Chuyên gia WHO: Nếu nhiễm bệnh tôi muốn được điều trị tại Trung Quốc
- Minh Tú
- •
Dịch ‘viêm phổi Vũ Hán’ lan rộng khắp toàn cầu, khiến dân chúng vô cùng phẫn nộ. Gần đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cử chuyên gia tới tìm hiểu tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc. Vào ngày 25/2, Bruce Aylward, cố vấn cấp cao của Tổng giám đốc WHO, người dẫn đầu một nhóm chuyên gia, vào ngày 25/2, trong một buổi họp báo tổ chức tại Geneve, đã hết lời ca ngợi biện pháp phòng dịch của Chính phủ Trung Quốc. Đồng thời ông tuyên bố rằng nếu bị nhiễm bệnh, ông cũng muốn ở lại Trung Quốc chữa trị. Bình luận này khiến ngoại giới náo động. Một cư dân mạng Đài Loan thẳng thắn bày tỏ, WHO đã hủ bại tới mức một chút trình độ chuyên nghiệp cũng không còn, Đài Loan căn bản không cần gia nhập vào tổ chức này.
CNA đưa tin, vào khoảng giữa tháng 2, WHO đã cử chuyên gia quốc tế tới Trung Quốc tìm hiểu tình hình ‘viêm phổi Vũ Hán’. Ngày 25/2, ông Bruce Aylward dẫn đầu một đoàn chuyên gia, trong một buổi họp báo tại Bắc Kinh đã tuyên bố, các biện pháp cách ly phòng dịch của Trung Quốc, trên thực tế đã được chứng minh rằng rất thành công.
Ông còn nói, rất nhiều người cho rằng vật tư y tế của Trung Quốc thiếu hụt, nhưng lần này, sau khi chứng kiến trình độ huy động vật tư của Trung Quốc, ông nói “Nếu bị nhiễm bệnh, tôi muốn được điều trị tại Trung Quốc.”
Phát biểu của ông Bruce Aylward khiến báo giới phải kinh ngạc. Sau đó khi ông vội vàng cho biết mình phải rời khỏi buổi họp báo để tới sân bay cho kịp chuyến bay. Một phóng viên đã đặt câu hỏi theo quy định những người từng tới Vũ Hán đều phải cưỡng chế cách ly 14 ngày, vì sao ông Bruce Aylward không những không phải cách ly, mà còn đáp máy bay rời khỏi đây?
Ông Bruce Aylward trả lời, ông không hề đi tới bất kỳ “điểm dịch” nào tại các bệnh viện ở Vũ Hán, hơn nữa buổi sáng cùng ngày ông đã được xét nghiệm virus corona.
Những lời này của ông đã vấp phải sự công kích mạnh mẽ từ phía dư luận. Ngoại giới cho rằng WHO đã giúp Chính phủ Trung Quốc che giấu dịch bệnh, một lời cũng không hé răng, ngược lại còn làm bệ đỡ cho chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Trên thực tế, từ khi dịch ‘viêm phổi Vũ Hán’ bùng phát tới nay, WHO đã nhiều lần bảo hộ cho chính quyền ĐCSTQ, không ngừng giúp đỡ chính quyền này giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, dấy lên làn sóng khiển trách từ dư luận quốc tế.
Tờ “The Washington Post” của Mỹ đã phê bình WHO thất trách trong việc ứng phó với dịch bệnh. ‘Viêm phổi Vũ Hán’ lan rộng khắp các tỉnh thành tại Trung Quốc, hơn nữa bằng chứng còn cho thấy quan chức ĐCSTQ bận rộn đối phó với “người thổi còi” (Bác sĩ Lý Văn Lượng, người tiết lộ sự thực về dịch bệnh), nhưng lại che giấu tình hình dịch bệnh. Trong khi đó Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus lại khen ngợi quá trình phòng dịch của Chính phủ ĐCSTQ là “công khai, minh bạch”.
Trong bài còn chỉ rõ rằng “cảm giác an toàn sai lầm” mà WHO tạo ra, là nguyên nhân chính đẩy nhanh nguy cơ lây lan dịch bệnh trên toàn cầu trong vòng một tháng qua.
Sau khi thông tin được truyền tới Đài Loan, cư dân mạng thi nhau để lại bình luận:
“Chuyên gia của WHO đã khiến toàn thế giới phải khiếp sợ hay chưa? Vị giáo sư Nhật Bản lên tàu Diamond Princess kiểm tra, sau khi xuống tàu đã tự cách ly 14 ngày. Chuyên gia WHO lại nói rằng mình đã được xét nghiệm dịch, không cần cách ly, còn muốn lên máy bay?”
“Dù xét nghiệm âm tính, thì trước khi ra khỏi vùng dịch cũng cần cách ly 14 ngày, xét nghiệm dương tính thì vào phòng bệnh áp suất thấp”, vị chuyên gia WHO này đang làm một tấm gương xấu.” (Phòng bệnh áp suất thấp là chỉ phòng bệnh có áp suất không khí trong phòng thấp hơn áp suất bên ngoài phòng. Đây là một điều kiện quan trọng mà WHO đặc biệt coi trọng khi cấp cứu bệnh nhân SARS.)
“WHO đã hủ bại tới mức một chút trình độ chuyên nghiệp cũng không còn, Đài Loan căn bản không cần gia nhập vào tổ chức này. Hiện giờ là WHO cần Đài Loan, không phải Đài Loan cần WHO.”
“’Viêm phổi Vũ Hán’ đã trở thành đại dịch rồi, được chứ? Dịch bệnh đã lan rộng tới 38 quốc gia trên toàn cầu, WHO còn ba hoa gì nữa?”
Được biết, đoàn chuyên gia của WHO vào ngày 16/2 từng tới thị sát tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc. Tuy nhiên, mãi tới ngày 23 mới đến thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, nơi tâm dịch nghiêm trọng nhất. Trước đó, nhóm chuyên gia đã có lần bỏ qua Vũ Hán, chỉ tới Bắc Kinh, Quảng Đông và Tứ Xuyên tìm hiểu dịch bệnh.
Minh Tú
Xem thêm:
Từ khóa COVID-19 Bruce Aylward WHO Tổ chức Y tế Thế giới virus corona viêm phổi Vũ Hán 2019-nCoV