WHO: Không có bằng chứng bệnh nhân ‘tái nhiễm’ virus corona ở Trung Quốc

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã bác bỏ các báo cáo về “các ca tái nhiễm” virus corona chủng mới sau khi được điều trị khỏi bệnh viêm phổi Vũ Hán ở Trung Quốc.

Một y tá chuẩn bị thuốc cho bệnh nhân tại Bệnh viện Kim Ngân Đàn (Jinyintan) ở Vũ Hán, ngày 16/2/2020. (Ảnh: Cpt.kama/Shutterstock)

Người đứng đầu chương trình y tế khẩn cấp của WHO Maria Van Kerkhove đã bác bỏ thông tin về việc xảy ra các trường hợp bệnh nhân Trung Quốc bị tái nhiễm chủng virus corona mới (virus Vũ Hán, WHO đặt tên là SARS-CoV-2) sau khi được điều trị khỏi, theo SCMP.

“Từ những bằng chứng mà chúng tôi có được, những ca đó không phải là tái nhiễm”, bà Kerkhove nói. Bà cho biết các xét nghiệm ban đầu có kết quả âm tính để cho xuất viện có thể được thực hiện không chuẩn xác hoặc kết quả “nằm giữa ranh giới âm tính và dương tính”.

TQ: Diễn biến phức tạp, bệnh nhân “tái phát COVID-19” tại nhiều nơi

Trong thời gian vừa qua, Trung Quốc đã ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhân được chữa khỏi bệnh viêm phổi Vũ Hán (WHO gọi là COVID-19) nhưng sau đó lại bị cho là “tái nhiễm”.

Cụ thể, ngày 21/2, Trung tâm Y tế Lâm sàng Công ích Thành Đô (Chengdu Public Health and Medical Center) tại Tứ Xuyên Trung Quốc đã ra thông báo cho biết một bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán sống ở Vương Giang – Tấn Nguyên thuộc quận Cẩm Giang, trong thời gian cách ly sau khi xuất viện về nhà, xét nghiệm lại axit nucleic đã cho kết quả dương tính trở lại.

Ngày 25/2, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh tỉnh Quảng Đông cho biết, 14% bệnh nhân COVID-19 ở Quảng Đông có hiện tượng “dương tính trở lại”.

Ngày 27/2, trường hợp bệnh COVID-19 đầu tiên ở Từ Châu tỉnh Giang Tô, xét nghiệm axit nucleic sau khi xuất viện đã cho kết quả dương tính trở lại, ảnh hưởng đến ít nhất 65 người.

Hôm 2/3, hai người ở thành phố Thiên Tân được chữa khỏi COVID-19 đã được đưa trở lại bệnh viện 1 tuần sau đó vì xét nghiệm lại cho kết quả dương tính.

Cùng ngày, một người đàn ông ở Vũ Hán đã tử vong vì suy hô hấp chỉ 5 ngày sau khi được chữa khỏi bệnh và được xuất viện. 

Bệnh nhân COVID-19 tử vong sau khi xuất viện, truyền thông TQ xóa tin

Tại sao người bệnh lại xét nghiệm dương tính hai lần?

Giáo sư Jin Dong-yan, một nhà virus học từ Khoa Y học Li Ka Shing thuộc Đại học Hồng Kông cho biết, không phải là những người này bị nhiễm lần thứ hai, mà do các xét nghiệm không được thực hiện đúng cách ngay từ đầu, hoặc bệnh nhân bị nhiễm bệnh trong thời gian lâu.

Có nhiều yếu tố có thể khiến kết quả xét nghiệm không chính xác, bao gồm chất lượng của bộ kit thử, hoặc cách thu thập và lưu trữ mẫu thử, ông Jin nói.

Theo tiêu chí tại Trung Quốc, một người có thể được xuất viện nếu nhiệt độ cơ thể của họ bình thường trong vòng 3 ngày; không có vấn đề về hô hấp; và các tổn thương ở ngực trên chụp cắt lớp đã phục hồi đáng kể. Họ cũng phải cho kết quả âm tính trong hai xét nghiệm PCR liên tiếp, cách nhau ít nhất một ngày.

Wang Chen, người đứng đầu Viện Hàn lâm Khoa học Y khoa Trung Quốc, cho biết chỉ có 30 đến 50% các trường hợp được xác nhận có kết quả dương tính trong các xét nghiệm PCR, và mẫu phết họng có thể tạo ra kết quả âm tính giả.

Do đó, các cơ quan y tế của Trung Quốc đã đề nghị kết hợp lịch sử dịch tễ, các biểu hiện lâm sàng và hình chụp với xét nghiệm PCR trong chẩn đoán COVID-19.

Chuyên gia Hàn Quốc: WHO đang “lấy lòng Trung Quốc”

Giáo sư Greg Gray thuộc bộ phận bệnh truyền nhiễm tại Đại học Duke ở Hoa Kỳ và Singapore cho biết, rất có thể các xét nghiệm sai là nguyên nhân gây ra âm tính giả, trong đó một lý do đáng kể là mẫu thử có chất lượng kém (mẫu thử không được lấy sâu trong họng), hoặc lượng virus trên mẫu thử thi thu thập ở mức thấp. 

Zhang Zhan, một chuyên gia về hô hấp tại Bệnh viện Nhân dân thuộc Đại học Vũ Hán, cho biết bệnh nhân nên được xét nghiệm PCR 3 lần liên tiếp có kết quả âm tính mới được xuất viện chứ không phải 2 lần.

“Trong số 44 người đáp ứng các tiêu chí của Nhà nước để được xuất viện, 26 người đã xét nghiệm dương tính trong lần xét nghiệm thứ ba,” bà nói.

Bà Zhang cũng cho hay tỷ lệ xét nghiệm dương tính trong lần kiểm tra thứ 4 sau khi 3 lần trước đã cho kết quả âm tính là rất thấp.

Tại Thượng Hải, các bác sĩ cũng yêu cầu bệnh nhân phải có kết quả xét nghiệm âm tính từ mẫu thử ở hậu môn, để chắc chắn rằng virus không có trong phân của họ.

Xuân Lan (t/h)

Xem thêm:

Xuân Lan

Published by
Xuân Lan

Recent Posts

Có cách nào cải thiện tình trạng quần áo bị xù lông?

Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…

7 phút ago

Ý định của ông Trump trong việc muốn giải thể Bộ Giáo dục Mỹ

Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…

9 phút ago

Cựu Dân biểu Matt Gaetz rút lui khỏi vị trí ứng cử viên tổng chưởng lý

Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…

16 phút ago

Ông Trump bán cây đàn guitar có chữ ký với giá hơn 10.000 USD

Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…

35 phút ago

Bệnh tiểu đường gây tổn thương võng mạc như thế nào?

Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…

53 phút ago

Hungary sẽ triển khai hệ thống phòng không gần biên giới của Ukraine

Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…

2 giờ ago