Vụ cựu binh Trung Quốc kháng nghị: 3 người tử vong, hàng trăm người bị thương

Nhiều ngày qua, hàng ngàn cựu chiến binh xuất ngũ đã đến thành phố Trấn Giang, tỉnh Giang Tô để đòi quyền lợi, họ đã bị chính quyền trấn áp và xảy ra đổ máu, theo thông tin lan truyền trên mạng internet, có khoảng hơn 500 người bị thương, 15 người bị đánh đến hôn mê, 3 người tử vong. Ngày 26, cuộc kháng nghị của các cựu chiến binh tại Trấn Giang đã là ngày thứ 8, có người nói, dưới sự trấn áp mạnh mẽ của chính quyền, hiện trường bị giải tán, thông tin liên quan cũng bị phong tỏa.

Nhiều cựu binh đã bị đánh vỡ đầu chảy máu (Ảnh cắt từ video)

Đến ngày 26/6, hàng ngàn cựu chiến binh xuất ngũ ở thành phố Trấn Giang, tỉnh Giang Tô đòi quyền lợi đã kéo sang ngày thứ 8. Trong cùng ngày, Đài Á châu Tự do đưa tin, sau khi chính quyền mạnh tay trấn áp ngay từ đầu, các cựu chiến binh các nơi đến Trấn Giang, vừa đến nơi liền bị bắt đưa đi.

Trong đó có một cựu binh họ Trương đến từ Liêu Ninh nói, ông trở về nhà từ Trấn Giang, ở đó chính quyền địa phương trấn áp bằng vũ lực, hiện trường tập trung nhiều cựu chiến binh đã bị giải tán sạch.

Ông nói, “cựu chiến binh không có con đường nào khác, chỉ có thể khuất phục dưới vũ lực, họ đã giải tán trở về, hiện tại đã không còn ai, người của chính quyền vẫn còn ở đó, chỉ là cựu chiến binh không còn ở hiện trường nữa. Sự việc không được giải quyết, tôi cũng đã bị đánh bị thương, cuối cùng không có cách nào đành để đánh bị thương.”

Thông tin từ nhóm cựu binh trên Wechat cho thấy, ngoài chính quyền thành phố Trấn Giang và người của bệnh viện, còn có lượng lớn cảnh sát đang canh giữ.

Bà Đổng Khuê Hồng, người từng giúp đỡ các cựu chiến binh đòi quyền lợi nói, tại trụ sở chính quyền thành phố Trấn Giang, hiện tại cảnh sát đang túc trực ở đó, họ nói không ai được phép dừng lại quá lâu ở đó, có người muốn chụp ảnh cũng không được phép. Đến Bệnh viện số 1 thành phố Trấn Giang, cũng nhìn không thấy các cựu binh bị thương đâu, nghe nói, thông tin các cựu binh bị trọng thương đã bị phong tỏa, người nhà cũng không thể gặp được, cảnh sát Trấn Giang đang canh giữ họ.

Bà cho biết, ngày 24, bà đến bệnh viện thăm bạn là quân nhân bị thương, thì bị cảnh sát ở đó ngăn chặn, mấy ngày đó, chính quyền cũng đã tiến hành phong tỏa, chính quyền kiểm soát rất chặt các thông tin về cựu binh và người nhà của họ, hiện tại bà không cách nào liên lạc với các cựu binh được nữa.

Đài Á châu Tự do đã liên hệ với nhiều cựu binh, họ đều cho biết không tiện nói chuyện qua điện thoại, trong đó có một vị nói trả lời phỏng vấn qua điện thoại sẽ khiến ông gặp nguy hiểm.

Nhân sĩ nhân quyền Trương Kiến Bình tại thành phố Thường Châu, tỉnh Giang Tô nói, Trấn Giang là nơi xảy ra tai nạn nghiêm trọng đối với việc cựu binh đòi quyền lợi, chính quyền Trấn Giang thường xuyên cấu kết với xã hội đen, trong lần này các cựu binh thỉnh nguyện đòi quyền lợi đã bị họ ra tay nặng, nên mới khiến cho các cựu binh khác phẫn nộ.

Trương Kiến Bình cho biết, tình hình trước mắt ở Trấn Giang rất nghiêm trọng, 29 năm trước, cách xử lý của chính quyền trước khi xảy ra sự kiện “Lục tứ” cũng có chỗ tương tự như hiện nay, có người bắt đầu phao các loại tin đồn thất thiệt, hãm hại các cựu binh đòi quyền lợi và người dân ủng hộ cựu binh, nhằm tạo cái cớ để chính quyền đàn áp và dọn sạch hiện trường.

Một người dân tại Trấn Giang chia sẻ với Đài phát thanh SOH: “Cảnh sát Trấn Giang đã nổ súng ! Nghe nói có 3 người bị đánh chết.”

Ngày 25, theo thông tin trên nhóm Wechat của các cựu binh, các nơi tiến hành vây quét nhắm vào các cựu binh, hàng mấy chục cựu binh tỉnh An Huy bị vây trong khách sạn Duyệt Giang ở Trấn Giang đã xảy ra xung đột với cảnh sát và có đổ máu, hiện trường có rất nhiều máu trông vô cùng đáng sợ.

Nguồn tin cho biết, 3 giờ sáng ngày 23/6, chính quyền Trấn Giang bắt đầu trấn áp đẫm máu đối với cựu binh tại Trấn Giang, khiến 3 người tử vong. Trong đó có một người quê ở tỉnh Hà Bắc, ngoài ra có 15 người bị đánh đến hôn mê, đang được chữa trị trong bệnh viện. Còn có rất nhiều người bị đánh bị thương đang được phân tán đến các bệnh viện để điều trị, tuy nhiên họ cũng bị cảnh sát canh giữ nghiêm ngặt.

Ngày 25, một cựu binh tham dự kháng nghị chia sẻ với RFA rằng, nhiều người bị đánh, số người trọng thương lên đến hơn 200 người, người bị thương nhẹ hơn 300 người, có người nhà của cựu binh cũng bị đánh. Từ đó mới dẫn đến các cựu binh trên toàn quốc bao gồm cả quân nhân xuất ngũ cũng đến Trấn Giang để lên tiếng ủng hộ chiến hữu.

Bên cạnh đó, có 5 – 6 nghìn cựu binh bị bắt giữ phi pháp và bị nhốt trong các trường học, “ở trong trường, họ phải viết ‘đơn cam kết’, phải nhận tội! Cựu binh nhiều nơi trên toàn quốc cũng đến đây, các ga tàu và bên tàu thủy đều có an ninh duy trì trật tự, đường cao tốc cũng bị phong tỏa!”

Ngày 24, trên mạng internet lan truyền thông tin quân đội đem theo vũ khí hạng nặng đến để chuẩn bị giải tán đám đông, xe tăng đã được đưa đến Trấn Giang, toàn bộ thành phố Trấn Giang đã được giới nghiêm, v.v. Trên mạng có thông tin cảnh báo, yêu cầu các cựu binh hãy mau tản ra, tuy nhiên cũng có tiếng nói ủng hộ kêu gọi nhiều cựu binh hơn nữa đến tập trung để lên tiếng ủng hộ.

Người dân địa phương chia sẻ với Đài phát thanh SOH, ngày 24, xe tăng quân dụng đã tiến vào Trấn Giang, “chính quyền muốn dẹp yên bạo loạn, có thể một phiên bản về sự kiện làng Ô Khảm ở Quảng Đông lại tái diễn, bởi vì xe tăng đã được đưa đến! Liệu có tái diễn mọt sự kiện Ô Khảm hay Lục tứ nữa hay không thì vẫn cần phải quan sát thêm”.

Trang tin tiếng Trung có tổng bộ tại Mỹ dẫn thông tin cho biết, cao tầng của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng, việc trấn áp cựu binh không thể giải quyết được vấn đề, do đó, Quân ủy đã phái Tổ trưởng tổ tuần thị phía đông đến đóng tại Trấn Giang để nắm bắt tình hình. Bản tin cho biết, do thời gian gần đây, ông Tập Cận Bình xuống phía nam thị sát, do đó sẽ đẩy nhanh tốc độ dẹp yên sự kiện cựu binh kháng nghị tại Trấn Giang, dự đoán người phụ trách tại Trấn Giang sẽ bị xử lý.

Nguyên nhân dẫn đến cựu binh kháng nghị trên quy mô lớn xuất phát từ việc ngày 19/6, hàng trăm cựu binh tại Trấn Giang đến trước cổng Ủy ban thành phố Trấn Giang biểu tình, yêu cầu được đãi ngộ công bằng. Tuy nhiên, họ lại bị một nhóm người không rõ danh tính xông vào ẩu đả, nhiều cựu binh bị thương, kẻ đánh người chạy vào trong tòa nhà của ủy ban thành phố trốn, từ đó dẫn đến các cựu binh xuất ngũ đến Trấn Giang lên tiếng ủng hộ chiến hữu liên tiếp trong nhiều ngày.

Tuyết Mai

Xem thêm:

Tuyết Mai

Published by
Tuyết Mai

Recent Posts

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

3 phút ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

1 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

3 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

3 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

4 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

4 giờ ago