“Từ khóa” trong đợt thanh trừng mới của ông Tập

Kể từ khi phe ông Tập Cận Bình phát động cuộc thanh trừng hệ thống chính trị và luật pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) năm 2020, nhiều quan chức cấp cao lần lượt bị cách chức.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: 360b / Shutterstock)

Gần đây, sau khi xử lý ông Tôn Lực Quân, cựu Thứ trưởng Bộ Công an và ông Phó Chính Hoa, cựu Bộ trưởng Bộ Tư pháp, một số bình luận và phân tích cho rằng từ khóa của chính quyền Bắc Kinh trong việc thanh trừng hệ thống chính trị và pháp luật là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20. Có thể trong năm tới, nhiều quan chức cấp cao hơn sẽ “ngã ngựa” trước Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ.

Việc chính quyền Bắc Kinh xử lý ông Tôn Lực Quân và Phó Chính Hoa thu hút sự chú ý

Ngày 30/9/2021, giới chức Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ tuyên bố “khai trừ kép” đối với ông Tôn Lực Quân (tức khai trừ khỏi Đảng và chức vụ hành chính). Đồng thời chấm dứt tư cách đại biểu tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 19 của ông này.

Ngày 2/10, trang web của Ủy ban Giám sát Nhà nước, thuộc Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương thông báo, ông Phó Chính Hoa, Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội và Pháp luật, trực thuộc Ủy ban Hội nghị Hiệp thương Chính trị Toàn quốc, bị tình nghi vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Hiện ông Phó đang bị Ủy ban Giám sát Nhà nước thuộc Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương điều tra.

Ngày 19/4/2020, ông Tôn Lực Quân bất ngờ bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương bãi nhiệm, trở thành vị thứ trưởng thứ 3 của Bộ Công an bị cách chức, kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 của ĐCSTQ và vị thứ trưởng thứ 2 bị cách chức kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 19.

Chỉ 2 ngày sau, ngày 21/4/2020, truyền thông Đại Lục đưa tin, gần đây Bộ trưởng Bộ Tư pháp Phó Chính Hoa, đã lặng lẽ từ chức Phó Bí thư Đảng đoàn Lãnh đạo Bộ Tư pháp.

Liên quan đến ông Tôn Lực Quân, trong báo cáo của giới chức hiếm khi xuất hiện những lời chỉ trích như: “Dã tâm chính trị quá bành trướng, phẩm chất chính trị cực kỳ tồi tệ, quan điểm cực kỳ lệch lạc về quyền lực và thành tựu chính trị”, “kéo bè kéo cánh kiểm soát các bộ phận chủ chốt”, “sở hữu cá nhân và phát hành cá nhân một lượng lớn các tài liệu bí mật” v.v., không chỉ “đối đầu với việc thẩm tra của tổ chức”, mà còn sử dụng “các phương pháp điều tra của công an” để điều tra trung ương.

Mặc dù báo cáo về ông Phó Chính Hoa, không nêu chi tiết về những vi phạm pháp luật nghiêm trọng, nhưng Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đã đưa tin, thông lệ nhất quán của chính quyền Bắc Kinh là trước tiên công bố thông tin giản lược về quan chức của ĐCSTQ sẽ bị cách chức, sau đó mới chính thức tiếp tục công bố tội danh.

Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ đã trở thành từ khóa cho đợt thanh trừng mới

Hãng tin BBC của Anh đưa tin, việc chính quyền Bắc Kinh do ông Tập Cận Bình đứng đầu thanh trừng hệ thống chính trị và luật pháp của ĐCSTQ liên quan đến “Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20” của ĐCSTQ năm 2022. Có lẽ nhiều quan chức cấp cao hơn sẽ bị sa thải trước thời điểm này.

Ông Trần Đạo Ngân, học giả chính trị độc lập, cho rằng thuật ngữ “bội bạc” đã không xuất hiện trong các bản tin của giới chức ĐCSTQ trước đây. Nghĩa là hành vi của ông Tôn Lực Quân hẳn là rất nghiêm trọng. Trên thực tế điều này có nghĩa là “phản bội”.

Học giả độc lập Đặng Duật Văn cũng giải thích: “Nghĩa là, những gì ông Tôn Lực Quân phạm phải là vấn đề chính trị, không chỉ là sự hủ bại, hay sử dụng quyền lực để trục lợi một cách đơn thuần.” Theo ngôn ngữ của ĐCSTQ, điều này có nghĩa là ông Tôn đã chọn nhầm bên về phương diện chính trị.

Sau khi Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ công bố khai trừ kép với ông Tôn Lực Quân, Bộ Công an đã triệu tập cuộc họp (mở rộng) của Ban cán sự đảng Bộ Công an, nhằm nhấn mạnh “kiên quyết và triệt để loại bỏ ảnh hưởng gieo rắc sự độc hại của Tôn Lực Quân.”

Sau khi ông Phó Chính Hoa bị giới chức thông báo điều tra, Bộ Tư pháp ĐCSTQ và Sở Công an Bắc Kinh cũng đưa ra tuyên bố muốn loại bỏ những ảnh hưởng gieo rắc sự độc hại của ông Phó Chính Hoa.

Ông Trần Đạo Ngân, một học giả chính trị độc lập, tin rằng thuật ngữ “gieo rắc sự độc hại” mà giới chức ĐCSTQ sử dụng có ý nghĩa rất sâu sắc. “Hệ thống chính trị, luật pháp và quân đội có một điểm chung, đó là họ đặc biệt coi trọng tình hữu nghị được hun đúc trong khi chiến đấu.”

Ông Đặng Duật Văn tin rằng “gieo rắc sự độc hại” đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc. Ngày nay, “xóa bỏ việc gieo rắc sự độc hại” đã trở thành một hình thức chính thức mà ĐCSTQ phải thực hiện.

Theo báo cáo, cả ông Đặng Duật Văn và ông Trần Đạo Ngân đều tin rằng việc chấn chỉnh hệ thống chính trị và luật pháp của chính quyền Bắc Kinh do ông Tập Cận Bình đứng đầu, có liên quan đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ.

Theo hai ông, trước Đại hội toàn quốc lần thứ 20, sẽ có nhiều quan chức cấp cao tại địa phương và các quan chức cấp trung ương sẽ bị cách chức. Bởi ông Tập Cận Bình cần đảm bảo sự an toàn tuyệt đối.

Địch Nguyên Đức / Vision Times

Địch Nguyên Đức

Published by
Địch Nguyên Đức

Recent Posts

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

5 phút ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

11 phút ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

22 phút ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

26 phút ago

Bộ Tư pháp Mỹ: Google cần bán Chrome để chấm dứt độc quyền tìm kiếm trực tuyến

Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…

26 phút ago

Đội hình Phalanx huyền thoại chinh phục khắp thế giới

Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.

36 phút ago