Việc đăng cai tổ chức Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022 được chú ý là vì các vấn đề như nhân quyền khiến các nước phương Tây tẩy chay, v.v. Tuy nhiên theo tôi thấy, việc đăng cai kỳ Thế vận hội Mùa đông năm nay đối với Trung Quốc mà nói thì lại có nhiều ý nghĩa tượng trưng. Nhất là so sánh với bối cảnh Thế vận hội Mùa hè Bắc Kinh năm 2008, tính tượng trưng Thế vận hội Mùa đông năm nay lại càng đáng để suy nghĩ sâu thêm. Trong đó có ít nhất 3 vấn đề:
Đầu tiên, Thế vận hội Mùa hè Bắc Kinh năm 2008, có thể nói là đại biểu cho sự trỗi dậy của Trung Quốc. Trước và sau thời điểm đó, cũng là thời điểm mà thuyết về “mô hình Trung Quốc” xôn xao trong cộng đồng quốc tế. Toàn bộ cộng đồng phương Tây tràn đầy sự tưởng tượng và ảo tưởng đối với Trung Quốc, điều này thể hiện ở sự nhiệt tình đối với Thế vận hội, mọi người có lẽ còn nhớ bầu không khí các nước cùng tề tựu đến Trung Quốc khi ông Hồ Cẩm Đào dẫn các lãnh đạo phương Tây (bên cạnh chính là vợ chồng cựu Tổng thống Mỹ Bush) đi vào đại sảnh Đại lễ đường. Thời điểm đó cũng có tẩy chay Thế vận hội, nhưng hoàn toàn là đến từ tổ chức dân sự.
Đến kỳ Thế vận hội năm 2022, các nước tẩy chay ngoại giao, chỉ có 20 nhân vật cấp lãnh đạo như tổng thống, thủ tướng, hoàng gia, v.v, tham dự lễ khai mạc Thế vận hội. Vây quanh ông Tập Cận Bình phần lớn là lãnh đạo các nước châu Á, châu Phi, Mỹ La tinh. Còn Tổng thống Nga Putin sau khi đến Bắc Kinh ký kết thỏa thuận lợi ích khổng lồ, bèn rời đi ngay cả tiệc tối cũng không tham gia.
Từ năm 2008 đến năm 2022, chúng ta nhìn thấy chính là một Trung Quốc dần dần đối lập với các nước phương Tây, trở lại địa vị lãnh đạo thế giới thứ 3. Nói cách khác, thời đại ngoại giao của một nước lớn kết thúc, Trung Quốc tứ bề thọ địch.
Thứ hai, chủ đề Thế vận hội, xưa nay đều là vũ khí sắc bén mà chính quyền Trung Quốc dùng để khơi gợi chủ nghĩa dân tộc cuồng nhiệt trong người dân, Thế vận hội Bắc Kinh năm 2008, bao gồm cả việc rước đuốc bị tẩy chay, đều bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lợi dụng một cách có hiệu quả để khơi dậy sự nhiệt tình của chủ nghĩa dân tộc trong toàn dân. Nhất là thế hệ thanh niên thời điểm đó (những người sinh sau năm 1980), đã tích cực đăng ký làm tình nguyện viên Thế vận hội, kiểu nhiệt tình đó phải nói là có thật, và tràn đầy sự hãnh diện từ trong tâm.
Đến Thế vận hội năm 2022, rất rõ ràng, sự nhiệt tình của người dân đã giảm. Trên mạng internet Trung Quốc, mặc dù cũng có không ít những ngôn luận chủ nghĩa dân tộc cuồng nhiệt, nhưng đồng thời cũng có không ít những ngôn luận liên quan đến “bà mẹ 8 con bị xích cổ” ở Từ Châu, tỉnh Giang Tô, và nhiều hơn nữa đó là sự lạnh nhạt và im lặng.
Đây là sự thay đổi lớn nhất khi so sánh Thế vận hội năm 2022 với Thế vận hội năm 2008, cũng là sự thay đổi có ý vị sâu xa: Người dân đối với quốc gia của mình có lẽ có sự kiêu hãnh và sự tự tin, nhưng đã không còn chắc chắn và kiên định như năm 2008. Sự thay đổi tâm tình của tập thể xã hội thế này là điều rất đáng chú ý.
Cuối cùng, thời điểm Thế vận hội năm 2008, vì để cho thế giới thấy rõ bản thân đang tiến bộ, ĐCSTQ còn đặc biệt thiết lập một “khu biểu tình”. Đó đương nhiên là trò lừa bịp, là chính quyền làm bộ làm tịch. Bởi vì có người đăng ký biểu tình, nhưng đã bị từ chối.
Còn Thế vận hội năm 2022, chúng ta nhìn thấy ĐCSTQ ngay cả giả vờ cũng không thèm, “khu biểu tình” không có nữa, điều quan trọng hơn là ngay cả người cố gắng kháng nghị, biểu tình cũng không có nữa. Có phải là vì không có người bất mãn nữa chăng? Đương nhiên là không phải. Điều này chỉ có thể nói rõ, từ năm 2008 đến năm 2022, ĐCSTQ đã không cách nào, cũng không có ý trang điểm thành một quốc gia đang cố gắng hướng đến dân chủ và cởi mở. Từ giả vờ cho đến không còn giả vờ, thay đổi như thế này kỳ thực cũng mang nhiều ý nghĩa.
Bởi vì lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông năm 2022 lần này không long trọng như năm 2008 nên tờ “Tuần báo Tin tức Trung Quốc” đã đặc biệt viết một bài bình luận mang tính an ủi. Bài viết nói, “lễ khai mạc Thế vận hội năm 2008, Trung Quốc muốn nói với thế giới 3 chữ ‘tôi là ai’; lễ khai mạc năm 2022, chúng ta đã không cần giải thích với thế giới rằng chúng ta là ai nữa.” Nghe nói bài viết này được lan truyền rộng trên mạng internet, khiến cho nhiệt huyết của rất nhiều ‘tiểu phấn hồng’ sôi sục. Tuy nhiên, nhìn từ một góc độ khác, những lời này đã phác họa một cách không thể rõ ràng hơn về đường cong biến đổi đang xảy ra ở Trung Quốc từ năm 2008 đến năm 2022:
Thứ nhất: Trung Quốc đúng là không cần giải thích với thế giới rằng bản thân họ là ai. Bởi vì thế giới đã bắt đầu thức tỉnh, biết rằng dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình và ĐCSTQ, Trung Quốc đã không còn tiếp tục có thể hướng đến dân chủ và cởi mở nữa, mà giống như lao điên cuồng trên con đường cùng, bắt đầu đi lùi lại về phương hướng chủ nghĩa phát xít;
Thứ hai: Còn một khả năng nữa, chính là Trung Quốc đã không cách nào giải thích với thế giới về vấn đề “tôi là ai” nữa. Bởi vì bản thân họ cũng không biết bản thân là ai, cũng không biết tương lai sẽ như thế nào.
Dù là từ góc độ nào, từ năm 2008 đến năm 2022, so sánh 2 kỳ Thế vận hội tại Bắc Kinh, đã phác họa ra cho chúng ta một đường cong từ thịnh đến suy. Đường cong này vô cùng rõ ràng.
Vương Đan
(Bài viết thể hiện lập trường và quan điểm của cá nhân tác giả. Bài gốc được Up Media trao quyền cho Vision Times đăng lại.)
Xem thêm:
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…
Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…