồng “coi trọng lợi ích của nhân dân”, “cảnh giác với chủ nghĩa dân tộc cực đoan”, “đẩy nhanh cải cách mở cửa”. Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc cũng phát lại phim tài liệu lịch sử chống Mỹ viện trợ Triều Tiên có tên “Thượng Cam Lĩnh”, rồi lại phát bộ phim “Chuyện tình bên sông Hoàng Hà” nói về tình yêu Trung – Mỹ trong thời kỳ liên hợp chống Nhật. 

Cách đây không lâu, chính quyền yêu cầu quan chức các cấp học tập các tác phẩm của Mao để ứng phó với đàm phán thương mại Mỹ – Trung. Thông tin từ Bắc Kinh chỉ ra, đây là chủ ý mà ông Vương Hỗ Ninh bày cho ông Tập Cận Bình. Nhà phân tích cho rằng, ông Vương Hỗ Ninh đã liên tiếp đưa ra những khẩu hiệu và chính sách cũ kỹ theo kiểu Cách mạng Văn hóa để đối phó với chiến tranh thương mại. Còn những người quen thuộc với chính trị và kinh tế Mỹ như ông Vương Kỳ Sơn, Lý Khắc Cường thì lại nó không nên lời. 

Hiện nay truyền thông của ĐCSTQ được ông Vương Hỗ Ninh kiểm soát lại mượn lời của ông Tập Cận Bình nhắc lại “Chỉnh phong Diên An”, khiến cho giới quan sát càng tin rằng một vòng đấu đá quyền lực đã bắt đầu.

Nội bộ không đồng lòng, Tập Cận Bình cảnh báo sớm “nguy hiểm khắp nơi”

Năm nay là năm được dân gian gọi là năm “phùng cửu tất loạn”, ngoài xung kích của chiến tranh thương mại khiến kinh tế Trung Quốc đi xuống, đầu tư nước ngoài rút lui, thất nghiệp gia tăng, vật giá tăng mạnh, ảnh hưởng đến đời sống của người dân, thì sự oán hận của người dân cũng như núi lửa đang chờ phun trào. 

Trong lúc rắc rối cả trong lẫn ngoài đang bủa vây, hôm 24/6, ông Tập Cận Bình đã nói thẳng tại Hội nghị học tập chính trị rằng, nguy hiểm “lay động đến gốc rễ của đảng” nơi đâu cũng có. 

Bài viết của bình luận viên Trịnh Trung Nguyên trên tờ Vision Times chỉ ra, tranh đấu chính trị trong nội bộ ĐCSTQ xưa nay vẫn luôn là ‘một mất một còn’, từ trước khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền cho đến hiện nay, vẫn luôn đối diện với uy hiếp từ kẻ địch chính trị. Ngày 24/6, trong hội nghị Bộ Chính trị, ông Tập nói đến nguy hiểm lay động gốc rễ của đảng “nơi đâu cũng có”, chính là nói về nguy hiểm của đảng, thực ra cũng chính là nguy hiểm của bản thân ông Tập Cận Bình. 

Bài viết nói, chỉ riêng Thường ủy Bộ Chính trị chủ quản về ý thức hình thái và tuyên truyền Vương Hỗ Ninh bên cạnh ông Tập Cận Bình, chính là một nhân vật nguy hiểm. Hiện nay, ông Tập Cận Bình cố chấp bảo vệ đảng, có lẽ vẫn mơ hồ chưa ý thức được mình đang bị Vương kiểm soát. Còn ông Vương Hỗ Ninh, sau khi có được quyền thế đã ngầm sắp đặt mọi thứ để đưa ông Tập vào bẫy.

Bài viết cho rằng, tạp chí của ĐCSTQ xuất bản bài viết cũ của Tập Cận Bình, nhắc lại việc Mao Trạch Đông phát động “Chỉnh phong Diên An” kéo dài liên tiếp 3 năm từ năm 1942, ý là nói ông Tập đang muốn làm trong sạch đảng, củng cố địa vị đứng đầu ĐCSTQ. Điều này cũng cho thấy, thực ra ông Tập hoàn toàn không có lòng tin đối với quan trường mà ông đã phát động chiến dịch chống tham nhũng trong nhiều năm, đặc biệt là trong tình hình nội bộ đảng có sự chia rẽ, không đồng lòng, thậm chí là trong tâm ông còn có sự sợ hãi. 

Ngày 17/6, tờ Apple Daily đăng một bài bình luận dẫn nguồn tin nói, một nhóm cán bộ cấp cao đang chống ông Tập Cận Bình một cách tiêu cực, đợi đến khi ông Tập phạm sai lầm “có thể lật đổ”, thì họ sẽ liên thủ phản công. 

Trí Đạt

Xem thêm:

Trí Đạt

Published by
Trí Đạt

Recent Posts

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

57 phút ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

1 giờ ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

1 giờ ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

2 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

3 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

3 giờ ago