Hôm thứ Bảy (1/7), trong lễ tuyên thệ nhậm chức của tân Trưởng đặc khu, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố Hồng Kông đang có quyền tự do hơn bất kỳ thời điểm nào trước đây đồng thời cảnh báo “lằn ranh đỏ” trước các thách thức tới quyền lực của Bắc Kinh tại đây.
Phát biểu trên của Chủ tịch Tập được tường thuật trên truyền hình và diễn ra trong bối cảnh người biểu tình của hai phe thân và chống Bắc Kinh đụng độ nhau ở ngay gần địa điểm diễn ra lễ nhậm chức của bà Lâm.
Bà Lâm và nội các đặc khu Hồng Kông tuyên thệ nhậm chức trước Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Cũng như những người tiền nhiệm trước, Tân đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga được một ủy ban thân Bắc Kinh Lựa chọn ra, người Hồng Kông không được bầu người lãnh đạo đặc khu theo phổ thông đầu phiếu. Do đó, các nhà phê bình chỉ trích rằng các Trưởng đặc khu chỉ là những “con rối” do chính quyền Trung Quốc đại lục điều khiển. Người dân Hồng Kông ngày càng bất mãn và tức giận trước sự chi phối chặt chẽ từ Bắc Kinh đối với quyền từ do, dân chủ của họ.
Lễ tuyên thệ của bà Lâm trước sự chứng kiến của ông Tập Cận Bình càng khiến cho các nhà hoạt động dân chủ thất vọng, những người đã nỗ lực kêu gọi bầu cử lãnh đạo tự do trong suốt cuộc mít-tinh của Phong trào Ô dù 2014 nhưng không giành được sự nhượng bộ của chính quyền đại lục.
Trong bài phát biểu nêu trên, ông Tập nói rằng bất cứ đe doạ nào đối với chủ quyền và an ninh của Trung Quốc hoặc với quyền lực của chính quyền trung ương “vượt qua lằn ranh đỏ là tuyệt đối không thể chấp nhận“.
“Bất kỳ nỗ lực nào nhằm gây nguy hại cho chủ quyền và an ninh của Trung Quốc, thách thức quyền lực của chính quyền trung ương, hoặc sử dụng Hồng Kông để thực hiện các hoạt động thâm nhập và phá hoại đại lục là một hành động vượt qua lằn ranh đỏ và hoàn toàn không thể được cho phép,” ông Tập nói.
Ông Tập cũng thừa nhận rằng việc thực hiện mô hình “một quốc gia, hai chế độ” đang đối mặt với những thách thức và Hồng Kông vẫn chưa tạo dựng được sự đồng thuận về điều mà ông gọi là “một số vấn đề chính trị và pháp lý quan trọng.”
Lời cảnh báo này được ông Tập đưa ra sau sự nổi lên của các nhà hoạt động trẻ tuổi kêu gọi quyền tự quyết định hoặc thậm chí là độc lập hoàn toàn cho Hồng Kông, điều mà khiến chính quyền Bắc Kinh rất phẫn nộ.
Người đứng đầu chính quyền đại lục kêu gọi Hồng Kông cải tiến các hệ thống chính quyền nhằm duy trì chủ quyền Trung Quốc và “tăng cường” giáo dục để thúc đẩy văn hoá và lịch sử Trung Quốc.
Ông Tập cũng quả quyết rằng Hồng Kông đang có “quyền dân chủ rộng rãi hơn và tự do hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong lịch sử hòn đảo này” và cam kết sẽ duy trì nguyên trạng vị thế bán tự trị cho đặc khu này.
Tuy nhiên, khác với cam kết của Chủ tịch Tập, hôm thứ Sáu (30/6), Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phát đi tuyên bố rằng văn kiện được ký giữa Trung Quốc và nước Anh ở thời điểm bàn giao Hồng Kông từ 20 năm trước “không còn phù hợp nữa”.
Chỉ mới trải qua 20 năm trở về với Trung Quốc, tương lai của người Hồng Kông đã rất bất định trước những động thái đẩy mạnh can thiệp vào đặc khu của chính quyền trung ương Trung Quốc.
Yên Sơn
Xem thêm:
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…